Tổ Chức Các Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường Và Hst‌

+ Đường Hàm Kiệm- Thuận Quý-Kê Gà: Dài 17 km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.‌

+ Tuyến Hàm Kiệm- Tiến Thành: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng

bằng. bằng. bằng.


+ Tuyến Tân Thuận- Hòn Lan: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng


+ Tuyến Hàm Minh- Thuận Quý: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng


+ Tuyến Kê Gà- Mỹ Thạnh: Xây dựng, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng và khu tái định cư tại Tân Thành để bố trí di dời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

các hộ dân bị giải tỏa trong khu vực bố trí các dự án du lịch

- Đầu tư các dự án về môi trường: xây dựng hệ thống thu gom chất thải, rác thải, khí thải cho khu du lịch Suối Nhum-Kê Gà, đầu tư trồng cây xanh ven biển khu vực Thuận Quý- Kê Gà, tiến hành rà soát lập dự án đầu tư tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, khôi phục một số làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch.

Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững - 13

- Thiết kế hệ thống nước thải chung một cách đồng bộ nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái trên toàn khu vực.

- Cần tập trung thi công và nâng cấp các tuyến đường nối thông các khu du lịch rừng, biển, núi và suối nước nóng với nhau vừa tạo điều kiện để phát triển du lịch đồng thời tạo điều kiện nối các tour, tuyến du lịch để tăng thời gian lưu trú của khách vừa để phát triển dân sinh kinh tế.

- Phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng… đáp ứng nhu cầu du khách.

3.3.8. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và HST‌


Môi trường sinh thái chính là không gian cho phát triển DLST. Bảo vệ môi trường và HST chính là giải pháp tất yếu để hướng tới sự phát triển DLST bền vững. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các nhà quản lý, nhà đầu tư, cộng đồng địa phương và cả khách du lịch.

Đối với công tác quản lý bảo vệ môi trường

- Thường xuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án triển khai trong khu vực quy hoạch phát triển DLST của huyện. Xây dựng các trạm quan trắc môi trường, kiểm soát số lượng và thành phần chất thải, nước thải, khí thải vào môi trường. Thành lập đôi chuyên trách môi trường để làm nhiệm vụ thu gom rác thải tại các khu DLST. Tiến hành thu lệ phí môi trường để gắn trách nhiệm của cơ sở kinh doanh với môi trường. Có chế tài xử phạt cụ thể về vấn đề thu gom xử lý nước và rác thải tại các khu, điểm du lịch.

- Trong khi chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung, các dự án đầu tư phát triển du lịch phải thiết kế xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải nội bộ đảm bảo nước sau khi thải ra môi trường phải đạt chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn nước thải.

- Việc khai thác nguồn nước ngọt dưới đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có thiết kế theo dự án đầu tư được duyệt nhằm bảo đảm khai thác sử dụng lâu bền và hợp lý.

- Thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng non, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển và khu vực trong khu bảo tồn (do đã bị xâm canh) để phục vụ khách tham quan.

- Phải có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp ở từng khu vực, đặc biệt chú ý vùng bờ biển gần các khu du lịch có nguy cơ bị sa mạc hóa, gây tác động không tốt đến sự phát triển của khu du lịch và kinh tế khu vực.

- Tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội về công tác bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động DLST.

- Tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Xây dựng mô hình bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Ban hành quy chế về kiến trúc cảnh quan đối với các khu DLST cũng như trong vấn đề sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

- Hướng dẫn viên DLST phải có kiến thức về BTTN, đa dạng sinh học, du lịch và văn hóa bản

địa.

- Đẩy mạnh phát triển DLST để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương

nhằm giảm thiểu tác động của cộng đồng địa phương đối với HST môi trường.

- Quy định những đóng góp cụ thể về tài chính, giáo dục, xử lý môi trường. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích để thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

- Nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng trong khu vực nhằm giúp họ thoát khỏi điều kiện đói nghèo, giải quyết việc làm cho người dân từ các hoạt động du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền

nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Xây dựng bộ máy tuần tra kiểm soát tài nguyên – môi trường trong toàn khu vực dựa vào cộng đồng.

- Xây dựng mô hình DLST theo hướng bền vững thí điểm, trên cơ sở phối hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Đây chính là cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng đại trà.

Đối với nhà đầu tư

- Yêu cầu nhà đầu tư phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường với chính quyền sở tại và người dân địa phương, trong đó nêu rõ những điều kiện thỏa thuận trong việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình vận hành.

- Khuyến khích nhà đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

- Tổ chức phân loại rác thải và tiến hành thu gom rác thải theo đúng quy định; xử lý nước thải nhằm tiết kiệm nước và không gây ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây dựng tài liệu và thông tin chỉ dẫn cho khách du lịch biết đến nền văn hóa và các phong tục địa phương, cũng như các quy định về bảo vệ tài nguyên.

- Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người bản địa vì họ là những người không những có hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa, mà còn hiểu rõ về khu vực và những phong tục tập quán của cộng đồng địa phương nơi đây, nhờ đó sẽ hạn chế được những hành động của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường văn hóa bản địa.

- Tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia vào những hoạt động bảo tồn môi trường với người dân địa phương.

Đối với cộng đồng địa phương

- Đề xuất cơ chế chia sẻ quyền lợi công bằng đối với cộng đồng địa phương, kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

- Truyền đạt những kiến thức về DLST và du lịch bền vững cho cộng đồng, qua đó vận dụng tích cực tham gia hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như: giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm.

- Tổ chức các cuộc thi trên truyền hình địa phương cũng như thông qua các bài viết tìm hiểu về quê hương, văn hóa, con người và môi trường sinh thái của huyện làm cơ sở thu hút sự quan tâm, tìm tòi học hỏi kiến thức về môi trường của cộng đồng với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

- Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm dân gian trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên.

Đối với khách du lịch

- Phát tờ rơi hướng dẫn về các quy định cụ thể về trách nhiệm của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.

- Khuyến khích khách du lịch sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ có khả năng phân hủy cao và ít làm tổn hại đến môi trường.

- Giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường cùng với cộng đồng địa phương.

3.3.9. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong hoạt động DLST‌


- Tăng cường triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện. Chuẩn hóa các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế về trang thiết bị phục vụ.

- Áp dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, hệ thống vệ tinh về môi trường, xây dựng các điểm quan trắc giám sát môi trường. Kịp thời ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trong giai đoạn khởi phát.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các điểm du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 1400… như giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải và sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong việc thu nhặt và xử lý chất thải, đặc biệt là các chất thải trên các bãi biển có nhiều khách du lịch tham quan, xử lý và giảm thiểu các chất thải làm ô nhiễm môi trường.

- Nghiên cứu trên khai áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới trong vấn đề xử lý rác thải, nước thải và ô nhiễm môi trường.

3.3.10. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST‌


- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh du lịch xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của huyện Hàm Thuận Nam. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm DLST.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động du lịch để cho người dân hiểu, biết cách làm du lịch, tiến tới xã hội hóa du lịch.

- Tiếp tục tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ để giải quyết việc làm ổn định cho cộng đồng địa phương, góp phần đảm bảo cuộc sống, bình ổn kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển du lịch của huyện.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của các ngành và toàn xã hội trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch để phát triển bền vững.

- Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào việc phát triển du lịch hoặc tham gia thảo luận những kế hoạch phát triển du lịch có liên quan đến đời sống của họ.

3.4. Một số kiến nghị‌


Đối với UBND tỉnh Bình Thuận

- Ban hành nhiều quy chế ưu đãi cho đầu tư vào lĩnh vực DLST : ưu tiên phát triển DLST ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường, các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLST, phát triển làng nghề truyền thống và dạy nghề cho cộng đồng. Xem xét, ưu tiên vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là DLST ; có chính sách thuế ưu đãi về thuế, tiền thuê đất... cho các dự án DLST.

- Căn cứ kết quả đề án để quyết định phê duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, cũng như xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cần cương quyết hơn đối với các dự án không vướng bồi thường giải tỏa, nhưng chậm triển khai, nên thu hồi dự án theo qui định của pháp luật.

- Có kế hoạch sớm đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch du lịch (giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, …) nhằm tạo điều kiện cho các dự án du lịch triển khai xây dựng. Ưu tiên trong công tác quảng bá tuyên truyền về du lịch trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.

- Có biện pháp thẩm định và theo dõi các dự án đầu tư loại hình DLST nhằm đảm bảo công tác đầu tư thực sự có chất lượng và đi đúng hướng.

- Xem xét ưu tiên vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bình Thuận

- Lập Quy hoạch tổng thể và chi tiết tới từng khu, điểm DLST để làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Xây dựng thí điểm mô hình DLST gắn với bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng địa phương, làm cơ sở để rút kinh nghiệm, nhân rộng đại trà.

- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá các sản phẩm DLST; chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST. Biên soạn chương trình đào tạo cộng đồng tham gia, nâng cao kiến thức quản lý trong lĩnh vực DLST và giám sát hoạt động DLST.

- Có biện pháp thúc đẩy sự kết nối các điểm du lịch trong tỉnh nhằm tăng thêm sự phong phú đa dạng, hấp dẫn du khách trong chuyến hành trình đến với Bình Thuận.

Đối với Sở Tàn nguyên & Môi trường

- Xây dựng mô hình bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các công nghệ sạch làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư.

Đối với UBND huyện Hàm Thuận Nam

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhà nước về quản lí DLST ở các cơ quan, ban ngành của huyện và xã có liên quan đến hoạt động du lịch.

- Huyện cần sớm có qui hoạch và khuyến khích, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia tham gia học các khóa đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan; nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và DLST hiện nay.

- Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, có như thế người dân mới ủng hộ với hoạt động du lịch.

- Hàng năm, UBND huyện cần xem xét cân đối một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện để chi cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ một phần cho chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng, giải toả đền bù; chi hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và một số hoạt động khác nhằm tạo điều kiện cho kinh tế du lịch trên địa bàn huyện hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn.

- Tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các cơ quan truyền thông: đài truyền hình, báo chí, Intrenet... để đưa hình ảnh du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

- Xây dựng quy chế và có kế hoạch thường xuyên giáo dục sâu rộng trong nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với đảm bảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong hoạt động du lịch.

- Xây dựng các khu vui chơi giải trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm tính đồng bộ, đặc sắc của sản phẩm du lịch ở huyện Hàm Thuận Nam.

- Tăng cường quản lý giá cả các dịch vụ ở nhà nghỉ, nhà hàng và các khu du lịch để thu hút du khách ngày càng đông hơn và tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động du lịch.

Đối với Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin lên quan đến các hoạt động du lịch của từng khu du lịch trên địa bàn huyện để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời.

- Phát huy tốt hơn nữa vai trò là chiếc cầu nối giữa các khu du lịch với UBND huyện, với Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Thường xuyên tổ chức làm việc với các ngành liên quan của Huyện, tổ chức gặp mặt các chủ đầu tư để nắm tình hình, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển du lịch huyện nhà.

- Phải lập các báo cáo tổng hợp ít nhất hai lần trong năm về tình hình hoạt động, số lượt khách, doanh thu, các sản phẩm nổi bật... của các khu du lịch để trình lên UBND huyện, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Bên cạnh, phải xây dựng được chương trình hành động trong từng thời điểm cụ thể để có các sơ kết và định hướng chỉ đạo cho các địa phương thực hiện.

- Tiếp cận để giải thích và thuyết phục cộng đồng địa phương tạo điều kiện cho công tác đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái.

Đối với nhân dân địa phương

- Cần có sự phối hợp, ủng hộ các phong trào nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch sinh thái.

- Có thái độ ứng xử thân thiện với du khách, nhằm góp phần tạo nên sự gần gũi, mến khách rất cần thiết cho hoạt động du lịch sinh thái.

Tóm lại, DLST là một LHDL mới mang trong mình sự PTBV; là LHDL được quan tâm, ưu tiên trong các chiến lược phát triển du lịch của thế giới, Việt Nam, tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Hàm Thuận Nam.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng DLST, các định hướng phát triển du lịch và DLST Hàm Thuận Nam luôn bám sát các định hướng chiến lược phát triển KT – XH và du lịch của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển KT – XH của huyện. Đồng thời, đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc phát triển DLST theo hướng bền vững.

Để thực hiện các định hướng và mục tiêu đề ra, nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, thông qua các giải pháp khoa học, hợp lý theo từng khu vực, giai đoạn. Các giải pháp xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, về kinh tế - môi trường - xã hội được xác lập ở trên phải được thực hiện đồng bộ mới có thể xây dựng được loại hình DLST thực thụ cho Hàm Thuận Nam, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023