Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

TRẦN VÕ HẢO KHAI THÁC ẨM THỰC CỦA BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN 1


TRẦN VÕ HẢO


KHAI THÁC ẨM THỰC CỦA BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã ngành: 60340103


TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

TRẦN VÕ HẢO KHAI THÁC ẨM THỰC CỦA BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN 2


TRẦN VÕ HẢO


KHAI THÁC ẨM THỰC CỦA BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã ngành: 60340103


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU


TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU


Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 4 năm 2018.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:


TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Trần Văn Thông

Phản biện 1

3

TS. Trần Đức Thuận

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Thành Long

Ủy viên

5

TS. Đoàn Liêng Diễm

Ủy viên, Thư ký

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch - 1


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).


Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn



PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

VIỆN ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, ngày …..tháng….. năm ……


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: Trần Võ Hảo. Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 25/4/1987. Nơi sinh: Phù Cát, Bình Định Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. MSHV: 1541890010

I- Tên đề tài:

Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch.

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Thực hiện đề tài thạc sĩ “ Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch” bằng các phương pháp: (1) Phương pháp thống kê; (2) Phương pháp quan sát thực địa nhằm ghi nhận thói quen tiêu dùng của du khách; (3) Phương pháp điều tra xã hội bằng phiếu hỏi; (4) Phương pháp phân tích tổng hợp.

Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc khai thác nền ẩm thực phục vụ cho việc phát triển du lịch.

Phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc khai thác nền ẩm thực phục vụ cho việc phát triển du lịch ở Bình Định.

Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm khai thác nền ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch một cách hiệu quả.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017.

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/11/2017.

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Xuân Hậu.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


PGS. TS. Phạm Xuân Hậu

PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng, công bố trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và chưa từng được ai sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2017

Học viên thực hiện


Trần Võ Hảo


LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, học viên đã nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích nhờ vào quá trình giảng dạy hết sức tâm huyết của quý thầy, cô giáo; cho phép học viên được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô giáo.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tâm của thầy PGS. TS. Phạm Xuân Hậu, cho phép học viên được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, những người chủ doanh nghiệp và du khách đã tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn để làm nguồn dữ liệu tin cậy mà học viên sử dụng trong luận văn; học viên xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ hết sức quý giá này của mọi người.

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, học viên đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu và những lời động viên kịp thời của gia đình và bạn bè, giúp tiếp thêm động lực cho học viên trên con đường học vấn; học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến với mọi người.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2017

Học viên thực hiện


Trần Võ Hảo


TÓM TẮT

Bất kỳ ai trong chúng ta khi tham gia vào một chuyến đi du lịch thì ngoài việc mong muốn được đến những vùng đất mới; trải nghiệm những dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn; được lưu lại những bức ảnh đẹp với những người dân bản xứ thú vị, với phong cảnh độc đáo ở những nơi đến tham quan thì việc khám phá những nét văn hoá nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng của vùng đất mình ghé qua cũng là một nhu cầu hết sức hiển nhiên. Sẽ thật vô ích, phí phạm thời gian, công sức và tiền của biết bao nhiêu nếu như bạn đặt chân đến một nơi nào đó và ra đi mà vẫn chẳng hiểu thêm gì về nơi ấy, không có bất kỳ kỷ niệm nào với những người dân sống ở tại đó, không ghi nhận gì thêm về những trải nghiệm, khác biệt về phong tục tập quán, văn hóa giữa nơi bạn đến du lịch và nơi cư trú thường xuyên của bạn.

Đối với ngành du lịch thì nền văn hóa ẩm thực có thể xem như “một vị đại sứ” trong việc quảng bá cho ngành. Tỉnh Bình Định có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này phục vụ cho phát triển du lịch còn rất hạn chế. Hiện nay, ngành du lịch của tỉnh đang khai thác du lịch chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên như du lịch biển đảo, tham quan các thắng cảnh đẹp ở địa phương; mảng du lịch văn hóa mới chỉ khai thác du lịch văn hóa Chămpa, du lịch văn hóa - lịch sử gắn với Hoàng đế Quang Trung, du lịch văn hóa - tâm linh gắn với các ngôi chùa, nhà thờ nổi tiếng ở tỉnh. Riêng việc khai thác nền ẩm thực tuy có nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ. Do đó, trong phạm vi của đề tài “Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch” tác giả đi sâu trong việc phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng của nền ẩm thực của Bình Định, chỉ ra nền ẩm thực Bình Định hiện đang nắm giữ nguồn sức mạnh gì, nhưng đang bị cản trở, chưa phát triển tốt do nguyên nhân gì? Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp có tính khả thi như nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, tăng cường năng lực của đội ngũ lao động trong ngành, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và quảng bá để góp phần khai thác nền ẩm thực của Bình Định phục vụ cho việc phát triển du lịch.


ABSTRACT

Everyone takes part in a trip, in addition to looking forward to new lands, unique landscapes, new experience and attractive services; capturing beautiful pictures with interesting local people. We also explore the culture in general and culinary culture of the land in particular. They are very obvious needs. It will be useless, wasting time, effort and money if you come to a place and leave but still do not know anything about there, you do not have any memories with the the people who living there, you do not record any experience, differences from custom and culture between your place of residence and your hometown.

For the tourism industry, culinary culture can be considered as an "ambassador" in promoting the industry. Binh Dinh Province has a rich culinary culture and unique. However, the exploitation of potentiality for tourism development is also limited. Currently, the tourism industry of the province is mainly exploiting tourism based on natural resources such as islands tourism, visit the beautiful locality landscapes; cultural tourism is only the Cham cultural tourism, cultural tourism - history is associated with the Quang Trung Emperor, cultural tourism - spirituality is associated with the famous local pagodas and churches. Particularly, culinary culture has lots of potentiality but still left open. Therefore, within the scope of the topic "Exploiting culinary in Binh Dinh province for developing tourism", the author goes deeply in analyzing and evaluating the potential and reality of culinary in Binh Dinh province. What is the source of strength in Binh Dinh cuisine, but why it is being obstructed, not developed well? Since then, the author has proposed feasible solutions such as improving the efficiency of state management, enhancing the capacity of the labor force in the sector, investing heavily in technical infrastructure, gaining further propaganda and promotion to exploiting the culinary in Binh Dinh for the effective development of tourism.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí