Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13


3.3.1 Về phía Bộ công thương

Xây dựng, ban hành ngay "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô".

Chỉ đạo thực hiện Chương trình và các giải pháp phát triển sản xuất ô tô đến năm 2010

Chủ trì thẩm tra các dự án đầu tư mới sản xuất, lắp ráp ô tô có sử dụng vốn nhà nước của 4 doanh nghiệp nhà nước nòng cốt, trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và cho phép thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng theo nội dung dự án đã xây dựng.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với sản phẩm ô tô và phụ tùng để bảo vệ thị trường trong nước.

Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tạo điều kiện giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

3.3.2 Về phía Bộ Khoa học Công nghệ

Xây dựng, ban hành Quy định về phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô làm cơ sở để xác định mức khuyến khích hỗ trợ trong đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng ô tô và phụ tùng đối với các loại xe lưu hành trong nước; các quy định mang tính chất rào cản kỹ thuật để ngăn chặn việc sản xuất, lắp ráp và lưu hành các loại ô tô chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Hướng dẫn việc chuyển giao tiếp nhận công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng nhằm đảm bảo công nghệ được chuyển giao thực sự là công nghệ tiên tiến.

Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13

3.3.3 Về phía Bộ Tài Chính

Ban hành ngay biểu thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để thay thế cho việc tính thuế theo bộ linh kiện dạng CKD, IKD phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu; phối hợp với Bộ Thương mại đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

3.3.4 Về phía Bộ Giao thông Vận tải

Rà soát, hoàn thiện và ban hành ngay các quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, an toàn đối với ô tô xuất xưởng và nhập khẩu (quy định về đăng kiểm phương tiện cơ giới) theo hướng nâng cao chất lượng và độ an toàn ô tô, thay cho các quy định hiện hành không còn phù hợp.

3.3.5 Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp ô tô theo Chiến lược và Quy hoạch được duyệt, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện. Kiểm tra và giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô theo đúng giấy phép và các quy định của pháp luật hiện hành.

3.3.6 Về phía Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô trên địa bàn tỉnh, thành phố mình (nếu có) và giám sát việc thực hiện dự án theo nội dung đã xây dựng và đăng ký.

Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành chức năng phối hợp rà soát công tác đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp quy hoạch


và đáp ứng các quy định của "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô". Chỉ đạo Sở Công nghiệp định kỳ báo cáo về Bộ Công nghiệp tình hình hoạt động của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô.

3.3.7 Về phía Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam

Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức việc phối hợp giữa các doanh nghiệp cơ khí tham gia sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng nhằm nâng cao tính hợp tác - liên kết và tính chuyên môn hoá trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng.

Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô theo đúng Chiến lược và Quy hoạch được duyệt.


KẾT LUẬN


Hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi tất yếu của Việt Nam nhằm mục đích phát triển kinh tế ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam là một ngành còn non trẻ, ngay từ khi ra đời đã được sự hỗ trợ dìu dắt của Nhà Nước. Cũng vì thế mà đến nay ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang trong tình trạng công nghệ lắp ráp giản đơn, năng lực sản xuất thấp, xe sản xuất ra không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng…Theo các chuyên gia, có 3 điều kiện để có được ngành công nghiệp ô tô là thị trường, con người và kỹ thuật. Trong 3 điều kiện đó Việt Nam có 2 là thị trường và con người. Theo tính toán thị trường ô tô rất tiềm năng với mức tiêu thụ có thể đạt 1 triệu xe/năm. Con người người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu óc sáng tạo. Chúng ta thiếu vấn đề kỹ thuật. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới và trong khu vực đầu tư rất nhiều vào việc nâng cao trình độ công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra những chiếc xe đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thế giới, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung; thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng nhiên liệu thấp, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Điều này chứng tỏ sự yếu kém trong khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đương đầu với những thách thức cạnh tranh rất lớn, và nguy cơ bị gạt ra khỏi cuộc đua của toàn cầu là không ít. Nhận thức được thực trạng này, chúng ta cần có những định hướng và giải pháp cụ thể, hiệu quả để phát triển ngành công nghiệp ô tô, để ngành này có thể tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế đến thấp nhất những khó khăn thách thức khi hội nhập khu vực và thế giới. Do đó, không chỉ Nhà nước có những chính sách hợp lý


như loại bỏ dần chính sách bảo hộ, chính sách nội địa hoá cụ thể, chính sách đầu tư…mà chính các doanh nghiệp cũng phải cải cách mình như nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Từ đó, sẽ dần hình thành được ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh, có đủ sức cạnh tranh và thích ứng tốt với xu hướng phát triển trên thế giới.

Trên đây là những ý kiến, nghiên cứu của tác giả về Khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thể hiện những nỗ lực của tác giả với mong muốn góp phần tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi đúng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn để hoàn thiện khoá luận này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Akira Suechico, Hiện đại hoá kiểu đi tắt đón đầu và chính sách công nghiệp- Kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan.

2. Báo cáo của VDF (2006), Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản.

3. Biến động nền kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

4. Diễn đàn phát triển Việt Nam, Kenichi Ohno và Mai Thế Cường (2004), Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam- Những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành.

5. Hoàn thiện chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam (2005), NXB Lý luận chính trị Hà Nội, 55-56

6. KS. Đào Phan Long (2005), Nghiên cứu trao đổi về ô tô Việt Nam, Tạp chí cơ khí Việt Nam số 99 và 101.

7. TS.Nguyễn Anh Tuấn và TS.Nguyễn Văn Lịch (2005), Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

8. Nguyễn Thái Dương (2006), Mọi con đường đều dẫn đến “Detroit Châu Á”, Tạp chí công nghiệp ô tô Việt Nam số tháng 5/2006

9. Tổng cục thống kê (2006), Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, NXB Thống kê.

10. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

11. Viện hợp tác nghiên cứu ASEAN (2001), Khu vực mậu dịch tự do và doanh nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.


12. Xuân Sơn (2006), Kinh doanh ô tô trước thềm hội nhập CEPT/AFTA- Những điều bạn nên biết, Tạp chí công nghiệp ô tô Việt Nam số tháng 5/2006.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

13. McKee, Daryl, Konell, Sid (1993), Product Adaptability: Assessment and strategy, The Journal of Product and Brand Management.

14. Mori, Junichi (2005). Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis at Tuft University.

15. Nag, B; Banerjee.S & Chaterjee.R (2007). Changing Features of the Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market Structure in Selected Countries, Asia-Pacific Research and Training Network on Trade Working Paper Series, No. 37, July 2007.

16. Nguyen, Bich Thuy (2007). Industrial Policies as Determinant of Localization: The Case of Vietnamese Automobile Industry, PhD thesis at Waseda University.

17. Nguyen, Xuan Chuan (2006). World automotive industry and Vietnam, Autopetro 2006.

18. Sturgeon, Jimothy. (1998). The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy, Research paper of International Motor Vehicle Program, Massachusetts Institute of Technology, Retrieved March 31, 2008 from the World Wide Web http://www.unido.org/filestorage/download?file_id=40538.

19. Tran, Thuy. (2008). Auto production goes up, prices go down. Retrieved April 2, 2008 from the World wide web http://english.vietnamnet.vn/biz/2008/01/764406/


III. CÁC WEBSITE

20. http://www.moi.gov.vn

21. http://www.mot.gov.vn

22. http://www.mof.gov.vn

23. http://www.dddn.com.vn

24. http://www.gso.gov.vn

25. http://vneconomy.com.vn

26. http://www.dantri.com.vn

27. http://www.cpv.org.vn 28.http://www.oica.net

29. http://www.sggp.org.vn

30. http://www.vdf.org.vn

31. http://www.vietnamcar.com

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí