Đặc Điểm Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty:



Tổng lợi nhuận trước thuế.

Chi phí khác.


Lợi nhuận sau thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp.


Phân chia cổ tức. Trích lập các quỹ.

Thu nhập giữ lại.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Thiên như năm 2015 - 5

(Nguồn: Kế toán thương mại dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu)

Xác định doanh thu thuần và kết chuyển tính kết quả kinh doanh:

Doanh thu thuần được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Ngoài ra các khoản thuế gián thu theo quy định của chế độ kế toán cũng được trừ ra khỏi doanh thu để xác định doanh thu thuần, đó là thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có).

Đối với công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng hóa – (Chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trả lại + Giảm giá hàng bán) – (Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)

Đối với công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng hóa – (Chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trả lại + Giảm giá hàng bán) – (Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT trực tiếp).

Trong đó:

Khoản thuế xuất khẩu thường phát sinh theo thời điểm xuất khẩu và do đó kế toán đã ghi nhận trong kỳ.

Các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT trực tiếp được tính và ghi nhận cuối

kỳ.


Các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,

giảm giá hàng bán được kế toán tập hợp trên các sổ cái tài khoản tương ứng, cuối kỳ kết chuyển làm giảm doanh thu một lần.

Tổng hợp chi phí và kết chuyển để tính kết quả kinh doanh

Trong giới hạn về hoạt động mua bán hàng hóa, chi phí tương ứng kết chuyển bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối kỳ

kế toán tập hợp chi phí trên các sổ cái tài khoản tương ứng, rồi kết chuyển tính kết quả kinh doanh.

Xác định kết quả kinh doanh: Sau khi cân đối các khoản doanh thu thuần và tổng chi phí trên tài khoản 911, kế toán ghi các bút toán kết chuyển lãi và lỗ.

2.5.4. Nguyên tắc hạch toán.

Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác;...Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,...(nếu có nhu cầu).

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

2.5.5. Sơ đồ hạch toán

Kết chuyển giá vốn hàng bán.

635, 641, 642

Kết chuyển chi phí kinh doanh.

Kết chuyển doanh thu thuần.

515

Kết chuyển doanh thu tài chính.

811

711

Kết chuyển chi phí khác.

Kết chuyển thu nhập khác.

421

421

Kết chuyển lợi nhuận thuần.

TK 821 (1) chi phí thuế thu nhập DN

Kết chuyển lỗ thuần.

632 911 511


2.5.6. Phương pháp kế toán:

(1) Cuối kỳ thực hiện kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh:

Nợ 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 911: Xác định kết quả kinh doanh

(2) Kết chuyển giá vốn hàng bán đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 632: Giá vốn hàng bán

(3) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác: Nợ 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ 711: Thu nhập khác

Có 911: Xác định kết quả kinh doanh.

(4) Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác: Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 635: Chi phí tài chính Có 811: Chi phí khác.

(5) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ: Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 641: Chi phí bán hàng

Có 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

(6) Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

(7) Tính và kết chuyển lãi lỗ:

Nếu lãi:

Nợ 911: Xác dịnh kết quả kinh doanh Có 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Nếu lỗ:

Nợ 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Có 911: Xác định kết quả kinh doanh

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHÂU THIÊN NHƯ

3.1. Giới thiệu chung

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trong nền kinh tế hiện nay với xu hướng hội nhập và mở cửa bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Để tồn tại và phát triển công ty TNHH Châu Thiên Như luôn nắm bắt được cơ hội kịp thời và điều chỉnh bản thân công ty phù hợp với sự phát triển của thị trường. Tuy chỉ là công ty còn non trẻ trong kinh nghiệm nhưng đã đang dần trưởng thành hơn, tạo được niềm tin cho khách hàng và góp phần không nhỏ trong sự phát triển của tỉnh và đất nước.

Công ty TNHH Châu Thiên Như đã được hình thành từ nền tảng của công ty TNHH Châu Đức Lương, với việc bắt đầu kinh doanh trong năm 2014 tại Việt Nam. Công ty TNHH Châu Thiên Như đã được thành lập để giúp khách hàng trong mảng thiết kế, xây dựng và cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng nhà ở, song song đó, công ty còn hỗ trợ bên một số mảng thiết yếu trong xây dựng như vận tải hàng hóa,.....

Công Ty TNHH Châu Thiên Như đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 4 năm 2014 và đăng ký thay đổi ngày 12 tháng 5 năm 2015.

Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công Ty TNHH Châu Thiên Như

Địa chỉ: 66 Trần Hầu, khu phố 1, phường.Bình San, Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang

Điện thoại: 0984191665

Mã số doanh nghiệp: 1701955754

Trong quá trình hoạt động, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, công ty cũng đã thích nghi với cơ chế mới. Công ty đổi mới trong cách đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay.

3.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:

3.1.1.2.1. Nhiệm vụ:

Phương thức hoạt động của công ty là cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho công trình nhà ở, thiết kế nhà ở theo nhu cầu của khách hàng, vận tải hàng hóa theo hợp đồng,....

Tuân thủ chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.

Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thực hiện phân phối lao động, tổ chức chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ tài sản của công ty, đảm bảo an toàn lao động.

Thực hiện tốt chính sách về tiền lương, công tác đào tạo nâng cao tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và chịu mọi trách nhiệm về mọi sản phẩm do mình làm ra.

3.1.1.2.2. Quyền hạn

Được quyền giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế, liên doanh hợp tác đầu tư tạo ra sản phẩm có chất lượng, nghiên cứu những ứng dụng thực tiễn.

Được quyền vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty. Được quyền tham gia hoạt động quảng cáo.

Được quyền tuyển chọn ngành nghề của công ty, tổ chức bộ máy của công ty, áp dụng các hình thức trả lương theo quy định và phù hợp với pháp luật.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:

Với số vốn điều lệ là 10.000.000.000 đồng. Công ty đã kinh doanh các ngành nghề sau:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.

Chi tiết: bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, màu, véc ni, kính xây dựng, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi và vật liệu xây dựng khác, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong

các cửa hàng chuyên doanh.

4752 (Chính)

2

Xây dựng nhà các loại

4100

3

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Chi tiết: vận tải hàng hóa bằng ôtô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)

4933

4

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

Chi tiết: vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới

5022

5

Chuẩn bị mặt bằng

4312

6

Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: bán buôn thủy sản, rau quả

4632

7

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.

2395

3.2. Cơ sở vật chất và nhân lực, thị trường tiêu thụ:

3.2.1. Cơ sở vật chất:

Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, trong đó:

Máy pha sơn: 3 chiếc.

Máy chuyên dụng dùng ngành tôn: 3 chiếc.

Phương tiện vận tải lớn nhỏ: 30 chiếc.

Máy chuyên dụng trong nhà cửa, đất đai: 2 chiếc.

Sà lan: 2 chiếc.

Nhà xưởng, đất đai: diện tích nhà xưởng đang sử dụng là 5.390 m2, trong đó:

Khu 1: (Văn phòng, hàng hóa mẫu): 196 m2.

Khu 2: (Bộ phận chuyển giao hàng hóa + Kho tôn): 1.347m2.

Khu 3: (Trạm phương tiện vận tải): 1.380 m2.

Khu 4: (Kho vật liệu xây dựng): 2.467 m2.

3.2.2. Nguồn lao động:

Lực lượng nhân công là 66 người. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 6 người, cán bộ có trình độ cao đẳng là 12 người, trình độ trung cấp là 26 người và công nhân là 22 người. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của công ty có trình độ chuyên môn ổn định, có khả năng tiếp cận các công nghệ thông tin mới phát triển phục vụ cho việc kinh doanh. Không những thế đội ngũ của nhân viên công ty còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong toàn bộ quá trình mua hàng từ khâu mua bán, giao hàng đến các dịch vụ sau bán.

Lực lượng nhân công được phân ra ở các bộ phận khác nhau, với tay nghề giỏi, am hiểu chuyên môn kỹ thuật, công ty luôn hoạt động tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lớn mạnh của công ty.

Để đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược phát triển đã đề ra, công ty luôn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng từ nhiều nguồn các ứng viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và các sinh viên vừa tốt nghiệp, có năng lực, kiến thức chuyên ngành tốt. Bộ phận nhân sự của công ty đang từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển văn hóa công ty để xây dựng công ty thành một tổ chức làm việc có tác phong chuyên nghiệp, văn hóa và môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

STT

Thị Trường

Tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường

1

Việt Nam

83%

- Nội tỉnh

56%

- Ngoại tỉnh

27%

2

Campuchia

17%


3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Châu Thiên Như

Hiện nay công ty có 2 địa điểm kinh doanh trực thuộc bao gồm:

Tên địa điểm

Địa chỉ địa điểm

Mã số địa điểm

Địa điểm kinh doanh công

ty TNHH Châu Thiên Như

Tổ 6, đường Kim Dự, P.Tô Châu, Thị

xã Hà Tiên, Kiên Giang

00001

Địa điểm kinh doanh công

ty TNHH Châu Thiên Như

số 06, đường tỉnh lộ 28, ấp Bà Lý, Xã

Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang.

00002


3.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tổ chức bộ máy của công ty, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc, dưới là các phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty


BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC

PHÒNG KẾ HOẠCH

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

3.3.2. Chức năng của các phòng ban trong công ty

Các bộ phận có chức năng tham mưu giúp cho giám đốc thực hiện tốt các chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra. Trong đó, bộ phận kế toán tài vụ đảm nhận vai trò tổng hợp đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty theo từng kỳ báo cáo, từ đó cung cấp thông tin xác thực giúp cho giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm mục đích đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển hơn.

3.3.2.1. Ban giám đốc

Ban giám đốc là những người điều hành trực tiếp công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Là người có quyền hành cao nhất phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

3.3.2.2. Phòng tổ chức hành chính

Tổ chức sắp xếp công tác cho nhân viên, thực hiện chi trả, xét nâng lương cho cán bộ trong toàn công ty. Bổ sung nhân sự cho các phòng ban khi có yêu cầu. Thực hiện các chính sách, chế độ người lao động.

Quản lý, kiểm tra an toàn lao động.

3.3.2.3. Phòng kế hoạch kinh doanh

Theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu và báo cáo tình tình hoạt động kinh doanh của công ty.

Xây dựng phương án phát triển thị trường và lập kế hoạch kinh doanh thông qua việc giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng.

Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng.

Lập và thực hiện các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, tìm nguồn hàng cung ứng kịp thời cho sản xuất.

3.3.2.4. Phòng kế toán tài vụ

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo tài chính.

Phân tích hoạt động tài chính của công ty, đề ra biện pháp sử dụng vốn hiệu quả. Thực hiện công tác thanh toán với các chủ thể có liên quan.

Cung cấp số liệu cho việc điều hành và phát triển kinh doanh phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập kế hoạch và công tác thống kê.

3.4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán

3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

3.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán


KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế Toán Tổng hợp

Thủ quỹ

Kế toán Tiền lương

3.4.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán

Kế toán trưởng:

Tổ chức lãnh đạo công tác kế toán của công ty.

Hướng dẫn các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính cho cán bộ công nhân viên.

Giúp Ban giám đốc trong việc tổ chức, kiểm kê, kiểm tra và phân tích về hoạt động kinh tế của công ty.

Kế toán tổng hợp

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, phản ánh số lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về vốn bằng tiền, về hàng tồn kho bằng tiền, xác định kết quả lãi lỗ, các khoản phải thu, phải trả.

Ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế và báo cáo thu, chi. Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan, kể cả bên ngoài.

Thủ quỹ:

Thu – chi tiền trên cơ sở chứng từ kế toán là các phiếu thu – chi đã được ký duyệt.

Mở sổ quỹ ghi chép thu chi trên cơ sở tính toán tiền quỹ hàng ngày, lưu trữ các phiếu thu – chi.

Kiểm kê quỹ tiền mặt, đảm bảo số tiền khớp với sổ sách và thực tế.

Đảm bảo an toàn, giữ bí mật thu – chi – tồn quỹ trong công ty.

Kế toán tiền lương:

Chấm công nhân viên các bộ phận hàng ngày.

Cập nhật bảng lương hàng ngày.

Tính toán và hoàn thiện bảng lương vào cuối mỗi tháng.

Hạch toán lương và các khoản trích theo lương vào cuối mỗi tháng.

3.4.2. Tổ chức công tác kế toán

3.4.2.1. Chính sách kế toán

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: quy định trong việc ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ) và được tuân theo quy tắc chuyển đổi từ các đơn vị khác sang VNĐ theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024