Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Thiên như năm 2015 - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1. Xác định và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. 20

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 28

Sơ đồ 3.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 30

Sơ đồ 3.4. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 32

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.2.1. Mục tiêu chung 1

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Thiên như năm 2015 - 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

1.5. Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

...................................................................................................................................3

2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh.3

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong kế toán xác định kết quả kinh doanh: 3

2.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của quá trình xác định kết quả kinh doanh: 4

2.2. Kế toán doanh thu, thu nhập khác 4

2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4

2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 7

2.2.3. Kế toán thu nhập khác. 8

2.3. Các khoản giảm trừ khi tính doanh thu thuần: 9

2.3.1. Chiết khấu thương mại: 9

2.3.2. Giảm giá hàng bán: 10

2.3.3. Hàng bán bị trả lại: 11

2.4. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 12

2.4.1. Giá vốn hàng bán: 12

2.4.2. Chi phí bán hàng: 13

2.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 14

2.4.4. Chi phí hoạt động tài chính: 16

2.4.5. Chi phí khác: 17

2.4.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 18

2.5. Xác định kết quả kinh doanh: 19

2.5.1. Nội dung: 19

2.5.2. Kết cấu và nội dung tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”: 20

2.5.3. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh 20

2.5.4. Nguyên tắc hạch toán. 22

2.5.5. Sơ đồ hạch toán 22

2.5.6. Phương pháp kế toán 22

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHÂU THIÊN NHƯ24 3.1. Giới thiệu chung 24

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24

3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 25

3.2. Cơ sở vật chất và nhân lực, thị trường tiêu thụ 25

3.2.1. Cơ sở vật chất: 25

3.2.2. Nguồn lao động: 26

3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 26

3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Châu Thiên Như 26

3.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26

3.3.2. Chức năng của các phòng ban trong công ty 27

3.4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 27

3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 27

3.4.2. Tổ chức công tác kế toán 28

3.5. Tình hình công ty những năm gần đây 33

3.6. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 34

3.6.1. Thuận lợi 34

3.6.2. Khó khăn 34

3.6.3. Định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 năm tới: 35

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHÂU THIÊN NHƯ. 36

4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty 36

4.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Châu Thiên Như 36

4.1.2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm: 36

4.1.3. Các phương thức thanh toán tại công ty 37

4.2. Kế toán doanh thu, thu nhập khác: 37

4.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng: 37

4.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 41

4.2.3. Kế toán thu nhập khác: 42

4.3. Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng 44

4.3.1. Giá vốn hàng bán: 44

4.3.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 47

4.3.4. Chi phí hoạt động tài chính: 49

4.3.5. Chi phí khác: 50

4.3.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 50

4.4. Các khoản giảm trừ khi tính doanh thu thuần: 50

4.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 52

4.5.1. Xác định kết quả kinh doanh 52

4.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 55

4.6. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 57

4.6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 57

4.6.2. Bảng cân đối kế toán 59

4.6.3. Thuyết minh báo cáo tài chính: 63

4.7. So sánh lý thuyết và thực tế công tác kế toán tại công ty 71

5.1. Nhận xét: 72

5.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty 72

5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty 72

5.2. Kiến nghị 73

5.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán: 73

5.2.2. Kiến nghị khác: 75

KẾT LUẬN 76

PHỤ LỤC 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài :

Lợi nhuận là động lực cũng như là điều kiện để cho các doanh nghiệp tồn tại, mở rộng quy mô hoạt động và không ngừng phát triển.

Tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả định sẵn. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “ lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Thực tế đã cho thấy điều này.

Mặt khác, như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được mua bán trên thị trường nghĩa là lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền-doanh thu. Trong quá trình này, nếu doanh thu có thể bù đắp hết toàn bộ chi phí và phần dư ra sẽ là lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa mong muốn thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý.

Do đó, việc thực hiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Từ những nhận thức đó, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Châu Thiên Như, em đã chọn đề tài : Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Châu Thiên Như làm đề tài khóa luận cho mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu :

1.2.1. Mục tiêu chung :

Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện ra những ưu, nhược điểm và những tồn tại cần được giải quyết để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, giúp công ty đạt hiệu quả kinh tế cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên được nâng cao.

Mặt khác, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán XĐKQ KD nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán đó có khác so với những gì đã học được ở trường đại học hay không ? Qua đó có thể rút ra được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán về XĐKQ KD để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể :

Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá thực trạng tình hình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Châu Thiên Như.

Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Châu Thiên Như.

1.3. Phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu : Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH Châu Thiên Như.

Nội dung nghiên cứu thuộc kế toán tài chính. Đề tài nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong năm 2015 tại Công ty TNHH Châu Thiên Như.

Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Châu Thiên Như.

Số liệu được lấy từ kết quả kinh doanh trong năm 2015.

1.4. Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài được thực hiện dựa vào các số liệu sơ cấp và thứ cấp, chủ yếu thông qua các phương pháp:

Phương pháp thu thập thông tin, điều tra thống kê: Khi đi vào nghiên cứu một doanh nghiệp phải tìm hiểu, làm quen với thực tế công việc, lựa chọn thông tin chính xác để đảm bảo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Điều tra thống kê: Giúp em nắm được hình thức ghi chép, hiểu được phương pháp hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp. Mặt khác qua các tài liệu được cung cấp như: Báo cáo kế toán tháng, quý, năm em sẽ có thông tin chính xác về tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty, khấu hao TSCĐ,....

Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào bảng chứng từ kế toán và sử dụng các chứng từ đó vào bảng chứng từ kế toán, sử dụng các chứng từ đó cho công tác kế toán và công tác quản lý.

Phương pháp phân tích, đánh giá: sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau. Chia nhỏ vấn đề nghiên cứu làm cho vấn đề trở lên đơn giản hoá, để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích.

1.5. Kết cấu đề tài :

Khóa luận được thực hiện trong 5 chương, bao gồm :

Chương 1 : Giới thiệu.

Chương 2 : Cơ sở lý luận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Chương 3 : Giới thiệu chung về công ty TNHH Châu Thiên Như.

Chương 4 : Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Châu Thiên Như.

Chương 5 : Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại công ty TNHH Châu Thiên Như.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

(Trích dẫn: Kế toán thương mại dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu, tác giả: TS. Phan Đức Dũng)


2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh.

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Tiêu thụ hàng hóa:

Tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển giao quyền sở hữu về các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Kế toán sẽ ghi nghiệp vụ tiêu thụ vào sổ sách khi doanh nghiệp không còn quyền sở hữu về sản phẩm, nhưng được quyền sở hữu về tiền hoặc quyền đòi tiền.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính phụ.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng lao vụ dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được gọi là “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp).

Kết quả hoạt động tài chính:

Hoạt động tài chính là các hoạt động có liên quan đến việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tất cả các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các hoạt động này đều được ghi nhận là doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động khác:

Hoạt động khác là các hoạt động xảy ra không thường xuyên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện. Các hoạt động này xảy ra có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, cũng có thể do nguyên nhân khách quan mang lại. Tất cả các khoản thu nhập hoặc chi phí liên quan đến các hoạt động không thường xuyên này được phản ánh vào thu nhập và chi phí khác của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác.

Xác định kết quả kinh doanh:

Là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu và giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Kết quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận-

chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = (Doanh thu bán hàng thuần và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính) – (Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp).

2.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của quá trình xác định kết quả kinh doanh:

Chỉ khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có lãi và có thể tái sản xuất kinh doanh mở rộng nhằm nâng cao lợi nhuận đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro) và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất. Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.

Việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế,....để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế,....

2.2. Kế toán doanh thu, thu nhập khác

2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

2.2.1.1. Khái niệm:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Chẳng hạn, khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu.

Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024