Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Vòng 5 Năm Tới:

Phòng kế toán tiến hành thực hiện các công tác kế toán ban hành và áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Trưởng BTC.

Tuyên bố về tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán công ty áp dụng.

Hệ thống chứng từ áp dụng tại công ty: dựa vào hệ thống chứng từ theo mẫu in sẵn do Bộ Tài Chính phát hành.

Hệ thống báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thuyết minh báo cáo tài chính.

3.4.2.2. Đặc điểm chứng từ sử dụng:

Chứng từ kế toán gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, các hóa đơn bán hàng, mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Chứng từ kế toán có đầy đủ các yếu tố sau:

Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.

Ngày tháng, năm lập chứng từ kế toán.

Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.

Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.

Nội dung, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, để chi ghi bằng số và bằng chữ.

Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

3.4.2.3. Hình thức kế toán:

Từ yêu cầu thực tế và đặc điểm kinh doanh, hiện tại công ty TNHH Châu Thiên Như đang sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản là các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ gốc, sau đó các chứng từ gốc được phân loại và tổng hợp.

Công ty áp dụng song song trình tự kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và hình thức kế toán trên máy vi tính.

Sơ đồ tổ chức hệ thống chứng từ

* Trình tự tiến hành ghi sổ

Sơ đồ 3.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ


Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ

Sổ/ Thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Chứng từ

ghi sổ

Bảng tổng

hợp chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính


Ghi chú:

Ghi hằng ngày hoặc định kỳ. Ghi cuối tháng.

Quan hệ đối chiếu.

* Diễn giải:

Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ.

Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra được ghi vào sổ tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc định kỳ, căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ.

Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong được chuyển tới kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền) ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái. Cuối tháng, kế toán khoá sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái, kế toán lập bảng cân đối số phát sinh của

từng tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối phát sinh phải khớp nhau và phải khớp với số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản (dư nợ, dư có) trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với tổng số dư (dư nợ, dư có) của bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết.

Sau khi kiểm tra, đối chiếu các số liệu trên bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các biểu kế toán khác.

Đối với những tài khoản có mở sổ hay thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và vào sổ kế toán tổng hợp được chuyển đến bộ phận kế toán chi tiết để ghi sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng, kế toán cộng các sổ, thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết và từ bảng này đối chiếu với tài khoản tổng hợp tương ứng trên sổ cái.

Các bảng tổng hợp chi tiết sau khi được kiểm tra, đối chiếu với sổ cái được dùng làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.

Bên cạnh hạch toán các nghiệp vụ theo phương pháp kế toán thủ công để lưu giữ và xử lý các chứng từ sổ sách lưu vào kho thì doanh nghiệp đang dần cập nhật để sử dụng kế toán máy vi tính một cách hoàn thiện hơn. Phần mềm mà kế toán sử dụng là Mekong Soft. Phần mềm được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức chứng từ ghi sổ. Phần mềm không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

* Quy trình sử dụng kế toán máy ở công ty:

Bước 1: Lập và luân chuyển chứng từ.

Bước 2: Tổ chức và xử lý chứng từ. Tổ chức phân loại chứng từ, sắp xếp các chứng từ có liên quan thành một bộ để thuận tiện cho việc xử lý.

Bước 3: Căn cứ chứng từ đã xử lý để nhập dữ liệu vào máy.

Bước 4: Máy tính toán phân loại, hệ thống hóa thông tin theo chương trình đã định để có thông tin tổng hợp nên các tài khoản thông tin chi tiết và hệ thống báo cáo tài chính...Các thông tin này được hiển thị trên màn hình máy tính và được in ra giấy lưu vào tập hồ sơ của công ty.

Cuối mỗi kỳ kế toán, dựa trên việc tổng hợp các số liệu, chứng từ, sổ chi tiết chứng từ kế toán, các phần hành kế toán tổng hợp lập báo cáo.

* Trình tự tiến hành ghi sổ

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP

-BÁO CÁO TÀI CHÍNH

-BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Sơ đồ 3 4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính PHẦN MỀM 1

Sơ đồ 3.4. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính



PHẦN MỀM KẾ TOÁN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Thiên như năm 2015 - 6


MÁY VI TÍNH


Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

* Diễn giải:

a. Công việc hàng ngày:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

b. Công việc cuối tháng:

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

Phương pháp kiểm kê định kỳ.

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + tổng trị giá hàng nhập kho – tồn kho cuối kỳ

Tồn kho cuối kỳ.

Chứng từ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng hóa.

Kiểm tra, phân loại chứng từ hạch toán.

3.5. Tình hình công ty những năm gần đây:

Để hiểu rõ về sự phát triển và vị trí của công ty trên thị trường ta hãy nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần đây:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Châu Thiên Như

năm 2014-2015


BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH


ĐVT: đồng


Chỉ tiêu

MS

Thuyết

minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

1.Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ

01

IV.08

21.060.118.630

3.938.793.480

2.Các khoản giảm trừ

02


0

0

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10=01-02)


10



21.060.118.630


3.938.793.480

4. Giá vốn hàng bán

11


17.635.253.040

3.352.608.518

5. Lợi nhận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (20=10-11)

20


3.424.865.590

586.184.962

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21


531.688

29.147

7. Chi phí tài chính

22


29.589.625

0

Trong đó : Lãi vay phải trả

23


29.589.625

0

8. Chi phí quản lý kinh doanh

25


1.815.317.350

379.997.195

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh {30=20+(21- 22)-(24+25)}


30



1.580.490.303


206.216.914

10. Thu nhập khác

31


174.193.182

217.229

11. Chi phí khác

32


0

0

12. Lợi nhuận khác(40 = 31- 32)

40


174.193.182

217.229

13. Tổng lợi nhuận trước thuế

(50=30+40)

50

IV.09

1.754.683.485

206.434.143

14. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp

51


0

0

15. Lợi nhuận sau thuế

(60 = 50 -51 )

60


1.754.683.485

206.434.143

(Nguồn : Tài liệu công ty)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng trưởng ngày càng cao và vượt trội hơn. Tuy còn khá là non trẻ, thế nhưng công ty đã chứng minh được sự lớn mạnh của mình thông qua kết quả kinh doanh. Năm 2015, công ty tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.121.325.150 đồng so với năm 2014 (tăng tương đương khoảng 4,347 lần doanh thu năm 2014). Giá vốn hàng bán cũng tăng đáng kể do ảnh hưởng của thị trường cung cầu và sản xuất, kéo theo công ty cũng phải áp dụng nhiều hình thức để thu hút khách hàng như khuyến mãi, quảng cáo bán hàng,...

Chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng tăng nhanh vào năm 2015. Cụ thể, năm 2015, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.435.320.155 đồng so với năm 2014. Việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí tổ chức của công ty, chi phí đồ dùng văn phòng, nộp các khoản phí, lệ phí,....Chỉ tiêu này là một trong những ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, làm suy giảm lợi nhuận gộp trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, đây cũng là một vấn đề công ty phải hết sức lưu ý, hạn chế việc sử dụng các hoạt động không cần thiết trong quản lý doanh nghiệp để giảm bớt sự ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tuy còn trẻ về số năm hoạt động, nhưng hoạt động trong một bộ máy cơ chế làm việc khoa học, nhân viên có kinh nghiệm và sự năng động của Giám đốc, công ty đã bước đầu thành công trong việc kinh doanh. Ngay từ những ngày đầu thành lập và hoạt động, công ty đã khẳng định mình bằng việc có lợi nhuận. Và đáng mừng hơn là lợi nhuận của công ty tăng cao hơn vào năm thứ 2 hoạt động. Song song đó, với các biện pháp đưa ra để xây dựng và phù hợp với các đặc điểm kinh doanh sẽ giúp công ty khai thác và phát triển hết cả các tiềm năng và thế mạnh của mình.

3.6. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển :

3.6.1. Thuận lợi :

Công ty được bắt đầu tại điểm xuất phát thuận lợi với một chi phí rất thấp. Do là công ty nhỏ và non trẻ nên sự thích ứng với thay đổi là lợi thế - điều này cũng rất quan trọng trong kinh doanh. Ngoài ra công ty cũng không bị ràng buộc với bất kỳ tính chất quan liêu và quán tính nặng nề, nó dễ dàng hơn để đáp ứng cho yêu cầu, đòi hỏi của thị trường một cách nhanh chóng.

Do tính chất mong muốn tự hiểu về khách hàng và cảm nhận nhu cầu của khách hàng trực tiếp và song song là thể hiện tính thân thiện nên công ty có xu hướng thân mật với khách hàng, họ thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, qua đó tiếp nhận những tâm tư, tình cảm, nhu cầu, xu hướng của khách hàng để có những phản hồi, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

3.6.2. Khó khăn :

Vì vốn được sử dụng cho hoạt động của công ty khá nhỏ, cho nên việc đối mặt với một loạt các vấn đề liên quan đến quy mô của công ty là điều khó tránh khỏi. Một số nguyên nhân thường là không đủ khả năng chi trả và khó khăn trong huy động vốn. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của mình bằng nhiều cách như vay ngân hàng, sử dụng hình thức góp vốn,....

Một vấn đề đối với công ty nữa là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn và ảnh hưởng bao trùm. Do chỉ thành lập và hoạt động trong 2 năm mặc dù được tách ra từ

một công ty lớn nhưng việc cạnh tranh vẫn còn là mối lo của công ty. Các công ty đồng ngành với sự già dặn trong kinh nghiệm và mối quan hệ là một trong những sự đe dọa đối với công ty, công ty phải áp dụng các chính sách để thu hút khách hàng và tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt nhằm tạo một chỗ đứng vững mạnh và sự phát triển nhanh chóng.

3.6.3. Định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 năm tới:

* ề công tác tài ch nh:

Để thực hiện được phương hướng và mục tiêu chiến lược kinh doanh, công tác tài chính phải giải quyết cho được nhiệm vụ cơ bản là tiếp nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và tổ chức thực hiện các biện pháp vốn một cách có hiệu quả như sau:

Thường xuyên theo dõi hàng tồn kho, khai thác sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin để đẩy mức tồn kho hợp lý.

Tăng cường công tác theo dõi, thu hồi công nợ. Thường xuyên kiểm tra và tích cực nâng cao trình độ của bộ phận công nợ. Khai thác sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để quản lý công nợ của khách hàng.

* ề công tác ề nguồn nh n lực:

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự nâng cao trình độ, chính sách hỗ trợ nhân viên, duy trì ổn định nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu bảo đảm quá trình hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao.

* ề đào tạo nh n i n:

Xây dựng chính sách cụ thể việc sử dụng và phát triển nhân sự đến năm 2020.

Xây dựng chính sách cụ thể việc đào tạo chuyên môn thích hợp cho các bộ phận.

Nâng cao kỹ năng tiếp thị, bán hàng và đàm phán cho các bộ phận liên quan.

Đào tạo năng cao kỹ năng quản lý cho các cán bộ.

Xây dựng cơ cấu lương, thưởng rõ ràng cụ thể cho từng bộ phận.

* ề nghi n cứu à phát tri n:

Để tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, bộ phận kỹ thuật, bộ phận tiếp thị và bán hàng cùng ban giám đốc thường xuyên phối hợp tiến hành các biện pháp sau:

Tổ chức nghiên cứu tài liệu, tiếp thu công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các nước.

Từ các yêu cầu của khách hàng, bộ phận kinh doanh tiến hành thống kê, tổ chức nghiên cứu đề xuất thay đổi theo thời gian, khuynh hướng của thị trường.

Nghiên cứu cải tiến công nghệ, thao tác, tăng năng suất để giảm giá thành.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHÂU THIÊN NHƯ.

4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty:

4.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Châu Thiên Như:

Công ty đã nắm vững chiến lược, khả năng kinh doanh nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án kinh doanh có hiệu quả. Công ty luôn đặt ra cho mình mục tiêu là phải cung cấp hàng hóa đầy đủ và kịp thời đến với khách hàng song cũng luôn quan tâm, bảo đảm được chất lượng sản phẩm.

Thị trường đầu vào của công ty có chất lượng đảm bảo. Sau đó sẽ phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các hình thức mua bán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

4.1.2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm:

Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề quan trọng trong khâu bán hàng. Công ty lựa chọn cho mình những phương pháp tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả là điều quan trọng. Việc áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ góp phần thực hiện được kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Sau đây là một số phương thức tiêu thụ chủ yếu mà Công ty TNHH Châu Thiên Như sử dụng.

* Ti u thụ hàng hóa theo phương thức b n mua đến nhận hàng trực tiếp hoặc công ty giao hàng tận nhà cho người mua:

Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của công ty hoặc có thể yêu cầu công ty vận chuyển hàng hóa đến tận nơi của khách hàng- lúc này phí dịch vụ được áp dụng hay không là do thỏa thuận giữa 2 bên. Khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào doanh thu.

Chứng từ sử dụng là phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng.

* Ti u thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua kho):

Trong quá trình mua hàng với số lượng lớn. Khi có hàng hóa, Công ty bán thẳng cho khách hàng không qua kho, hàng được chuyển thẳng trong quá trình giao nhận. Có thể nói, nghiệp vụ mua và bán xảy ra đồng thời. Trong phương thức này, Công ty áp dụng trường hợp bán hàng giao tay ba: tức là cả bên cung cấp (bên bán), công ty và người mua cùng giao nhận hàng mua, bán với nhau. Khi bên mua hàng nhận hàng và ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng thì hàng đó được xác định là tiêu thụ .

Chứng từ bán hàng trong phương thức này là hóa đơn bán hàng.

*Phương thức bán lẻ:

Đây là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông, thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa .

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí