Thực Trạng Trung Tâm Lợi Nhuận Tại Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam


2.2.1.3. Thực trạng trung tâm lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện Lực Việt Nam

Tại các doanh nghiệp sản xuất điện: Theo cơ cấu tổ chức hiện nay của các tổng công ty điện, trách nhiệm trung tâm lợi nhuận bao gồm tại tổng công ty và các công ty trực thuộc gắn với trách nhiệm của các giám đốc tổng công ty, giám đốc công ty, giám đốc các chi nhánh. Các nhà quản trị kiểm soát cả doanh thu và chi phí do đó, hầu hết các công ty chưa tách bạch giữa trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận. Minh hoạ tại EVNGENCO1 trách nhiệm trung tâm lợi nhuận được đo thông qua chỉ tiêu về doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh điện. Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí, cụ thể lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh điện kỳ thực hiện năm 2020 là 373 tỷ đồng, kỳ thực hiện năm 2021 là 494 tỷ đồng tăng 132,4 tỷ đồng năm 2021 so với năm 2020. Trách nhiệm trung tâm lợi nhuận này được gắn với các giám đốc, trưởng phó các phòng ban thuộc EVNGENCO1. Nhà quản trị tại đây đều quan tâm cả về doanh thu và chi phí sản xuất điện do đó chưa tách biệt giữa hai trung tâm doanh thu và chi phí. Trong bảng 2.11 phân tích về lợi nhuận như sau:

Bảng 2.11. Báo cáo trung tâm lợi nhuận năm 2020, năm 2021



TT


Chỉ tiêu

TH 2020

(tỷ đồng)

TH 2021

(tỷ đồng)

So sánh TH/KH (%)

1

Tổng doanh thu

38.622

37.762

97,8

-

Doanh thu bán điện

37.980

36.555

96,2

2

Tổng chi phí (chưa bao gồm CLTG)

37.712

36.752

97,5

-

Chi phí SXKD điện

37.608

36.601

95,9

3

Tổng lợi nhuận (chưa bao gồm CLTG)

910

1.550 (*)

170,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 15


-

Lợi nhuận SXKD điện

373

494(*)

132,4

-

Lợi nhuận hoạt động tài chính và khác

537

1.056

196,6

(Nguồn: Phòng kinh doanh – EVN Genco1)

Đối với tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được phân quyền cho tổng giám đốc, giám đốc các công ty trực thuộc EVN NPT. Qua khảo sát thực tế thông tin tác giả thu thập được trong năm 2020 công tác tài chính của EVNNPT đã đạt được kết quả tốt năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 576 tỷ đồng, hoàn thành KH lợi nhuận Tập đoàn giao. Trong năm EVNNPT đã thực hiện tốt công tác nâng cao hiệu quả tài chính và tối ưu hóa chi phí như: Thực hiện tiết kiệm 7,5% chi phí so với định mức đã được Tập đoàn giao, tương ứng với tiết kiệm 65 tỷ đồng, đã thực hiện tối ưu hoá dòng tiền, cơ cấu kỳ hạn tối ưu để an toàn, hiệu quả và đảm bảo vốn cho SXKD, tăng nguồn thu lãi tiền gửi từ 264 tỷ năm 2019 lên 288 tỷ trong năm 2020. Đến cuối năm 2020, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định với hệ số bảo toàn vốn là 1,002 lần, khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,57 lần, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,44 lần. Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều có lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của EVNNPT đều đạt từ 1 - 3%, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần (từ 2,32 - 2,47 lần ). Hệ số bảo toàn vốn các năm đều lớn hơn 1. Hệ số thanh toán nợ các năm đều lớn hơn 1 lần (từ 1,38 - 1,61 lần) đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Tại các doanh nghiệp truyền tải và phân phối điện: Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận tại các công ty truyền tải và phân phối điện là các giám đốc tại tổng công ty và các công ty trực thuộc tổng. Minh hoạ tại EVNNPT thuộc về các tổng giám đốc, giám đốc của các công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4... thông qua các báo cáo về doanh thu, chi phí từ đó hình thành lên lợi nhuận của doanh nghiệp.


Bảng 2.12. Báo cáo trung tâm lợi nhuận



TT


Chỉ tiêu

TH 2020

(tỷ đồng)

TH 2021

(tỷ đồng)


Biến động

1

Tổng doanh thu

13.071,9

15.478,5

2.406,6

18,41%

2

Lợi nhuận trước thuế

398

424

26

6,53%

(Nguồn: Phòng kinh doanh – EVNNPT)

Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện: trách nhiệm trung tâm lợi nhuận thuộc EVN NPC, EVN CPC, EVN SPC, EVN HaNoi, EVN HCMC thuộc về tổng giám đốc và giám đốc các công ty trực thuộc tổng công ty. Minh hoạ tại EVN HaNoi, trách nhiệm trung tâm lợi nhuận được thể hiện đánh giá và đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, sản lượng và giá bán điện bình quân, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 251.040 triệu đồng, tăng 66,187 triệu đồng so với 2019. Cụ thể do sản lượng điện thương phẩm đạt 20.033,37 triệu kWh tăng 2,63% so với 2020, làm doanh thu tăng 67,49%. Do giá bán điện bình quân kỳ thực hiện là 2.021,73 đồng/ kWh, tăng 0,73 đồng/ kWh so với kế hoạch Tập đoàn giao làm tăng doanh thu 14,8 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2020: 2,710%, năm 2019: 2,512%, tăng 0,198%. Năm 2020 lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện và lợi nhuận sản xuất kinh doanh khác vượt kế hoạch tập đoàn giao đầu năm.

Hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm lợi nhuận: Hệ thống báo cáo trung tâm lợi nhuận của các doanh nghiệp điện thuộc EVN chủ yếu nhằm mục đích phục vụ kế toán tài chính và phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp, chưa hình thành các trung tâm lợi nhuận rõ ràng. Trung tâm lợi nhuận được đánh giá và thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh, được lập cho các doanh nghiệp thuộc tổng công ty và thuộc EVN. Do đó, hiện nay được hiểu báo cáo trung tâm lợi nhuận bao gồm: Báo cáo lợi nhuận được lập dựa vào hệ thống các chỉ tiêu và được tính bằng: Doanh thu thuần (-


) giá vốn hàng bán (-) chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp và áp dụng chung cho doanh nghiệp sản xuất điện, truyền tải điện, và các doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Tuy nhiên do chi phí dùng chung cho các bộ phận vừa phân phối điện và vừa kinh doanh điện không tách được do đó, báo cáo trung tâm lợi nhuận chưa xác định riêng cho từng bộ phận.

2.2.1.4. Thực trạng trung tâm đầu tư phí tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện Lực Việt Nam

Tại tập đoàn EVN: Trách nhiệm của trung tâm đầu tư gắn liền với trách nhiệm của hội đồng quản trị và các ban tổng giám đốc các doanh nghiệp thuộc EVN. Với các doanh nghiệp thuộc EVN như: EVN NPC, EVN HaNoi, EVN SPC, EVN CPC Genco1, Genco2, v.v. về tình hình đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các công ty con do công ty mẹ nắm cổ phần chi phối tập đoàn điện lực Việt Nam tại Phụ lục 2.3 - thông qua các chỉ tiêu về vốn điều lệ, tổng vốn đầu tư, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên các báo cáo định kỳ chưa thể hiện thêm các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư định kỳ theo tháng hoặc quý, mà trách nhiệm trung tâm đầu tư được rõ nét khi mà các doanh nghiệp xây dựng báo cáo năm.

Tại các doanh nghiệp sản xuất điện: Trách nhiệm trung tâm đầu tư được phân quyền cho các cấp lãnh đạo là tổng giám đốc, giám đốc, trưởng ban dự án tại các doanh nghiệp sản xuất điện như EVNGenco1, EVNGenco2… Trong giai đoạn từ 2019-2021 EVNGenco1 đã đầu tư và các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện… Đầu tư tại các doanh nghiệp sản xuất điện bao gồm đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cho xây dựng… Nhìn vào bảng 2.13 về báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư thì hoàn thành phê duyệt quyết toán giai đoạn cuối các dự án: Nhiệt điện Duyên Hải 3, Nhiệt điện Bản Vẽ, Nhiệt điện Đồng Nai 3 và Nhiệt điện Nghi Sơn 1; GĐ1 Duyên Hải 3 MR; Quảng Ninh 1 và 2. Cụ thể như sau:


Bảng 2.13. Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư

Đơn vị tính: MW


STT

Nhà máy điện

2019

2020

2021

I

Đơn vị trực thuộc

5.050

5.050

5.050

1

NMNĐ Uông Bí MR

300

300

300

2

NMNĐ Uông Bí MR2

330

330

330

3

NMTĐ Bản Vẽ

320

320

320

4

NMTĐ Đồng Nai 3

180

180

180

5

NMTĐ Đồng Nai 4

340

340

340

6

NMTĐ Đại Ninh

300

300

300

7

NMTĐ Sông Tranh 2

190

190

190

8

NMNĐ Nghi Sơn I

600

600

600

9

NMNĐ Duyên Hải 1

1.245

.1245

1.245

10

NMNĐ Duyên Hải 3

1.245

1.245

1.245

II

Các NMĐ thuộc các công ty con, Công ty liên kết

1.975,5

2.068

2.068

11

NMTĐ Đa Nhim

160

160

160

12

NMTĐ Hàm thuận

300

300

300

13

NMTĐ Đa Mi

175

175

175

14

NMTĐ Đa Nhim MR


45

45

15

NMĐ mặt trời Đa Mi


47.5

47.5

16

NMTĐ Sông Pha

7.5

7.5

7.5

17

NMTĐ Bắc Bình

33

33

33

18

NMTĐ Khe Bố

100

100

100

19

NMNĐ Quảng Ninh 1

600

600

600

20

NMNĐ Quảng Ninh 2

600

600

600


Tổng

7025.5

7118

7118

(Nguồn: Phòng kinh doanh – EVNGenco1)


Đối với các khoản đầu tư xây dựng cơ bản thì tổng giá trị ĐTXD cho các công trình trong năm 2021 là 10.430.943 triệu đồng, trong đó:

+ Trả gốc và lãi vay: 9.632.224 triệu đồng;

+ Đầu tư thuần: 798.719 triệu đồng;

* Các công trình do EVNGENCO1 làm CĐT: 632.169 triệu đồng;

* Công trình do EVN làm CĐT (Duyên Hải 3 mở rộng): 166.550 triệu đồng.

Tại các doanh nghiệp truyền tải và phân phối điện: Trách nhiệm trung tâm đầu tư được phân quyền cho các cấp lãnh đạo là tổng giám đốc, giám đốc tại các tổng công ty truyền tải và phân phối điện. Minh hoạ đối với EVN NPC - tổng công ty truyền tải điện quốc gia, qua khảo sát thực tế thông tin tác giả thu thập được trong năm 2020 vừa qua trong bối cảnh công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các trình tự thủ tục trong công tác chuẩn bị đầu tư phức tạp và kéo dài, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn, phức tạp,... Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng năm 2020 - Tổng công ty đã hoàn thành một giá trị đầu tư rất lớn với khối lượng đầu tư 19.579 tỷ đồng, đạt 105,6% kế hoạch Tập đoàn giao; giải ngân đạt 18.528 tỷ đồng, đạt 99,9% kế hoạch. Khối lượng đầu tư thuần 14.388 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, giải ngân khối lượng đầu tư thuần

13.337 tỷ đồng, đạt 97,3% kế hoạch. Trong năm 2020 đã phê duyệt được 87 Dự án đầu tư/Báo cáo nghiên cứu khả thi (trong đó có 06 dự án điều chỉnh) , 53 thiết kế kỹ thuật (trong đó có 8 dự án điều chỉnh). Đã thực hiện lựa chọn nhà thầu cho 776 gói thầu các loại với tổng giá trị trúng thầu 9.213,30 tỷ đồng với tỷ lệ tiết kiệm 12,58%. Tổ chức lựa chọn nhà thầu rộng rãi qua mạng cho 552 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu là 5.569,54 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 82,63% về mặt số lượng gói thầu và chiểm tỷ lệ 60,69% về mặt giá trị trong tổng số gói thầu đấu thầu rộng rãi. Đối với nhóm chỉ tiêu tăng hiệu quả sử dụng vốn: Tổng công ty đã thực hiện đạt khối lượng sửa chữa lớn đạt 81,9% so với kế hoạch; Thực hiện thanh xử lý vật tư thiết bị kém phẩm chất, tài sản không cần dùng cả năm hoàn thành kế hoạch đề ra.


Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện: Trách nhiệm trung tâm đầu tư được phân quyền cho các cấp lãnh đạo là tổng giám đốc, giám đốc tại các tổng công ty EVN NPC, EVN CPC, EVN SPC, EVN HaNoi, EVN HCM. Minh hoạ cụ thể đối với EVN HaNoi - trách nhiệm trung tâm đầu tư thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và được đo lường thông qua chỉ tiêu ROA, ROE, hệ số bảo toàn vốn. Cụ thể số liệu trong bảng

2.14 minh hoạ về các chỉ tiêu ROA, ROE như sau:

Bảng 2.14. Báo cáo trung tâm đầu tư


Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2019

Chênh lệch

Tỷ lệ

1. Vốn chủ sở hữu (Tr. Đồng)

10.701.219

10.245.333

455.886

1,04

1.1 Vốn góp của chủ sở hữu

10.623.999

10.168.290

455.709

1,04

1.2 Quỹ đầu tư phát triển

63.145

63.092

53

1,00

1.3 Nguồn vốn đầu tư XDCB

8.670

8.670

0


2. Tổng tài sản

32.483.996

29.882.733

2.604.263

1,1

3. Lợi nhuận sau thuế

251.040

184..853

66.187

1,36

4. Tỷ suất LNST trên Vốn CSH

(ROE) %

2,397

2,476

(0,079)

(0,97)

5. Tỷ suất LNST trên tổng tài

sản (ROA) %

0,805

0,635

0,170

1,3

6. Hệ số bảo toàn vốn (Vốn

CSH/ VCH Hn-1) lần

1,04

1,02



(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - EVN HaNoi)

- Vốn CSH năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 là: 455.886 triệu đồng, chủ yếu là tăng 455.709 triệu đồng do được bổ sung bằng nguồn lợi nhuận từ hoạt


động sản xuất kinh doanh của tổng công ty và 53 triệu do được bổ sung bằng quỹ đầu tư phát triển.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng so với cùng kỳ 2019 là 66.187 triệu đồng, là do tỷ lệ doanh thu so với chi phí năm 2020 cao hơn tỷ lệ doanh thu so với chi phí năm 2019 là 1,00059 lần.

+ Do sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 20.033,37 triệu kWh (tăng trưởng 2,63% so với năm 2019), tăng 33,39 triệu kWh so với kế hoạch tập đoàn giao, làm tăng doanh thu 67,49 tỷ đồng.

+ Do bán điện bình quân thực hiện là 2.021,73 đồng/kWh, tăng 0,73 đồng/kWh so với kế hoạch tập đoàn giao làm doanh thu tăng 14,68 tỷ đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE) năm 2020 so với năm 2019 giảm 3,19% là do lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH năm 2020 thấp hơn lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH năm 2019 cụ thể: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế năm 2020 so với năm 2019 thấp hơn tỷ lệ vốn CSH bình quân năm 2020 so với năm 2019.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) năm 2020 cao hơn năm 2019 là 26,78% là do tỷ lệ LNST năm 2020 so với năm 2019 cao hơn tỷ lệ tổng tài sản bình quân năm 2020 so với năm 2019.

Đánh giá tình hình bảo toàn vốn: Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu của tổng công ty theo báo cáo tài chính để đánh giá mức độ bảo toàn vốn của tổng công ty (H) như sau:


Vốn CSH năm 2020

H =

= 1,04 > 1

Vốn CSH năm 2019


Vậy, tổng công ty đã phát triển được vốn.

Hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm đầu tư: Hệ thống báo cáo trung tâm đầu tư của các doanh nghiệp điện thuộc EVN nhằm phục vụ ra quyết định đầu tư đối với hoạt động sản xuất, phân phối và kinh doanh điện năng. Trung tâm đầu tư do hội đồng quản trị và tổng giám đốc, giám đốc chịu trách nhiệm chính. Do đó,

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí