Thực Trạng Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Khác


2.2.4. Thực trạng kế toán thu, chi và kết quả hoạt động khác

Hoạt động thu khác đơn vị sử dụng tài khoản 711 - Thu nhập khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu hoạt động do NSNN cấp, thu từ hoạt động SXKD, dịch vụ; các khoản thu hộ; chi hộ,… Nội dung của hoạt động chi khác gồm: thanh lý tài sản, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,...

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 7111 - Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản

+ Tài khoản 7118 - Thu nhập khác

Hoạt động chi khác đơn vị sử dụng TK 811 - Chi phí khác: Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị SNCL. Nội dung của các khoản chi phí khác: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán…

- Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 8111 - Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản

+ Tài khoản 8118 - Chi phí khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Xác định kết quả hoạt động khác

Sử dụng TK 911: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động khác. Tài khoản này đơn vị sử dụng tài khoản cấp 2: TK 9118 - Xác định kết quả hoạt động khác

Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam - 9

Căn cứ vào sổ cái các tài khoản kế toán lập các bút toán xác định kết quả kinh doanh:

+ Kết chuyển thu hoạt động khác, kế toán ghi nợ TK 711 [Phụ lục 2.14] đồng thời ghi có tài khoản xác định kết quả kinh doanh trên TK 911 [Phụ lục 2.16]

+ Kết chuyển chi hoạt động khác, kế toán ghi nợ tài khoản khoản xác định kết quả kinh doanh ghi nợ TK 911 [Phụ lục 2.16] đồng thời ghi có tài khoản chi phí khác trên TK 811 [phụ lục 2.15].


* Các nghiệp vụ cơ bản

1. Ngày 31/7/2019, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng Vietinbank về nhận lãi tiền gửi tại ngân hàng kế toán ghi tăng tiền gửi trên TK 1121 [Phụ lục 2.19], đồng thời ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính trên TK 515 [Phụ lục 2.12].

2. Ngày 04/7/2019, căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng Vietinbank về việc trả tiền dịch vụ SMS banking tháng 7/2019 kế toán ghi tăng chi phí tài chính trên TK 615 [Phụ lục 2.13] và ghi giảm tiền gửi trên TK 1121 [Phụ lục 2.19].

3. Ngày 31/12/2019, đơn vị tiến hành thanh lý tài sản kế toán ghi tăng thu nhập khác trên tài khoản 711 [Phụ lục 2.14], đồng thời ghi tăng tiền mặt trên TK 1111 [Phụ lục 2.18).

4. Ngày 13/12/2019, chi tiền thẩm định giá tài sản thanh lý, kế toán ghi tăng chi phí khác trên TK 811 [Phụ lục 2.15], đồng thời ghi giảm tiền gửi tại kho bạc trên TK 1122 [Phụ lục 2.20].

* Sử dụng chênh lệch thu chi năm 2019

Học viện sử dụng tài khoản 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế để phản ánh tổng số chênh lệch thu, chi của các hoạt động của đơn vị tại ngày lập báo cáo tài chính và việc xử lý số thặng dư, thâm hụt của hoạt động HCSN; hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Tài khoản này có các tài khoản chi tiết:

- TK4211: Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động sự nghiệp

- TK4212- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động SXKD, dịch vụ.

- TK 4213- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động tài chính

- TK 4218- Thặng dư (thâm hụt ) từ hoạt động khác

Cuối năm 2019, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế, các khoản phải nộp ngân sách, các nguồn thu, kế toán xác định phần chênh lệch thu lớn hơn chi nên kế toán phân bổ vào các quỹ tại đơn vị, cụ thể như sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị trích = 25% x chênh lệch thu chi:


Ngày 31/12/19 kế toán trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ghi tăng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trên TK 43141 và ghi giảm thặng dư của đơn vị trên TK 421 [Phụ lục 2.17]

- Quỹ khen thưởng đơn vị trích trong năm 2019 = [ Hệ số lương bình quân thực hiện trong năm] x 1.490.000 đồng/tháng x 01 tháng.

Ngày 31/12/19 kế toán trích lập quỹ khen thưởng ghi tăng quỹ khen thưởng trên TK 4311 và ghi giảm thặng dư của đơn vị trên TK 421 [Phụ lục 2.17]

- Quỹ phúc lợi đơn vị trích trong năm 2019 = [ Hệ số lương bình quân thực hiện trong năm] x 1.490.000 đồng/tháng x 03 tháng.

Ngày 31/12/19 kế toán trích lập quỹ phúc lợi ghi tăng quỹ phúc lợi trên TK 43121 và ghi giảm thặng dư của đơn vị trên TK 421 [Phụ lục 2.17]

- Quỹ bổ sung thu nhập đơn vị trích trong năm 2019 bằng một lần quỹ tiền lương = [Hệ số lương bình quân thực hiện trong năm] x 1.490.000 đồng/tháng x 12 tháng.

Ngày 31/12/19 kế toán trích lập quỹ bổ sung thu nhập ghi tăng quỹ bổ sung thu nhập trên TK 4313 và ghi giảm thặng dư của đơn vị trên TK 421 [Phụ lục 2.17]

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập = số còn lại sau khi trừ các quỹ trên.

Ngày 31/12/19 kế toán trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập ghi tăng quỹ dự phòng ổn định thu nhập trên TK 4315 và ghi giảm thặng dư của đơn vị trên TK 421 [Phụ lục 2.17].

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua quá trình nghiên cứu công tác kế toán nói chung, kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động nói riêng tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã được xây dựng đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, yêu cầu quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng cũng như đáp ứng được yêu cầu


điều hành giám sát của lãnh đạo Học viện trong thời gian vừa qua. Điều này

được thể hiện ở các điểm như sau:

- Về công tác xử lý chứng từ và hạch toán ban đầu khi có nghiệp vụ phát sinh: chứng từ được phát hành theo biểu mẫu đã được quy định của Bộ Tài chính, trình tự luân chuyển chứng từ đảm bảo hợp lý đồng thời quá trình ghi chép chứng từ được kiểm soát chặt chẽ.

- Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của Học viện, phản ánh sự vận động của tài sản liên quan đến việc xác định chênh lệch thu, chi.

- Về hệ thống tài khoản kế toán: Học viện đã xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, xây dựng hệ thống tài khoản cấp hai chi tiết nhất là các tài khoản tạm ứng, tài khoản các khoản thu, tài khoản các khoản chi, nguồn kinh phí hình thành.

- Hệ thống sổ sách kế toán và công tác kế toán tổng hợp: Học viện sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán DAS, đây là hình thức ghi sổ phù hợp với quy mô và trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán viên, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Học viện.

- Về việc lập Báo cáo kết quả hoạt động thu, chi theo đúng quy định, phục vụ các yêu cầu quản lý Nhà nước cũng như cung cấp một cách khái quát các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động thu, chi và chênh lệch thu, chi.

- Về công tác quản lý tài chính: Học viện luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách quản lý tài chính: Kinh phí từ các nguồn thu được nhập vào tài khoản theo đúng quy định; các nguồn thu được sử dụng phân bổ hợp lý, mỗi nguồn thu là một loại quỹ riêng đảm bảo chi đúng mục tài chính. Ngoài ra, Học viện luôn thực hiện việc phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chi tiêu, các nghĩa vụ về khấu hao TSCĐ, các loại thuế nộp Nhà nước được chấp hành đúng quy định được thể hiện trong các báo cáo quyết toán của


Học viện và báo cáo kiểm toán, thanh tra Bộ Y tế, thanh tra thuế xác nhận hàng năm.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động

* Hạn chế

Thứ nhất, về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Học viện đã tuân thủ theo chế độ chứng từ bắt buộc của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau:

+ Công tác kiểm tra lại chứng từ chưa được thường xuyên, nhất là khâu kiểm tra chữ kí, dấu, ngày tháng năm còn thiếu;

+ Công tác tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ chưa được tốt: Học viện đã thực hiện bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo từng phần hành, tuy nhiên chưa có người phụ trách lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Các chứng từ phát sinh hàng tháng sau khi được ghi sổ và nhập số liệu vào phần mềm kế toán, lên BCTC, báo cáo quyết toán thì được đóng thành tập theo từng loại chứng từ thu, chứng từ chi, chứng từ thanh toán chuyển khoản,...

+ Việc luân chuyển chứng từ chưa được đảm bảo: Do số lượng nhân viên kế toán có hạn nên mỗi kế toán viên đồng thời phụ trách nhiều phần hành công việc. Do đó có thể cùng một bộ chứng từ nhưng được xử lý bởi một kế toán viên, sau đó chuyển cho một kế toán viên khác làm thủ tục chuyển khoản và lưu chứng từ. Do vậy kế toán chuyển khoản sẽ không nắm rõ được những chứng từ cần thiết cho bộ hồ sơ đó.

Thứ hai, về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:

TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ, chưa mở chi tiết theo dõi thu dịch vụ đào tạo của từng cấp, từng hệ đào tạo, từng loại hình đào tạo.

Các TK 154, TK 632 chưa mở chi tiết theo dõi chi dịch vụ đào tạo của từng cấp, từng hệ đào tạo, từng loại hình đào tạo.


Thứ ba, về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Học viện có nhiều hoạt động tuy nhiên chưa mở sổ để phân bổ các chi phí quản lý chung.

Thứ tư, về hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyêt toán:

+ Một số báo cáo tài chính còn nộp muộn chưa đúng thời gian quy định.

+ Việc lập báo cáo tài chính hàng quý phục vụ nội bộ đơn vị còn sơ sài, chưa có ảnh hưởng tốt cho công tác quản lý của Học viện.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán chưa thực sự đồng đều về năng lực. Do khối lượng công việc lớn và các hoạt động phát sinh liên tục nên để đảm bảo công tác kế toán kịp thời, các kế toán viên thường phải làm thêm ngoài giờ, chưa dành nhiều thời gian cho việc cập nhật các chế độ chính sách mới. Công tác đào tạo về tin học và ứng dụng máy tính vào công tác kế toán chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, do nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán còn chưa đúng đắn. Mặc dù Ban lãnh đạo đã thấy việc tăng cường nguồn thu và kiểm soát chặt chẽ khoản chi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng họ chưa thấy sự kết nối giữa hệ thống thông tin kế toán với nhiệm vụ đó, do đó hệ thống thông tin kế toán trong Học viện chưa tương xứng với nhiệm vụ này.

Thứ ba, do đặc thù hoạt động của Học viện có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, hoạt động cần có sự phối hợp của rất nhiều các bộ phận chức năng khác nhau nên việc phối hợp trong công việc và kiểm tra của bộ phận kế toán tất yếu gặp nhiều khó khăn.

- Nguyên nhân khách quan: Chế độ kế toán mới theo Thông tư 107/2017/TT-BTC đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay, tuy nhiên các đơn vị vẫn đang trong quá trình tiếp cận nên vẫn có những hạn chế nhất định.

2.3.2.2. Hạn chế về cơ chế quản lý tài chính

Hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính


Thứ nhất, việc áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã bộc lộ những hạn chế cần được sửa đổi: Chưa khuyến khích Học viện nói riêng và các đơn vị SNCL nói chung phát huy khả năng tự chủ của mình.

Thứ hai, về Quy chế chi tiêu nội bộ: Học viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ xong việc nghiên cứu, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ thường tập trung vào việc nâng cao thu nhập cho giảng viên, cán bộ nhân viên, các vấn đề liên quan đến phục vụ đào tạo và nâng cao cơ sở vật chất cho Học viện chưa được chú trọng đúng mức.

Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do nhận thức của cán bộ, giảng viên về tự chủ tài chính chưa

đầy đủ.

Thứ hai, việc xác định mục tiêu quản lý tài chính chưa rõ ràng, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam chưa xác định chiến lược phát triển dài hạn; chưa gắn quản lý tài chính với chất lượng đầu ra.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự lệ thuộc về nguồn ngân sách cấp; việc phân cấp quản lý tài chính trong Học viện còn chậm đổi mới, chưa thực sự tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc chủ động tìm kiếm nguồn thu ngoài NSNN để phát triển Học viện.

Thứ hai, điều kiện tài chính của Học viện chưa cho phép đầu tư một hệ thống thông tin kế toán toàn diện. Trong giai đoạn đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của đơn vị, Học viện đang đầu tư vào mọi mặt nhưng đầu tư vào hệ thống thông tin kế toán chưa phải là lĩnh vực ưu tiên.

Thứ ba, các cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong


lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Không áp dụng đối với đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo). Đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế, giáo dục nên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL. Theo cơ chế này, đối với các đơn vị SNCL thuần tuý thì thực hiện cơ chế thu, chi theo định mức, dự toán được cơ quan chủ quản duyệt. Nếu không chi hết thì nộp lại ngân sách, nếu không đủ chi thì giải trình xin cấp bù (nếu được giao thêm nhiệm vụ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022