Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Của Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập

17

được trực tiếp vào từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, nhóm dịch vụ và chi phí khấu hao TSCĐ chỉ sử dụng cho bộ phận quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

* Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế TNDN là khoản chi phát sinh trong đơn vị SNCL có hoạt động SXKD, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN. Các đơn vị không hạch toán riêng được hoạt động cung cấp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế thì nộp thuế TNDN dựa trên % doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (từ 1% đến 5%). Chi phí thuế TNDN được ghi nhận sau khi xác định được thặng dư (thâm hụt) trong năm tài chính của đơn vị.

(3) Thu, chi hoạt động tài chính

Nội dung thu: Doanh thu tài chính là khoản thu của đơn vị SNCL có hoạt động tài chính. Các khoản doanh thu tài chính trong đơn vị SNCL bao gồm:

- Lãi tiền gửi ngân hàng (trừ lãi tiền gửi ngân hàng của các nguồn thu mà theo quy định được bổ sung vào các quỹ đặc thù hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp);

- Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán; cổ tức lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; lãi chuyển nhượng vốn; thu nhập về đầu tư mua bán chứng khoán; lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản góp vốn liên doanh;

- Cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác.

Nội dung chi: Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị SNCL (chi phí góp vốn liên doanh, liên kết; lỗ chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh; lỗ khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái; lỗ chuyển nhượng chứng khoán, chi phí giao dịch chứng khoán; chi phí đi vay vốn; chiết khấu thanh toán cho người mua; các khoản chi phí tài chính khác) và các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng như phí chuyển tiền, rút tiền qua hệ thống ngân hàng (trừ phí chuyển tiền lương vào tài khoản cá nhân của người lao động

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

trong đơn vị; phí chuyển tiền, rút tiền đã được tính vào chi hoạt động thường xuyên theo quy định của quy chế tài chính).

(4) Thu, chi hoạt động khác

Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam - 4

Nội dung thu: Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên, không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị và không được phản ánh vào các khoản thu hoạt động do NSNN cấp; thu viện trợ, vay nợ nước ngoài; thu phí khấu trừ, để lại; thu hoạt động SXKD, dịch vụ; các khoản thu hộ... của đơn vị SNCL.

Trong đơn vị SNCL, các khoản thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, gồm: tiền thu bán hồ sơ thầu thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ chế tài chính được phép để lại phần chênh lệch thu lớn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ);

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền do bên thứ ba bồi thường cho đơn vị (như tiền bảo hiểm, tiền đền bù...);

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

Nội dung chi: Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các nghiệp vụ riêng biệt với các nghiệp vụ thông thường của các đơn vị SNCL.

Chi phí khác trong đơn vị SNCL bao gồm :

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ chế tài chính được phép để lại phần chênh lệch thu lớn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên

19

kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Các khoản chi phí khác…

1.1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Một đơn vị SNCL hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan như: Cơ quan quản lý tài chính (Bộ Tài chính), Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi đơn vị mở tài khoản, và hơn cả chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Mối quan hệ giữa đơn vị SNCL và các đơn vị chức năng khác trong hệ thống quản lý nhà nước được thể hiện bằng sơ đồ 1.4:


Đơn vị chủ quản

Cơ quan tài chính

Đơn vị

sự nghiệp công lập

Kho bạc

Chính quyền

địa phương

Sơ đồ 1.4. Quan hệ giữa đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan chức năng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong mô hình này, các bộ phận trong một đơn vị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu bộ phận và chịu sự quản lý chung của Thủ trưởng đơn vị. Các bộ phận trong một đơn vị có mối quan hệ phối hợp lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL. Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị SNCL được thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính trên quan điểm đơn vị sử dụng tài chính được điều hành linh hoạt tài chính do đơn vị quản lý. Còn đơn vị SNCL có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kết quả tài chính thì được sử dụng trích lập

20

bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập cho người lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ. Đồng thời các đơn vị SNCL có thu cũng được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể, cơ chế tự chủ thực hiện một số nội dung trong các đơn vị SNCL như sau:

- Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu: các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi và đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015, các đơn vị này được xác định lộ trình tăng giá dịch vụ công theo quy định:

+ Học phí thu theo quy định của Chính phủ.

+ Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Đối với những hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng thì mức thu theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp nhận.

+ Đối với những hoạt động dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động liên doanh liên kết thực hiện theo quy định: Đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Đơn vị này phải mở sổ kế toán theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Đối với thu các hoạt động khác nếu có: Đơn vị được tự chủ và thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Cơ chế tự chủ về sử dụng các nguồn kinh phí

Căn cứ vào từng loại hình tự chủ, và nguồn tài chính đối với từng đơn

21

vị từ đó xây dựng nên quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị. Các đơn vị được sử dụng nguồn tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác để chi thường xuyên.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết mức chi hoạt động, chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các nội dung chi chưa có định mức chi, căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi phù hợp theo mức độ được tự chủ tài chính của từng đơn vị và theo quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi và đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý nhưng không vượt quá mức chi của cơ quan có thẩm quyền quy định.

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư: Các đơn vị được chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị này được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ vào yêu cầu phát triển của đơn vị nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang được triển khai và được phê duyệt.

- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tiền lương được chi trả theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do nhà nước quy định.

+ Khi nhà nước điều chỉnh lương cơ sở thì đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị. Đối với đơn vị chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị được nhà nước đảm bảo chi thường xuyên chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy


định bao gồm cả nguồn ngân sách cấp bổ sung (nếu thiếu).

+ Đối với phần thu nhập tăng thêm, các đơn vị được chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để phân chia cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của người lao động. Tuy nhiên để đảm bảo mức thu nhập tăng thêm của người quản lý không quá chênh lệch so với người lao động thì khi phân bổ thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

- Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị SNCL được sử dụng để trích lập các quỹ cụ thể như sau:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư; đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên: trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi.

+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên trích tối thiểu 15% chênh lệch thu lớn hơn chi.

+ Đơn vị được nhà nước đảm bảo chi thường xuyên nếu có kinh phí tiết kiệm chi và số tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lương thực hiện trích tối thiểu 5%.

Quỹ bổ sung thu nhập

+ Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư được tự quyết định mức trích quỹ (không khống chế mức trích).

+ Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên được trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương.

+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên được trích tối đa không tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương.


+ Đơn vị được nhà nước đảm bảo chi thường xuyên được trích tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lương.

Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

+ Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư; đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên được trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên được trích tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

+ Đơn vị được nhà nước đảm bảo chi thường xuyên được trích tối đa không quá 1 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

1.1.4.3. Chu trình quản lý tài chính

Cơ chế tự chủ tài chính đảm bảo công tác quản lý tài chính cho việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.

Lập dự toán thu chi

Chấp hành dự toán thu chi

Quyết toán thu chi ngân sách

Sơ đồ 1.5. Chu trình quản lý tài chính

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Lập dự toán thu - chi: Lập dự toán thu - chi ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, cơ sở để lập dự toán thu - chi ngân sách là dựa vào các đặc điểm: Chức năng, nhiệm vụ được giao; Nhiệm vụ của năm kế hoạch; Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt; Kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu - chi tài chính của năm trước liền kề.

* Chấp hành dự toán thu - chi: Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu - chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực.

24

Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị SNCL tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu - chi được giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

* Quyết toán thu - chi ngân sách

Quyết toán thu - chi ngân sách là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu - chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán ngân sách.

1.2. Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1. Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động hành chính, sự nghiệp

(1) Kế toán hoạt động thu, chi NSNN cấp

* Chứng từ kế toán:Trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thu bao gồm: Quyết định giao dự toán, giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi kiêm chuyển khoản trong trường hợp rút tiền từ NSNN và chuyển thẳng cho người thụ hưởng, hóa đơn bán hàng.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động chi ở các đơn vị sự nghiệp công lập có thu đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ liên quan đến hoạt động chi kinh phí NSNN cấp bao gồm:

- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thu nhập tăng thêm, bảng thanh toán học bổng...);

- Chứng từ về vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, bảng kê mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá…;

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí