Giới Thiệu Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Ty‌


thi công, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công.

- Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 để tính giá thành.

- TK 623 không có số dư cuối kỳ

- TK 623 có 6 tài khoản cấp 2:

+ TK 6231 - Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp, lương phải trả công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công.

+ TK 6232 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.

+ TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe máy thi công.

+ TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.

+ TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

+ TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công.

Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS tại Công ty TNHH Xây Dựng An Phong - 4

- Bảng chấm công, bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp điều khiển xe

- Hóa đơn mua hàng

- Bảng khấu hao TSCĐ

- Sổ chi tiết

- Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái



Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

TK 334 TK 627 TK 111,112,138

(1) (7)


TK152, 153 TK 632

(2) (8)


TK 214 TK 154


TK 111, 112, 331

(3)


(4)

(9)



TK 111, 112


(6)

TK 133


(5)


Ghi chú:

(1): Lương của công nhân điều khiển xe, máy thi công

(2): Xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho xe. máy thi công (3): Chi phí khấu hao xe, máy thi công

(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài (5): Thuế GTGT

(6): Chi phí bằng tiền khác


(7): Các khoản giảm máy thi công

(8): Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí máy thi công

2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm làm ra rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm:

Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo bốn kho ản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.

Bước 2: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản tính giá thành.

Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Tài khoản sử dụng:

- TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng.

- Bên nợ: Các chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình.

- Bên có: Giá trị phế liệu thu hồi, các khoản làm giảm chi phí sản xuất, giá thành bàn giao.

Chứng từ sử dụng:

- Chứng từ gốc


- Chứng từ ghi sổ

- Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 623

Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất

TK 621 TK 154 TK 155

(1)

(5)

TK 622

(2)

TK 632

(6)

TK 623

(3)

TK627

(4)


Ghi chú:

(1): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

(3): Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công (4): Kết chuyển chi phí sản xuất chung

(5): Chờ tiêu thụ

(6): Bàn giao cho chủ đầu tư

2.4 Tính giá thành sản phẩm‌

Tính giá thành sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của công ty cũng như của người tiêu dùng. Để xác định giá thành một cách


nhanh chóng, chính xác thì ngoài việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành thì còn phải lựa chọn phương pháp tính giá thành một cách phù hợp. Về cơ bản, do đặc thù của ngành xây lắp, có những phương pháp cơ bản tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau:

Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó, trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm tính theo cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:

Z = Ddk + C - Dck Trong đó:

Z: Giá thành sản phẩm xây lắp

Ddk: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ C: Chi phí phát sinh trong kỳ

Dck: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng cho từng doanh nghiệp nhận thầu theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó chính là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành đơn đặt hàng.

Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng với công việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra các đối tượng sản xuất khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ, có công thức sau:

Z = Ddk + C1 + C2 +...+ Cn - Dck


Trong đó:

Z: Giá thành sản phẩm xây lắp

Ddk: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ

Ci (i=(1,n)): Chi phí sản xuất dở dang ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình

Dck: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ



CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN PHONG‌

3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty‌

Công ty TNHH Xây dựng An Phong được thành lập năm 2006 và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102043123 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. HCM cấp.

- Tên giao dịch: An Phong Construction Co., Ltd

- Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ

- Mã số thuế: 0304621513

- Địa chỉ: 55-57 Khu C, Đường Vũ Tông Phan, KĐT An Phú - An Khánh, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM

- Điện thoại: (84-8) 6281 8866 - 6281 8118 Fax: (84-8) 6281 8867

- Email: pda@anphong.vn Website: www.anphong.vn

Lĩnh vực hoạt động:

- Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu đô thị và khu công nghiệp, các công trình giao thông và san lấp mặt bằng.

- Kinh doanh nhà và bất động sản, cho thuê văn phòng.

- Tư vấn và môi giới bất động sản.

- Sản xuất bê tông đúc sẵn và các sản phẩm làm từ xi măng và thạch cao.

- Cho thuê kho bãi, máy móc, thiết bị và dụng cụ thi công trong xây dựng.

Kể từ khi thành lập đến nay với chặng đường 10 năm kinh nghiệm, mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty cùng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên đã giúp công ty khắc phục những khó khăn và ngày càng vững mạnh.

Là một đơn vị chuyên xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng, địa bàn hoạt động của công ty trải rộng trên khắp toàn quốc, đặc biệt là Miền Nam, điển hình là một số công trình lớn như:


Thảo Điền Village, Big C Nha Trang, Sunrise City,...

Hiện tại công ty có trên 400 cán bộ công nhân viên, kỹ sư với trình độ tay nghề cao và có kinh nghiệm đã và đang xây dựng Công ty TNHH Xây Dựng An Phong trở thành một đơn vị đáng tin cậy trong lĩnh vực xây dựng, trở thành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.

3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty‌

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Xây dựng An Phong


Hội Đồng Thành Viên


Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên



Ban Giám Đốc

Phòng Dự Án

Phòng Hành Chính

Phòng Kế Toán


Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

- Hội đồng thành viên: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan.

- Chủ tịch hội đồng thành viên: Do Hội đồng thành viên bầu, chịu trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, ký các quyết định của Hội đồng thành viên.

- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí