MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu đề tài: 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4
2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS tại Công ty TNHH Xây Dựng An Phong - 1
- Đối Tượng Và Kỳ Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất
- Giới Thiệu Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Ty
- Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Công Ty Tnhh Xây Dựng An Phong
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 4
2.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp 6
2.1.3 Đặc điểm sản xuất xây lắp 7
2.1.4 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất 8
2.1.5 Đối tượng và kỳ tính giá thành 8
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong xây lắp 9
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 11
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 12
2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 17
2.4 Tính giá thành sản phẩm 18
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN PHONG 21
3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty 21
3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty 22
3.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 23
3.4 Tình hình công ty những năm gần đây 25
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH NÂNG TẦNG KHỐI XÂY THÊM TRƯỜNG QUỐC TẾ BIS TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN PHONG 27
4.1 Giới thiệu sơ lược về công trình nâng tầng khối xây thêm trường Quốc tế Bis27
4.2 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis 28
4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí và kỳ tập hợp chi phí sản xuất 28
4.2.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 28
4.3 Nội dung chi phí sản xuất xây lắp 28
4.3.1 Nội dung 28
4.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 29
4.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis 29
4.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cho công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế Bis 45
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Nhận xét 49
5.1.1 Ưu điểm 49
5.1.2 Hạn chế 50
5.2 Kiến nghị 51
KẾT LUẬN 53
PHỤ LỤC 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN PHONG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi đất nước ta tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn, thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và quản lý vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS tại Công ty TNHH Xây Dựng An Phong” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề có tính chất tổng quan về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Vận dụng lý thuyết vào tìm hiểu thực tế công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng An Phong, đối chiếu thực tế với lý thuyết, nhận thức được những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế, nhận ra những ưu nhược điểm trong công tác kế toán đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho công ty góp phần làm tốt hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, qua đó bổ sung, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, và có thêm kinh nghiệm cho công tác sau này.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong việc thu thập dữ liệu kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng An Phong liên quan gói thầu công trình “Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS” trong khoảng thời gian 45 ngày (từ ngày 01/07/2014 đến ngày 15/08/2014). Nội dung nghiên cứu được trình bày trong khuôn khổ chế độ kế toán áp dụng tại công ty (theo chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh, tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ).
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu lý thuyết thông qua việc nghiên cứu sách vở, bài giảng, thông tư, chế độ liên quan đến đề tài, để hệ thống hóa kiến thức lý thuyết đã học. Tìm hiểu thực tế bằng cách tham khảo các văn bản, tài liệu...liên quan đến đơn vị, đến nội dung mà đề tài đề cập, phỏng vấn trực tiếp người liên quan, quan sát quy trình tiến hành công việc của các nhân viên kế toán, thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài. Phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá thông tin thu thập được theo phương pháp thống kê, từ đó có những đề xuất kiến nghị cho công tác kế toán ở công ty.
1.5 Kết cấu đề tài:
Kết cấu đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH Xây dựng An Phong
Chương 4: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình “ Nâng tầng khối xây thêm Trường Quốc tế BIS tại Công ty TNHH Xây dựng An Phong ”
Chương 5: Nhận xét và kiến nghị.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất trong xây lắp
Quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là quá trình mà các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư các loại chi phí khác nhau để đạt được mục đích là tạo ra được khối lượng sản phẩm xây lắp tương ứng, đó là quá trình tác động của máy móc thiết bị cùng sức lao động của con người chuyển biến vật liệu xây dựng thành sản phẩm xây lắp, hay đó chính là sự chuyển biến các yếu tố về tư liệu lao động và đối tượng lao động (hao phí về lao động vật hóa) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (hao phí về lao động sống) qua quá trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây lắp. Toàn bộ những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất.
Vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có thể phân thành nhiều loại khác nhau theo nội dung kinh tế, theo công dụng và mục đích sử dụng của từng loại chi phí . Chi phí sản xuất rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý
tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp.
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Gồm tổng số tiền lương , phụ cấp lương phải trả cho người lao động cùng với số trích cho các quỹ BHXH , BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ sử dụng cho sản xuất trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp như dịch vụ cung cấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ...
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các loại chi phí đã kể trên dùng vào sản xuất trong kỳ.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp ta biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí trong hoạt động SXKD phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị trong doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí SXKD cho kỳ sau.
Phân loại chi phí theo khoản mục, công dụng của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, vật kết cấu giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp các công trình.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc sử dụng máy thi công như chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy móc, thiết bị, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy...chi phí khấu hao máy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng cho máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây
lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội trong biên chế của doanh nghiệp.
Cách phân loại này đã chỉ ra nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng.
Ngoài hai cách phân loại trên còn có các phương pháp phân loại chi phí khác như:
- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô hoạt động (chi phí cố định, chi phí biến đổi).
- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp).
2.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
Để xây dựng một công trình hay một hạng mục công trình thì doanh nghiệp xây lắp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong một quá trình thi công sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành của quá trình đó. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công...tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán.
Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
- Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Giá dự toán được xác định trên cơ sở các định mức chi phí theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do các cấp có thẩm quyền ban hành.
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành dự toán bằng các biện pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
- Giá thành thực tế: Được tính theo chi phí thực tế của doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các khối lượng công tác xây lắp, được xác định theo số liệu thực tế của kế toán.