Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
1.2.5.6. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ: Nợ TK 6274: Trích khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất. Nợ TK 6414: Trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng.
Nợ TK 6424: Trích khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 3533: Tính hao mòn TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi.
Nợ TK 3562: Tính hao mòn TSCĐ phục vụ phát triển khoa học và công nghệ.
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.
1.2.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và hư hỏng bộ phận. Để đảm bảo TSCĐ hoạt động được bình thường trong suốt thời gian sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa phục hồi thay thế những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam - 2
- Phân Loại Tscđ Theo Công Dụng Và Tình Hình Sử Dụng:
- Kế Toán Chi Tiết Tscđ Ở Bộ Phận Kế Toán Và Các Đơn Vị, Bộ Phận Sử Dụng:
- Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Sanofi-Aventis Việt Nam.
- Thực Trạng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Tnhh Sanofi- Aventis Việt Nam:
- Bảng Kê Chi Tiết Tăng Tài Sản Cố Định (Sav) Năm 2014 (Trích Bảng) Xem Phụ Lục 2.10.
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
1.2.6.1. Đối với sửa chữa thường xuyên TSCĐ (Sửa chữa nhỏ TSCĐ):
Do chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ thường không lớn nên chi phí sửa chữa này được tính hết vào kỳ sửa chữa mà không phân bổ cho nhiều kỳ.
Xem Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở phụ lục 1.
1.2.6.2. Đối với sửa chữa lớn TSCĐ:
Các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì DN được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì DN được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Kế toán sử dụng TK 2413: “Sửa chữa lớn TSCĐ” để theo dòi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành vào các tài khoản liên quan. Số dư Nợ: Chi phí sửa chữa lớn dở dang.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 20
Xem Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ ở phụ lục 1.
1.2.6.3. Đối với sửa chữa nâng cấp TSCĐ:
Để nâng cao tính năng, tác dụng của TSCĐ cũng như kéo dài thời gian hữu ích của TSCĐ thì DN thực hiện việc nâng cấp TSCĐ. Các chi phí DN chi ra để đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó.
Xem Sơ đồ 1.16. Sơ đồ hạch toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ ở phụ lục 1.
1.2.7. Kế toán theo dòi tình hình biến động khác của TSCĐ:
1.2.7.1. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ:
Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể.
Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu TSCĐ phát hiện thừa xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản biết. Nếu chưa xác định được chủ tài sản trong thời gian chờ xử lý, Kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê tạm thời phản ánh tài khoản ngoài bảng hệ thống tài khoản để theo dòi giữ hộ.
TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được tìm nguyên nhân xác định người chịu trách nhiệm và xử lý đúng theo quy định hiện hành của chế độ tài chính tùy theo trường hợp cụ thể.
*Phát hiện thiếu TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD chưa xác định nguyên nhân, đang chờ xử lý:
Nợ TK 138 (1381) “Tài sản thiếu chờ xử lý”: Giá trị còn lại. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
*Quyết định xử lý TSCĐ thiếu:
Nợ TK 1388: Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường. Nợ TK 811: Tính vào chi phí khác.
Có TK 1381: Giá trị còn lại.
Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời điểm đánh giá lại theo quyết định của nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phải xác định nguyên giá mới, giá trị hao mòn
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 21
phải điều chỉnh tăng (Giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ đánh giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
1.2.7.2. Kế toán trao đổi TSCĐ:
Hoạt động trao đổi TSCĐ là hoạt động đem TSCĐ doanh nghiệp không cần dùng để chuyển đổi lấy TSCĐ khác (Tương tự hoặc không tương tự) của doanh nghiệp khác.
*Trường hợp trao đổi lấy TSCĐ tương tự: là hoạt động không tạo ra doanh thu, thu nhập.Kế toán phản ánh như sau: Giảm TSCĐ đem đi trao đổi nguyên giá. Đồng thời giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao lũy kế của TSCĐ đem đi trao đổi và tăng TSCĐ nhận về theo giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi.
Xem Sơ đồ 1.17. Sơ đồ hạch toán trao đổi TSCĐ tương tự ở phụ lục 1.
*Trường hợp trao đổi lấy TSCĐ không tương tự: thực chất là hoạt động bán TSCĐ này đồng thời mua TSCĐ khác nên tạo ra thu nhập khác.
Xem Sơ đồ 1.18. Sơ đồ hạch toán trao đổi TSCĐ không tương tự ở phụ lục 1.
1.2.7.3. Kế toán chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn qui định trong chuẩn mực TSCĐ sang CCDC:
Kế toán hạch toán giảm TSCĐ trong trường hợp này như sau: Giảm TSCĐ theo nguyên giá. Đồng thời giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao lũy kế và tăng chi phí của đối tượng sử dụng liên quan trong kỳ theo giá trị còn lại (Nếu giá trị còn lại nhỏ) hoặc tăng chi phí trả trước (Nếu giá trị còn lại lớn).
Trường hợp TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ:
Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị còn lại. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ có giá trị còn lại lớn: Nợ TK 142, 242: Giá trị còn lại.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
Phân bổ dần vào chi phí của các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 627, 641, 642:
Có TK 142, 242:
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 22
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH SANOFI-AVENTIS VIỆT NAM.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược:
Sanofi là tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và cung cấp các loại dược phẩm, vắc-xin cũng như các giải pháp điều trị đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Tại Việt Nam, Sanofi hiện đang hoạt động với hai pháp nhân là Công ty CP dược phẩm Sanofi-Syntheabo Việt Nam (Gồm 30% vốn của Việt Nam và 70% vốn nước ngoài) và Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (100% vốn nước ngoài).
Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 792/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (Nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày 15 tháng 02 năm 1994 và theo các Giấy phép đầu tư điều chỉnh khác.
*Tên công ty:
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công ty TNHH Sanofi - Aventis Việt Nam.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SANOFI AVENTIS VIETNAM COMPANY LIMITED.
- Tên giao dịch: SANOFI AVENTIS VIETNAM (Viết tắt là: SAV).
*Địa chỉ trụ sở điều hành mọi hoạt động và giao dịch:
- Văn phòng giao dịch: 10 Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, TP.Hồ Chí Minh.
- MST: 030078277 Website: www.sanofi.com.vn
- SĐT: 08 3829 8526 Fax: 08 3914 4801
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng DEUTSCHE BANK, Ngân hàng EXIMBANK.
*Địa chỉ liên lạc tạm thời (Từ tháng 9/2013 đến tháng 7/2014): Tầng 37-38 Bitexco Financial Tower số 02 Hải Triều, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
*Thông tin về nhà máy sản xuất: Công ty có một nhà máy ở địa chỉ 123 Nguyễn Khoái, Phường 3, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Nhà máy đạt đuợc các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận về chất luợng:
- GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) - Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 23
- GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm).
- GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc).
- Chứng nhận ISO 9001:2000.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển:
Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam tiền thân là Công ty Liên Doanh Vinaspecia SRL. Ngày 15/01/1994, tập đoàn Rhône Poulenc S.A (Pháp) và Công ty Yteco TP. Hồ Chí Minh được cấp giấy phép hoạt động số 792/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép thành lập sản xuất và kinh doanh dược phẩm với số vốn đầu tư ban đầu là 2.880.393 USD và vốn pháp định là 2.880.393 USD (Pháp chiếm 70%, Việt Nam 30%).
Ngày 04/10/1995 tập đoàn Rhône Poulenc S.A (Pháp) đã chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu và vốn đầu tư cho tập đoàn Rhône Poulenc Porer S.A (Pháp), đồng thời tăng vốn đầu tư lên thành 8.754.256 USD, vốn pháp định là 4.542.256 USD (Pháp chiếm 70%, Việt Nam 30%).
Ngày 31/12/1997, công ty Liên Doanh Vinaspecia SRL chính thức đổi tên thành Công ty Liên doanh Rhône Poulenc.
Ngày 26/12/2000, công ty Yteco TP. Hồ Chí Minh chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu và vốn đầu tư cho Công ty Sapharco (Việt Nam).
Ngày 16/01/2003, công ty Sapharco (Việt Nam) và tập đoàn Rhône Poulenc S.A (Pháp) chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu và vốn đầu tư cho tập đoàn Aventis Pharme
S.A. Đồng thời thay đổi loại hình kinh doanh của Công ty thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài với tên giao dịch là công ty Aventis SRL.
Ngày 23/08/2006 Công ty Aventis SRL đổi tên thành Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ :
2.1.2.1. Chức năng:
Là một trong những công ty phát minh, phát triển và cung cấp các giải pháp điều trị với danh mục các loại dược phẩm chất lượng, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu về điều trị và chăm sóc sức khỏe trong nước và một số nước trong khu vực Châu Á thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Tim mạch, truyền nhiễm, ung thư, hệ thần kinh trung ương, bệnh đái tháo đường, bệnh nội khoa, chứng huyết khối,…. Phù hợp với bảy nền tảng phát triển của công ty Sanofi-Aventis Việt Nam: Đái tháo đường, vắc-xin dành cho người, dược phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 24
tiên tiến, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thị trường mới nổi, thuốc thú y và Genzyme - Điều trị các bệnh hiếm gặp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Đối với các bên đối tác: Công ty có trách nhiệm tuân thủ các thoả thuận giữa các bên trong liên doanh. Ngoài ra, công ty còn chịu sự quản lý, chỉ đạo của tập đoàn đối tác Pháp về mặt chuyên môn, kỹ thuật, các thủ tục và gửi báo hợp nhất của tập đoàn.
- Đối với nhà nước: Công ty có trách nhiệm tuân thủ các quy định thông qua việc thực hiện các thông tư, chỉ thị công văn hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam như: Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Y Tế, Bộ KH & ĐT, Ngân Hàng Nhà Nước.
2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh trong công ty:
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh và mua bán các loại sản phẩm dược và cận dược dùng cho người, theo đúng danh mục các sản phẩm đã được bộ y tế Việt Nam cho phép với một số sản phẩm thuốc thông dụng và quen thuộc trên thị trường như (Lactacyl, Acemuc, Sorbitol, Nospa,…).
2.1.3.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Là công ty sản xuất theo phương thức sản xuất hàng loạt lớn được quản lí theo lô sản phẩm, và kinh doanh bán ra tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
2.1.3.2.1. Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm của công ty là dược phẩm để phòng chữa bệnh, do đó nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mạng của người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn và có thời hạn sử dụng.
Một số sản phẩm của công ty: Acemuc (Gói); Acodine (Viên): thuốc chống ho; Calcium corbiere (Ống): điều trị các trường hợp suy nhược; Sorbital Sanofi (Gói): điều trị táo bón, khó tiêu; Lactacyd Liquid (Chai): làm sạch và bảo vệ da…
2.1.3.2.2. Quy trình sản xuất các mặt hàng chủ yếu:
Hiện nay công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Nguyên tắc chung của quy trình sản xuất là đảm bảo an toàn về hệ thống xử lý không khí, hệ thống theo dòi nhiệt độ và ẩm độ, kiểm soát chất lượng môi trường tránh sự chênh áp. Có 3 quy trình công nghệ sản xuất chính:
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 25
- Quy trình sản xuất thuốc viên nang: Nguyên liệu sau khi kiểm tra đạt chuẩn đưa vào công đoạn rây và trộn để các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau, sau đó vô nang (viên nhộng) rồi qua giai đoạn ép vỉ, vô hộp, đóng thùng, sau đó lưu vào kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
- Quy trình sản xuất thuốc viên nén: Nguyên liệu sau khi kiểm tra đạt chuẩn đưa vào công đoạn rây và trộn để các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau, sau đó ép thành viên nén rồi qua giai đoạn ép vỉ, vô hộp, đóng thùng, sau đó lưu vào kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
- Quy trình sản xuất thuốc nước đóng chai: Nguyên liệu sau khi kiểm tra đạt chuẩn đưa vào công đoạn trộn thành hỗn hợp nước, sau đó vô chai, ép màng co, rồi qua giai đoạn vô thùng, sau đó lưu vào kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty:
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Sanofi-Aventis Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 26
Ban giám đốc
Giám đốc công nghệ
Giám đốc tiếp thị
Giám đốc hành chính
Phòng hành chính
Phòng đảm bảo chất lượng
Phòng vi tính
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng phát triển công nghệ dược liệu
Phòng quản lý kinh doanh
Hệ thống cửa hàng
Phòng y vụ và đăng ký
Phòng trình dược viên
Phòng tiếp thị
Phòng nhân sự Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng vi tính
Phòng kiểm nghiệm
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng thuốc viên
Phân xưởng thuốc nước
Phân xưởng đóng gói
*Nguồn lập “Phòng quản lý kinh doanh”.
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
Phòng kế toán: Là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính. Ghi chép tính toán phản ánh số hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD của công ty. Kiểm tra phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành vi lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ,
kỷ luật Kinh tế - Tài chính của Nhà nước.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 27