Các Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn


đến việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Kế toán quản trị môi trường phải đảm bảo tuân thủ Luật kế toán, Luật Bảo vệ môi trường để phản ánh tình hình tài chính, cung cấp thông tin kế toán môi trường cho nhà quản trị, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn.

Tổ chức kế toán quản trị môi trường phải phù hợp với trình độ quản lý, mức độ trang bị các phương tiện tính toán tại Công ty. Muốn phát huy tốt hệ thống kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp cần căn cứ vào yêu cầu quản lý môi trường, chính sách môi trường, đội ngũ cán bộ kế toán, phương tiện tính toán của công ty.

Tổ chức kế toán quản trị môi trường phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán trong Công ty đáp ứng yêu cầu thông tin cho nhà quản trị và các đối tượng quan tâm. Khi tổ chức kế toán quản trị môi trường tại công ty, xuất phát từ các nội dung, các chỉ tiêu liên quan đến môi trường cung cấp cho nhà quản lý và đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài để thiết kế hệ thống thu nhập, hệ thống hóa và cung cấp thông tin phù hợp.

Tổ chức kế toán quản trị môi trường phải đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Cần xem xét tính toán đến tính hợp lý giữa chi phí cho công tác tế toán với kết quả, hiệu quả mà công tác kế toán quản trị môi trường đem lại.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhận diện thu nhập, chi phí môi trường

Nhận diện thu nhập môi trường

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo sản phẩm, nhưng cũng trong chính quá trình sản xuất đó lại đồng thời tạo ra các chất thải, phế thải, phế liệu. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xử lý môi trường đối với những chất thải, phế thải này. Tuy nhiên, trong các chất thải, phế thải đó có những loại có thể được tái sử dụng sản xuất ra sản phẩm khác (sản phẩm tái chế) hoặc bán lại cho một đơn vị khác, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc sản xuất sản phẩm tái chế hoặc bán các phế thải, phế liệu. Thu nhập môi


trường là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Thu nhập môi trường là một bộ phận trong tổng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp. Thu nhập môi trường bắt nguồn từ việc bán phế liệu, phế thải (để tái sử dụng bởi một đơn vị khác), trợ giá tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường,... Thu nhập môi trường được xác định dựa trên giá trị các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Nhận diện các khoản thu nhập liên quan đến môi trường giúp nhà quản lý cân đối lợi ích giữa doanh thu và chi phí môi trường, từ đó đưa ra những giải pháp đầu tư, cải tạo, sủa chữa tài sản cố định phục vụ môi trường một cách hợp lý.

Nhận diện chi phí môi trường

Nhận diện chi phí môi trường là bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát để quản lí chi phí môi trường, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Qua khảo sát cho thấy chi phí môi trường tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn vẫn chưa được nhận diện đầy đủ làm ảnh hưởng tới thông tin cung cấp cho nhà quản trị gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí và đưa ra quyết định kinh doanh. Hiện tại, các chi phí môi trường của công ty còn bị ẩn trong chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí vật liệu xử lý chất thải, chi phí thuê ngoài, chi phí lao động,…). Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty, chi phí môi trường trong công ty sẽ bao gồm:

- Chi phí bảo vệ môi trường là chi phí gắn với hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005: Chi phí phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra, Chi phí tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chi phí chất thải là các chi phí nguyên vật liệu, vật liệu, chi phí nhân công kết tinh trong đầu ra là chất thải.


Bảng 3.1: Nhận diện chi phí phát thải trong Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn


Căn cứ nhận diện

Chi phí môi trường

Ghi chú

1. Chi phí bảo vệ môi trường

1.1 Khắc phục, xử lý, ứng phó sự cố môi trường: Xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, phạt, bồi thường cho đối tượng bị ảnh hưởng,…

Chi phí xử lý chất thải:

+ Chi phí phát sinh tại bộ phận xử lý chất thải (phân xưởng nước thải, khí thải…) bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ, thiết bị và nhân sự xử lý chất thải.

+ Chi phí khắc phục sự cố môi trường (ô nhiễm sông ng i,…)

+ Chi phí nộp phạt, kiện, bồi thường cho đối tượng chịu ô nhiễm;

+ Chi phí dự ph ng, ứng phó sự cố môi trường (hỏa hoạn, cháy nổ,…)

+ Các khoản thuế, phí, lệ phí chất thải và xử lý chất thải.

Đã được nhận diện

1.2 Quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Chi phí quản lý và phòng ngừa ô nhiễm môi trường:

- Chi phí đào tạo, tập huấn về môi trường cho nhân viên doanh nghiệp và cư dân khu vực quanh nhà máy

- Chi phí cải tạo đường, nạo vét cống thoát nước.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài để ngăn ngừa và quản lý môi trường (dịch vụ khảo sát môi trường lao động, đào tạo môi trường…)

- Chi phí nghiên cứu và phát triển các dự án môi trường

- Chi phí quản lý môi trường khác

Đã nhận diện được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn - 10



Căn cứ nhận diện

Chi phí môi trường

Ghi chú


- Chi phí vệ sinh, làm đẹp cảnh quan nhà máy

Đang bị ẩn trong chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.3.Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên: Tái chế chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn…

Chi phí sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên

Chưa có. Đề nghị bổ sung

2. Chi phí chất thải (liên quan khối lượng chất thải được tạo ra)

Chi phí thiệt hại do doạt động sản xuất không hiệu quả:

+ Chi phí nguyên vật liệu sản xuất không hiệu quả (không tạo ra sản phẩm)

+ Chi phí nhân công của chất thải

+ Chi phí khấu hao máy móc sản xuất không hiệu quả

Chưa được nhận diện. Đề nghị bổ sung


3.2.2. Giải pháp hoàn thiện phân loại chi phí môi trường

Để cung cấp một cách đầy đủ, chính xác thông tin chi phí môi trường cho nhà quản lý, cần tiến hành phân loại chi phí môi trường một cách khoa học. Phân loại chi phí môi trường thích hợp là bước đầu tiên, quan trọng để có thể tiến hành lập báo cáo quản trị chi phí môi trường, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý.

Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí môi trường như phân loại chi phí môi trường theo nội dung kinh tế, theo chức năng, theo chi phí chất lượng, khả năng nhận biết, chu kỳ sống sản phẩm,… Tuy nhiên, quy mô của công ty nên phân loại chi phí môi trường theo tiêu thức nội dung kinh tế của UNDSD (2001) có ưu điểm là các chi phí môi trương rõ ràng, đầy đủ. Thêm vào đó, công ty đang nhận diện được các chi phí môi trường cơ bản thuộc nội dung xử lý chất thải, phòng ngừa và quản lý. Như vậy, nếu phân loại theo tiêu thức này thì công ty chỉ


cần bổ sung thêm chi phí chất thải rắn và sắp xếp các chi phí môi trường đã nhận diện theo các nhóm của tiêu thức. Phân loại chi phí môi trường trong công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn được mô tả ở bảng sau:

Bảng 3.2: Phân loại chi phí môi trường trong công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn



STT

Loại chi phí môi trường


Danh mục chi phí môi trường


1


Chi phí xử lý chất thải

- Chi phí khấu hao các thiết bị có liên quan đến hoạt động môi trường như chi phí khấu hao hệ thống khử bụi, lọc bụi, chi phí khấu hao hệ thống bơm nước tuần hoàn, chi phí khâu hao ô tô tải tập kết chất thải rắn, chi phí khấu hao kho lưu giữ thu gôm chất thải nguy hại,…

- Chất thải vật tư, hóa chất và dịch vụ mua ngoài để vận hàn, bảo trì , bảo dưỡng thiết bị, máy móc xử lý phát thải như hệ thống khử bụi, hệ thống lọc bụi l , hệ thống bơm nước tuần hoàn, kho lưu giữ chất thải nguy hại,..

- Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của bộ phận thu gom chất thải, công nhân vệ sinh môi trường, công nhân kiểm soát khí thải, nước thải,…

- Chi phí môi trường như chi phí Bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp, chi phí bảo vệ môi trường chất thải rắn, lệ phí quan trắc môi trường.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp, dịch vụ vận chuyển xỉ thải, xúc xỉ thải, thuê xe chuyên dùng hút bể,…

- Chi phí nộp phạt khi doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường như vi phạm quản lý chất thải rắn, gây ô nhiễm môi trường do khí thải.


2


Chi phí phòng ngừa và quản

- Chi phí nhân viên quản lý hoạt động môi trường là tiền

lương, phụ cấp,.. và các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo tý lệ quy định của nhân viên bộ phận quản lý




STT

Loại chi phí môi trường


Danh mục chi phí môi trường


lý môi trường

môi trường, nhân viên truyền thông hoạt động môi trường,…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường: Chi phí cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn, về công tác môi trường, chi phí hoạt động truyền thông, tuyên truyền về BVMT, chi phí kiểm toán môi trường,…

Chi phí phát sinh do áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng nguyên vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

Chi phí quản lý môi trường khác: Chi phí trồng cây xanh, chi phí in ấn báo cáo bảo vệ môi trường, chi phí tiếp khách (tiếp đón đoàn kiểm toán môi trường, sở tài nguyên môi trường, ban môi trường của đơn vị cấp trên,…) chi phí tài trợ môi trường sinh thái cho công đồng địa phương (như chi phí xây giếng khoan cho người dân, chi phí máy lọc nước cho người dân,..)


3


Chi phí sản xuất không hiệu quả

Chi phí nguyên vật liệu cho chất thải rắn

Chi phí nhân công mất cho sản xuất không hiệu quả

Chi phí sản xuất chung (khấu hao máy móc thiết bị sử đụng để tạo ra chất thải


3.2.3. Giải pháp hoàn thiện xây dựng đinh mức và lập dự toán chi phí môi trường

3.2.3.1. Thiết lập định mức chi phí xử lý chất thải

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch bàn chưa tiến hành xây dựng định mức riêng cho các khoản chi phí môi trường. Do vây, để có căn cứ lập dự toán chi phí môi trường, giúp nhà quản lý kiểm soát tốt được nguồn lực của mình thì công ty cần xây dựng riêng định mức chi phí môi trường. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, trong giai đoạn đầu công


ty nên xây dựng định mức chi phí cho khoản mục chi phí xử lý chất thải. Cụ thể, công ty cần xây dựng riêng định mức chi phí xử lý chất thải biến đổi và định mức chi phí xử lý chất thải cố định.

Định mức chi phí xử lý chất thải biến đổi là những chi phí có thể xác định định mức lượng và định mức giá cho tường loại chất thải bao gồm chi phí vật liệu xử lý chất thải, chi phí nhân công xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chung biến đổi. Cụ thể như sau:

- Định mức chi phí vật liệu xử lý chất thải:

+ Định mức lượng vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


Định mức lượng vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


=

Khối lượng vật liệu tiêu chuẩn cần để xử lý 1 đơn vị chất thải


+

Khối lượng vật liệu hao hụt định mức (tính trên 1 đơn vị chất thải)

+ Định mức giá vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


Định mức giá vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


=

Nguyên giá vật liệu cần để xử lý 1 đơn vị chất thải


-

Các khoản giảm trừ chiết khấu (tính trên 1 đơn vị chất thải)


Định mức vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


=

Định mức lượng vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


x

Định mức giá vật liệu xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)

- Định mức chi phí lao động xử lý chất thải:


Định mức lao động xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


=

Định mức lượng lao động xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)


x

Định mức giá lao động xử lý chất thải (tính cho 1 đơn vị chất thải)

Trong đó: Định mức lượng lao động để nhân công xử lý 1 đơn vị chất thải có thể xác định bằng một trong hai phương pháp sau: (1) Đem chia công việc thành những thao tác kỹ thuật riêng, căn cứ vào bẳng thời gian lao động để xác định thời gian với từng thao tác rồi tổng hợp lại để ra thời gian hoàn thành cần thiết để hoàn thành


một công việc. (2) Xác định thời gian bằng cách bấm giờ. Một công nhân với tay nghề, bậc thợ trung bình tiến hành công việc dưới sự theo dõi giám sát, hoạt động giám sát sẽ bấm đồng hồ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc công việc. Định mức giá thời ian lao động được xác định căn cứ vào bảng lương và các khoản trích theo lương, các hợp đồng lao động đã ký, trình độ tay nghề, bậc thợ của công nhân.

- Định mức chi phí xử lý chất thải chung biến đổi: Gồm các chi phí bốc dỡ, vận chuyển chất thải, vật liệu xử lý chất thải, chi phí năng lượng… Chi phí này biến đổi theo khối lượng chất thải, vật liệu xử lý chất thải nên sẽ xây dựng định mức chung cho toàn phân xưởng theo số thực tế kỳ trước có điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kỳ này.

Định mức chi phí xử lý chất thải cố định bao gồm: chi phí khấu hao máy móc thiết bị tham gia xử lý chất thải, chi phí lương và các khoản chính theo lương chủa quản lý đội công nhân xử lý chất thải, … phần định mức chi phí này sẽ được xây dượng dựa trên số thực tế kỳ trước và có điều chỉnh phù hợp với kỳ sau.

3.2.3.2 . Giải pháp hoàn thiện lập dự toán chi phí môi trường

Dự toán chi phí môi trường sẽ được lập căn cứ vào định mức chi phí môi trường và thống kê kinh nghiệm các chi phí phát sinh trong quá khứ. Căn cứ vào định mức chi phí môi trường ở trên ta có phương pháp lập dự toán như sau:

- Dự toán chi phí xử lý chất thải:

+ Dự toán chi phí vật tư xử lý chất thải


Lượng chất thải cần xử lý dự kiến

=

Khối lượng sản phẩm cần sản xuất

x

Tỷ lệ % chất thải được tạo ra từ sản xuất



Lượng vật tư cần xử lý chất thải dự kiến


=

Lượng chất thải cần xử lý dự kiến


x

Định mức lượng vật tư cần xử lý (tính cho 1 đơn vị) chất thải


Dự toán chi phí vật tư xử lý chất thải


=

Lượng vật tư cần xử lý chất thải dự kiến


x

Định mức giá vật tư xử lý (tính cho 1 đơn vị) chất thải

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí