Kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại chi phí theo hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường 17

Bảng 2.1: Thực trạng nhận diện thu nhập môi trường tại Công ty Cổ phần

Tập đoàn Thạch Bàn 51

Bảng 2.2: Thực trạng nhận diện chi phí môi trường tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn 52

Bảng 3.1: Nhận diện chi phí phát thải trong Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn 65

Bảng 3.2: Phân loại chi phí môi trường trong công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn 67

Bảng 3.3: Tổ chức tài khoản kế toán cấp 3,4 tập hợp chi phí môi trường 72

Bảng 3.4: Mẫu báo cáo chi phí môi trường theo bộ phận 73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Bảng 3.5: Mẫu báo cáo thu nhập, chi phí môi trường dưới thước đo giá trị 75


Kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Vai trò của kế toán quản trị môi trường trong quá trình ra quyết định 10

Sơ đồ 1.2: Mô hình phân bổ chi phí môi trường theo một tiêu chuẩn 21

Sơ đồ 1.3: Mô hình phân bổ chi phí môi trường theo nhiều tiêu chuẩn 22

Sơ đồ 1.4: Phương pháp xác định chi phí truyền thóng và phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC) 24

Sơ đồ 1.5: Các bước xác định chi phí môi trường theo chu kỳ sống của sản phẩm 25

Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Thạch Bàn 40

Sơ đồ 2.2: Công nghệ với dây truyền sản xuất 43

Sơ đồ 2.3. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch ốp lát Granite 44

Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn 49


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các vấn đề về môi trường ở Việt Nam đang gặp phải những bất cập, khó kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu do áp lực phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, trong bối cảnh tài nguyên ngày càng khan hiếm. Mặt khác, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại những hậu quả về mặt môi trường, ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai. Thực trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất của doanh nghiệp và sự thiếu ý thức của người dân trong xả thải sinh hoạt. Các chỉ số đánh giá ô nhiễm đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang ảnh hưởng tới cuộc sống con người.

Kế toán quản trị môi trường là một bộ phận của kế toán trong doanh nghiệp, liên quan đến các thông tin về hoạt động môi trường trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về môi trường cho đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng để ra quyết định. Hơn nữa, kế toán quản trị môi trường nhằm mục tiêu đạt tới sự phát triển bền vững, duy trì quan hệ tốt đẹp tới cộng đồng, nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường.

Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thạch Bàn được thành lập từ những năm 1959, Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Thạch Bàn là một trong những đơn vị dẫn đầu lĩnh vực sản xuất VLXD tại Việt Nam. Thạch Bàn luôn tiên phong trong đổi mới khoa học công nghệ, đón đầu các xu thế, góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ngành sản xuất VLXD tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của công ty vẫn đang diễn ra một cách đáng báo động . Dân cư sống gần nhà máy sản xuất phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí do bụi… Hoạt động nung gạch sử dụng đất sét và than


(nguồn tài nguyên không tái tạo) trong khi lại thải ra khí CO2 độc hại vào môi trường chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng sức khỏe nhân dân. Chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất là rất lớn nên việc nhận diện và kiểm soát các chi phí liên quan đến môi trường giúp công ty tiết kiệm được chi phí, nâng cao trách nhiệm xã hội và cải thiện hình ảnh của mình là việc rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất VLXD. Từ những lập luận trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn” hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ cung cấp các thông tin kế toán thu nhập và chi phí môi trường, giúp doanh nghiệp tiến tới sự phát triển bền vững.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài

2.1. Một số nghiên cứu trong nước

Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai với giáo trình Kế toán môi trường trong doanh nghiệp (2012) đã đưa ra khái niệm về tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường, thu nhập môi trường. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra các phương pháp phân loại và xác định chi phí môi trường trong doanh nghiệp, ghi nhận, cung cấp thông tin chi phí và thu nhập môi trường. Nghiên cứu của các tác giả có ý nghĩa hết sức quan trọng và tác động tích cực đến việc xác định phạm vi chi phí môi trường trong doanh nghiệp nhằm xử lý thông tin chi phí môi trường phục vụ quản trị môi trường doanh nghiệp.

Luận văn thạc sĩ “Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam” – năm 2010 của tác giả Trịnh Hiệp Thiện đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị môi trường, đánh giá về mức độ vận dụng các công cụ của kế toán quản trị môi trường để phục vụ quá trình quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo, nhằm cung cấp cho bên ngoài của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam về vấn đề môi trường để mang lại sự minh bạch và đầy đủ thông tin thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội.

Lê Kim Ngọc (2013) với bài báo “Hướng dẫn Kế toán môi trường của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện kế toán môi trường trong các doanh


nghiệp Việt Nam” đề cập đến các nội dung kế toán môi trường của Nhật Bản và đưa ra những giải pháp để áp dụng vào Việt Nam. Cụ thể, theo nghiên cứu, chi phí môi trường được nhận diện thành bốn loại: chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, chi phí môi trường trước và sau quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, chi phí quản lý môi trường, chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường. Từ đó, tác giả cũng đề xuất hai mẫu báo cáo kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam là báo cáo về chi phí môi trường của doanh nghiệp và báo cáo lợi ích môi trường.

Phạm Hoài Nam (2015) với bài báo “Kế toán môi trường tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế” đã đề cập đến đối tượng và phương pháp của kế toán môi trường, việc nhận diện, ghi nhận và cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp.

Đào Thị Giang và Đào Thị Thu Hà (2016) với bài báo “Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp” đã cho thấy các nguyên nhân của hạn chế sự áp dụng kế toán môi trường tại Việt Nam, cũng như kinh nghiệm của các nước như Hoa kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… trong việc vận dụng hạch toán d ng vật liệu, kế toán chi phí và thu nhập về môi trường, cân bằng đầu vào - đầu ra, phân tích bảng cân bằng sinh thái cũng như sử dụng đồng thời thước đo hiện vật và thước đo giá trị trong quá trình hạch toán và thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường.

2.2. Tổng quan các công trình nước ngoài

Ủy ban Liên Hợp quốc về phát triển bền vững (UNDSD) Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã lần lượt công bố tài liệu: “Kế toán quản trị môi trường: Thủ tục và nguyên tắc“ (UNDSD,2001) và “Tài liệu hướng dẫn quốc tế: Kế toán Quản lý Môi trường“ (IFAC, 2005). Hai tài liệu tập trung vào các vấn đề: Sự cần thiết của kế toán quản trị môi trường, nguyên tắc kế toán môi trường, thông tin kế toán môi trường (thông tin vật lý, thông tin tiền tệ) và các phương pháp được sử dụng kế toán quản trị môi trường (bao gồm: Phương pháp kế toán dòng luân chuyển vật liệu, phương pháp xác định chi phí môi trường dựa trên cơ sở hoạt động, phương pháp kế toán doàng chi phí, phân loại chi phí môi trường trong doanh


nghiệp. Tài liệu như kim chỉ nam cho chính phủ các nước và các tổ chức hiểu rõ lợi ích mà kế toán quản trị chi phí môi trường đem lại.

Bài báo “Kế toán môi trường và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)”của tác giả A. Aziz Ansari (2010) đề cập sự cần thiết để phải bổ sung yếu tố môi trường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cần có sự thống nhất chung về nhận diện, đo lường và công bố thông tincác yếu tố của kế toán môi trường, gồm tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trên báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp nên vận dụng chuẩn mực báo báo tài chính quốc tế để đo lường và công bố thông tin các yếu tố môi trường trên báo cáo tài chính.Tuy nhiên, tác giả bài báo chỉ tập trung vào vận dụng chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế để đo lường và công bố thông tin các yếu tố môi trường trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chưa đề cập đến các khái niệm về tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường và các cơ sở để đo lường, ghi nhận, cung cấp thông tin tài chính của các yếu tố của kế toán môi trường.

Stefan Schalteggern và Burritt (2010) “ Sustainability accounting for companies: Catchphrase or decision support for business leaders?„ chỉ ra ảnh hưởng lớn của thông tin chi phí môi trường đến tính sẵn sàng của nhà quản trị trong việc ra quyết định, cũng như ý nghĩa của việc sử dụng tích hợp các thông tin chi phí môi trường để phân tích thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư đối với các dự án có xét đến yếu tố môi trường.

Jamila và cộng sự (2014) sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành kiểm định độc lập: Áp lực cưỡng ép, áp lực mô phỏng và áp lực quy phạm ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng chỉ có biến áp lực cưỡng ép có ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường ở các doanh nghiệp tại Malaysia, còn cả hai biến áp lực quy chuẩn và áp lực mô phỏng không có mối liên hệ nào với việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường. Phát hiện này trái ngược với những phát hiện của một nghiên


cứu được thực hiện bởi Jalaludin và cộng sự (2011) cho rằng áp lực quy chuẩn có ảnh hưởng đáng kể tới việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường.

Đề tài kế toán quản trị môi trường đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm trong nhưng năm gần đây. Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường nói trên đã đóng góp lớn vào quá trình tìm hiểu sự phát triển và áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường tại Công ty Tập đoàn Thạch Bàn. Chính vì lẽ đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận về kế toán quản trị môi trường, phân tích đặc điểm của tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất và thực trạng công tác kế toán quản trị môi trường tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí, thu nhập môi trường tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, từ đó nêu ý kiến đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị môi trường tại Công ty này.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

(1) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất.

(2) Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn.

(3) Xác định những nội dung kế toán quản trị chi phí môi trường cần hoàn thiện, từ đó khuyến nghị các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đến chi phí môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn. Thời gian nghiên cứu: Năm 2020


5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp tìm hiểu, phân tích tổng quan tài liệu như: Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các giáo trình, sách về kế toán môi trường, các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí và bài viết liên quan. Bên cạnh đó, học viên cũng thực hiện tìm hiểu về các xí nghiệp thành viên thuộc Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, thông tin hoạt động, công tác kế toán... Việc nghiên cứu tài liệu này đ i hỏi phải phân loại và chọn lọc thông tin chính xác, phù hợp.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, học viên tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích thông tin để đưa ra các kết luận tương ứng với dữ liệu thu thập được.

Mục đích của phương pháp là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để đưa ra các kết luận phù hợp. Nội dung chủ yếu của phương pháp là xử lý các thông tin thu thập được từ Công ty, sau đó thông qua quá trình phân tích dữ liệu, học viên đánh giá được thực trạng kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn., chỉ ra được những mặt còn tồn tại để đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị môi trường phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị môi trường tại Công ty Tập đoàn Thạch Bàn

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị môi trường tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí