Khái Niệm Và Ý Nghĩa Phân Tích Điểm Hòa Vốn

Hoặc:

Lợi

=

nhuận


Doanh thu tiêu thụ sản phẩm


Tỷ lệ số dư đảm

x

phí sản phẩm


- Chi phí cố định

Ví dụ 4.2: Lấy số liệu ở bài trên. Giả sử doanh nghiệp có kế hoạch tăng thêm doanh thu là 45.000.000 đồng trong tháng tới. Hãy xác định tỷ lệ số dư đảm phí và cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm bao nhiêu?

Bài giải

Cách 1: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

1 sản phẩm

500 sản phẩm

Tăng thêm

Chênh lệch

1. Doanh thu

250

125.000

170.000

45.000

2. Chi phí khả biến

150

75.000

102.000

27.000

3. Số dư đảm phí

100

50.000

68.000

18.000

4. Chi phí cố định


51.000

51.000

-

5. Lợi nhuận


- 1.000

17.000

18.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 12

Khi doanh thu tăng thêm 45 triệu đồng thì lợi nhuận tăng thêm 18 triệu đồng, khi đó tỷ lệ số dư đảm phí = 68.000 / 170.000 = 0,4

Cách 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí:

- Tỷ lệ số dư đảm phí = (250 – 150)/ 250 = 0,4

- Tổng số dư đảm phí tăng thêm: 45.000 x 0,4 = 18.000

Vì công ty đã tiêu thụ trên điểm hòa vốn, với chi phí cố định không đổi nên số dư đảm phí tăng thêm cũng chính là lợi nhuận tăng thêm 18.000.000 đồng

Ví dụ 4.3: Công ty thương mại A có tình hình thu mua, tồn kho và chi phí các sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu

A

B

C

1. Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ (sản phẩm)

100

250

400

2. Số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ (sản phẩm)

150

-

100

3. Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ (sản phẩm)

900

1.000

700

4. Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

10.000

25.000

40.000

5. Giá mua đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

6.000

16.000

34.000

6. Biến phí bán hàng đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

500

1.000

2.000

7. Biến phí quản lý đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

100

300

700

8. Định phí bán hàng (1.000 đồng)

3.500.000

9. Định phí quản lý (1.000 đồng)

6.300.000

Yêu cầu: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm, tỷ lệ số dư đảm phí bình quân. Nhận xét mối quan hệ giữa tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm và doanh thu tương ứng.

Bài giải

Bảng xác định sản phẩm tiêu thụ trong kỳ:


Chỉ tiêu

A

B

C

1. Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ (sản phẩm)

100

250

400

2. Số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ (sản phẩm)

150

-

100

3. Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ (sản phẩm)

900

1.000

700

4. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (sản phẩm)

850

1.250

1.000

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu

Tổng

A

B

C

1. Doanh thu

79.750

8.500

31.250

40.000

2. Chi phí khả biến

63.935

5.610

21.625

36.700

a. Giá vốn hàng bán

59.100

5.100

20.000

34.000

b. Biến phí bán hàng

3.675

425

1.250

2.000

c. Biến phí quản lý

1.160

85

375

700

3. Số dư đảm phí

15.815

2.890

9.625

3.300

4. Định phí

9.800




5. Lợi nhuận

6.015




6. Tỷ lệ số dư đảm phí

0,19830

0,34

0,308

0,00825

Nhận xét: Qua số liệu tính toán ta thấy tỷ lệ số dư đảm phí toàn doanh nghiệp là 19,83%, tức là cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được thì có 19,83 đồng là thuộc về số dư đảm phí. Trong các loại sản phẩm của doanh nghiệp thì sản phẩm A có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất 34% nhưng lại tiêu thụ ít nhất về số lượng. Ngược lại, sản phẩm C có lượng tiêu thụ cao nhất, nhưng có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất là 8,25%. Như vậy, doanh nghiệp nên nâng cao doanh thu của sản phẩm để đạt mức lợi nhuận cao nhất.

4.2.3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành hàng, nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Mỗi mặt hàng thường có vai trò khác nhau trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần phải chọn những sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong tổng các mặt hàng kinh doanh. Nói cách khác, cơ cấu của các sản phẩm tạo ra lợi nhuận cao thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh nghiệp. Như vậy, để nâng cao lợi nhuận, các nhà quản trị cần phải xem xét cơ cấu tiêu thụ một cách khoa học

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong tổng số các mặt hàng tiêu thụ

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ có thể tính theo doanh thu tiêu thụ các sản phẩm hoặc tính theo khối lượng tiêu thụ các sản phẩm tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Có thể tính theo doanh thu: Công thức 1:

Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng (tính theo doanh thu)

= Doanh thu tiêu thụ của một mặt hàng Tổng doanh thu tiêu thụ

Có thể tính theo thước đo hiện vật, trong trường hợp này thường áp dụng đối với sản phẩm đồng chất:

Công thức 2:

Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng (tính theo sản lượng)

= Sản lượng tiêu thụ của một mặt hàng Tổng sản lượng tiêu thụ

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị như sau:

- Phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thiết lập được một cơ cấu hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm cũng như quyết định thu mua hàng hóa một cách hợp lý.

- Do mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí và số dư đảm phí đơn vị khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm tỷ lệ số dư đảm phí bình quân và số dư đảm phí bình quân thay đổi theo. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy các nhà quản trị kinh doanh phải biết lựa chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hợp lý để tăng lợi nhuận. Thông thường các nhà quản trị kinh doanh thường chọn các sản phẩm có số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất để sản xuất và tiêu thụ

Từ công thức tính số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân ở phần trên, công thức xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, ta có thể thiết lập công thức tính số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thông qua cơ cấu sản phẩm tiêu thụ:

Tỷ lệ số đư đảm phí bình quân

= Tổng số dư đảm phí Tổng doanh thu


Σ(Doanh thu từng loại sản phẩm x Tỷ lệ số

dư đảm phí từng loại sản phẩm)

= Tổng doanh thu



Số dư đảm phí bình quân

= Σ(Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu x Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại sản phẩm


= Tổng số dư đảm phí Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ


Σ(Lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại x Số dư

đảm phí đơn vị sản phẩm)

= Tổng số lượng các sản phẩm tiêu thụ


= Σ(Cơ cấu sản phẩm theo số lượng x Số dư

đảm phí đơn vị)

Ví dụ 4.4: Một công ty sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm A, B, C. Các sản phẩm này đồng chất, thông tin về các sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu

A

B

C

1. Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

2

3

5

2. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

1,2

1,5

2

3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo doanh thu tiêu thụ

0,6

0,3

0,1

4. Chi phí cố định (ngàn đồng/tháng)

90.000.000

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.

2. Giả sử cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tính theo số lượng là 50%, 30% và 20%. Xác định số dư đảm phí bình quân đơn vị sản phẩm.

Bài giải


Chỉ tiêu

A

B

C

Tổng

1. Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm

0,4

0,5

0,6


2. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

0,6

0,3

0,1

1

3. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

0,24

0,15

0,06

0,45

Vậy tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty là: 0,45


Chỉ tiêu

A

B

C

Tổng

1. Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm

0,8

1,5

3


2. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo số lượng

50%

30%

20%

100%

3. Số dư đảm phí bình quân

0,4

0,45

0,6

1,45

Vậy số dư đảm phí bình quân của công ty là: 1,45

4.2.4. Phân tích điểm hòa vốn

4.2.4.1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc là điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí cố định. Nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không.

Điểm hòa vốn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giúp cho các nhà quản trị biết được ngưỡng sản xuất và tiêu thụ đạt được mức lợi nhuận như dự kiến, đây là nội dung phân tích phổ biến trong các doanh nghiệp và được các nhà quản trị quan tâm.

Phân tích điểm hòa vốn được xét trong điều kiện khi doanh nghiệp phân chia chi phí theo cách ứng xử chi phí và xét trong giới hạn của quy mô hoạt động.

Chi phí trong nội dung phân tích điểm hòa vốn cần phân loại chi tiết theo biến phí và định phí. Định phí được xem xét là chi phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Biến phí được gắn với các định mức cho từng loại sản phẩm .

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp được hiểu đó là giới hạn bởi các yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thường. Các yếu

tố thường quyết định tới giới hạn của quy mô hoạt động như: vốn đầu tư, công suất máy móc thiết bị, tổ chức bộ máy nhân sự, thị trường tiêu thụ...

Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Sản lượng có thể thông qua các thước đo hiện vật hoặc giá trị phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và mặt hàng cụ thể của các doanh nghiệp.

Phân tích điểm hòa vốn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động xác định tại mức doanh thu nào thì tương ứng với sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời cũng biết được cần một khoảng thời gian bao nhiêu để đạt được điểm hòa vốn và mức lợi nhuận dự định. Từ đó doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Trên cơ sở đó để xây dựng giá bán và các chi phí phát sinh phù hợp...

Mặt khác phân tích điểm hòa vốn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp về các chỉ tiêu an toàn từ đó nhận diện mức độ rủi ro của các phương án đầu tư.

4.2.4.2. Nội dung phân tích điểm hòa vốn

a. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm

Các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm đồng chất, chúng khác nhau về khối lượng, kích cỡ, quy cách có thể vận dụng phân tích trong trường hợp này. Khi đó chi phí cố định được xem là chi phí trực tiếp cho sản xuất các sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Ta xét những cách tiếp cận điểm hòa vốn như sau:

Ta có thể xác định điểm hòa vốn thông qua sản lượng sản phẩm, doanh thu hay thời gian tiêu thụ.

Theo phương pháp tính giá trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí (1)


Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không do vậy ta có phương trình (1) như sau:

0 = Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí

P là giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế, Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là tổng định phí, do vậy phương trình (1) có thể viết như sau:

0 QxP QxVC TFC


Vậy

Q TFC P VC

Gọi c là số dư đảm phí đơn vị sản phẩm, ta có : Q TFC

c

Trường hợp xác định doanh thu hòa vốn, ta có thể sử dụng phương trình (1). Gọi S là tổng doanh thu hòa vốn cần xác định, gọi d là tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm thì

suy ra

S TFC

d

Từ đây ta xác định thời gian hòa vốn:

Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn x Thời gian kỳ phân tích

Doanh thu kỳ phân tích

Hoặc

Thời gian hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Thời gian kỳ phân tích

Sản lượng kỳ phân tích

Ví dụ 4.5: Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí của Công ty cổ phần Hoàng Sơn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng năm N như sau (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu (8.000 x 1.000)

800.000

100

2. Biến phí

560.000

70

a. Biến phí sản xuất

480.000

60

b. Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

80.000

10

3. Số dư đảm phí

240.000

30

4. Định phí

300.000

37,5

a. Định phí sản xuất

220.000

27,5

b. Định phí ngoài sản xuất

80.000

10

5. Lợi nhuận

- 60.000

-7,5

Dựa vào báo cáo trên thì năm N công ty bị lỗ 60.000.000 đồng.

Yêu cầu: Xác định điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn.

Bài giải

Tổng định phí: 300.000, biến phí đơn vị = 560.000 70

8.000

Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm = 100 - 70 = 30 Tỷ lệ số dư đảm phí: 30%

Vậy sản lượng hòa vốn: 300.000 : 30 = 10.000 sản phẩm Doanh thu hòa vốn: 300.000 : 30% = 1.000.000

Thời gian hòa vốn = 1.000.000x365 456, 3 ngày

800.000

b. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm

Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp này thường phức tạp hơn, vì điều kiện quan trọng của phân tích điểm hòa vốn là phải tách biệt chi phí của doanh nghiệp theo biến phí và định phí, đồng thời xét doanh nghiệp trong giới hạn của quy mô hoạt động. Chi phí cố định trong những doanh nghiệp này không thể phân

bổ cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được vì thiếu sự chính xác. Do vậy phân tích điểm hòa vốn ở những doanh nghiệp này có thể vận dụng những cách sau:

Cách 1: Phân tích điểm hòa vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm ta có thể chuyển thành kinh doanh một loại sản phẩm. Trường hợp này áp dụng nếu mỗi sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất, kinh doanh riêng biệt. Do vậy các khoản chi phí kế toán có thể tách biệt được chi phí cố định, chi phí biến đổi cho từng đối tượng chịu chi phí. Phần chi phí quản lý bộ máy doanh nghiệp coi như không đáng kể và không phân bổ cho các đối tượng trong doanh nghiệp. Như vậy với giả thiết trên nội dung phân tích điểm hòa vốn tương tự như trường hợp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.

Cách 2: Được xem xét trong trường hợp cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ổn định. Trên cơ sở cơ cấu tiêu thụ ổn định ta có thể xác định được tỷ lệ số dư đảm phí bình quân, doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn =

Tổng định phí

Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Tổng định phí trên bao gồm tổng định phí của doanh nghiệp như định phí trực tiếp của các bộ phận, định phí chung của toàn doanh nghiệp. Với cơ cấu doanh thu đã xác định, ta có thể xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm dịch vụ như sau:

Doanh thu hòa vốn

=

của sản phẩm A

Doanh thu hòa vốn chung

Cơ cấu doanh thu

x

của sản phẩm A


Sản lượng hòa vốn của sản phẩm A

= Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A Giá bán đơn vị sản phẩm A

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm điểm hòa vốn thay đổi theo. Do đó các nhà quản trị kinh doanh cần phải biết lựa chọn cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường các nhà quản trị thường tăng số lượng sản phẩm có số dư đảm phí cao hoặc tăng doanh thu các mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí cao để góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Ví dụ 4.6: Công ty kinh doanh 2 mặt hàng A, B có số liệu sau:


Chỉ tiêu

Năm N

Năm N+1

A

B

A

B

1. Doanh thu (ngàn đồng)

20.000

80.000

80.000

20.000

2. Tỷ lệ chi phí khả biến/ Doanh thu (%)

75

50

75

50

3. Tổng chi phí cố định (ngàn đồng)

27.000

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.

2. Cho biết ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đến doanh thu hòa vốn, số dư đảm phí và lợi nhuận của công ty.

Bài giải

1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí


Chỉ tiêu

Toàn doanh nghiệp

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Tiền

%

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

100.000

100

20.000

100

80.000

100

2. Chi phí khả biến

55.000

55

15.000

75

40.000

50

3. Số dư đảm phí

45.000

45

5.000

25

4.000

50

4. Chi phí cố định

27.000






5. Lợi nhuận

18.000






6. Cơ cấu doanh thu

tiêu thụ

100.000

100

20.000

20

80.000

80

2. Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận, số dư đảm phí thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Chỉ tiêu

Toàn doanh nghiệp

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Tiền

%

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

100.000

100

80.000

100

20.000

100

2. Chi phí khả biến

70.000

70

60.000

75

10.000

50

3. Số dư đảm phí

30.000

30

20.000

25

10.000

50

4. Chi phí cố định

27.000






5. Lợi nhuận

3.000






6. Cơ cấu doanh thu

tiêu thụ

100.000

100

80.000

80

20.000

20

Như vậy chênh lệch lợi nhuận là -15.000


Chỉ tiêu

Năm N

Năm N+1

Chênh lệch

1. Tổng chi phí cố định (ngàn đồng)

27.000

27.000

-

2. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

45%

30%

-15%

3. Doanh thu hòa vốn (ngàn đồng)

60.000

90.000

30.000

4. Lợi nhuận (ngàn đồng)

18.000

3.000

-15.000


Qua bảng phân tích ta thấy, do cơ cấu doanh thu các sản phẩm A và B trái ngược nhau giữa 2 năm làm cho tỷ lệ số dư đảm phí thay đổi kéo theo doanh thu hòa vốn cũng thay đổi. Doanh thu giữa hai năm có sự chênh lệch là do B là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao tiêu thụ kém hơn so với năm trước

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi thường là do yếu tố khách quan như: Thị hiếu người tiêu dùng, sự ra đời của các sản phẩm mới, thu nhập của dân cư các vùng miền

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí