Thay Đổi Chi Phí Cố Định, Chi Phí Biến Đổi Và Doanh Thu

Nhận xét: Qua số liệu trên, mặc dù thay đổi nguyên vật liệu nhưng doanh nghiệp không làm tăng giá bán của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng. Điều này làm người tiêu dùng hài lòng dẫn đến lượng tiêu thụ tăng gấp đôi, khi đó lợi nhuận tăng thêm 5.000. Vì vậy doanh nghiệp nên chọn phương án mua vật liệu mới.

4.3.3. Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu

Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh hay độc quyền sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức bán và thanh toán tiền hàng... Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phí cố định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuất... thường dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong trường hợp như vậy nhà quản trị cần phân tích chọn phương án thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu bán hàng hay giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những cơ sở khoa học

Ví dụ 4.13: Cũng theo số liệu ví dụ 4.10, giả sử để tăng sản lượng bán, doanh nghiệp dự định giảm giá là 25.000 đồng/ sản phẩm và tăng thêm chi phí quảng cáo là

15.000.000 đồng/tháng. Với điều kiện như trên thì số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 50%. Hãy phân tích xem doanh nghiệp có nên thực hiện theo phương án này không?

Bài giải

Chỉ tiêu

500 sản phẩm

750 sản phẩm

Chênh

lệch

Tiền

%

Tổng

Tiền

%

Tổng

1. Doanh thu

250

100

125.000

225

100

168.750

43.750

2. Chi phí biến đổi

150

60

75.000

150

46

112.500

37.500

3. Số dư đảm phí

100

40

50.000

75

54

56.250

6.250

4. Chi phí cố định



35.000



50.000

15.000

5. Lợi nhuận



15.000



6.250

- 8.750

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 14

Qua bảng số liệu trên, ta thấy việc thay đổi giá bán làm thay đổi tỷ lệ số dư đảm phí. Do tăng số lượng tiêu thụ lên 250 sản phẩm làm doanh thu tăng thêm nhưng giá bán đơn vị sản phẩm giảm cũng làm doanh thu giảm, đồng thời chi phí cố định tăng làm cho lợi nhuận giảm so với trước 8.750. Do lợi nhuận giảm so với trước khá nhiều nên doanh nghiệp không nên thực hiện phương án này

Ví dụ 4.14: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có tài liệu sau theo kỳ kế hoạch:

1. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm)

2.000

2. Đơn giá bán sản phẩm (đồng)

1.500.000

3. Biến phí sản xuất đơn vị sản phẩm (đồng)

700.000

4. Biến phí bán hàng và quản lý đơn vị sản phẩm (đồng)

150.000

5. Định phí bán hàng (đồng)

400.000.000

6. Định phí quản lý doanh nghiệp (đồng)

500.000.000

Doanh nghiệp dự định tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng tiêu thụ lên 3.000 sản phẩm bằng cách thuê thêm mặt bằng kinh doanh tại một địa điểm ở trung tâm thành phố có đông dân cư và thu nhập cao với mức giá thuê là 100.000.000 đồng/ tháng.

Yêu cầu: Phân tích chi phí để xem doanh nghiệp có nên chọn phương án mới không?

Bài giải

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

Phương án 1

Phương án 2

Chênh lệch

1. Doanh thu tiêu thụ

3.000.000

4.500.000

1.500.000

2. Chi phí khả biến

1.700.000

2.550.000

850.000

a. Biến phí sản xuất

1.400.000

2.100.000

700.000

b. Biến phí bán hàng và quản lý

300.000

450.000

150.000

3. Số dư đảm phỉ

1.300.000

1.950.000

650.000

4. Chi phí cố định

900.000

1.000.000

100.000

a. Định phí bán hàng

400.000

400.000

-

b. Định phí quản lý doanh nghiệp

500.000

600.000

100.000

5. Lợi nhuận

400.000

950.000

550.000

Nhận xét: Với kết quả tính toán trên ta thấy mặc dù chi phí thuê địa điểm cao nhưng lợi nhuận tăng so với phương án ban đầu là 550.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã chọn địa điểm bán hàng mới phù hợp và làm tăng lợi nhuận. Số lượng tiêu thụ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đã giới thiệu được sản phẩm của mình với người tiêu dùng mà không phải thay đổi giá bán, đó là nhân tố góp phần cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp nên chọn phương án mới.

4.3.4. Thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu

Trong thực tế nhiều doanh nghiệp khi thay đổi chi phí cố định kéo theo sự thay đổi chi phí biến đổi và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới sản xuất sản phẩm, khi đó lượng công nhân trực tiếp giảm dẫn đến biến phí giảm. Song công suất sản xuất tăng và doanh thu cũng tăng. Trong trường hợp thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu các nhà quản trị cần phân tích để chọn phương án tối ưu nhất.

Ví dụ 4.15: Theo số liệu ví dụ trên, doanh nghiệp đang tiêu thụ 500 sản phẩm/ tháng với việc trả lương khoán cho bộ phận bán hàng 10.000.000 đồng/ tháng. Phòng kinh doanh đang nghiên cứu phương án chuyển trả lương khoán sang trả lương bằng hoa hồng theo sản phẩm tiêu thụ là 30.000 đồng/ sản phẩm. Theo dự tính phương án này làm doanh số tiêu thụ tăng thêm 20%/tháng.

Yêu cầu: Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện phương án này không?

Bài giải



Chỉ tiêu

Lương khoán

Lương hoa hồng

Chênh lệch

1 sản phẩm

Tổng

1 sản phẩm

Tổng

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

250

100

125.000

225

100

150.000

25.000

2. Chi phí biến đổi

150

60

75.000

160

64

96.000

21.000

3. Số dư đảm phí

100

40

50.000

65

36

54.000

4.000

4. Chi phí cố định



35.000



25.000

- 10.000

5. Lợi nhuận



15.000



29.000

14.000

Nhận xét: Với kết quả tính toán trên ta thấy công ty thay đổi cách trả lương cho bộ phận bán hàng đã làm cho lợi nhuận thay đổi. Chuyển từ hình thức trả lương khoán cố định sang hình thức trả lương hoa hồng theo sản phẩm đã khuyến khích hệ thống nhân viên bán hàng làm cho doanh thu tăng nhanh, chi phí tiết kiệm. Do vậy phương án trả lương mới lợi nhuận tăng so với phương án ban đầu là 14.000.000 đồng. Do đó doanh nghiệp nên chọn phương án này.

4.3.5. Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu

Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường kinh doanh đa mặt hàng, đa ngành nghề trên thị trường. Các mặt hàng thường bổ sung cho nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. Mặt khác, cơ cấu thị phần tiêu thụ của các loại sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Như vậy khi doanh nghiệp đưa ra quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường cần căn cứ vào những cơ sở khoa học để chọn các phương án tối ưu nhất.

Ví dụ 4.16: Công ty X sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B, thông tin về các loại sản phẩm này tiêu thụ qua 2 quý như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Sản phẩm A

Sản phẩm B

1. Giá bán đơn vị sản phẩm

20

40

20

40

2. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm

10

20

10

20

3. Sản lượng tiêu thụ 1 quý (sản phẩm)

30.000

70.000

70.000

30.000

4. Tổng định phí hoạt đông 1 quý

400.000

400.000

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí cho từng quý.

2. Cho biết sự thay đổi của cơ cấu tiêu thụ đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty qua các quý như thế nào.

Bài giải

1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí được lập như sau:


Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Số tiền

%

Số tiền

%

1. Doanh thu

3.400.000

100

2.600.000

100

2. Biến phí

1.700.000

50

1.300.000

50

3. Số dư đảm phí

1.700.000

50

1.300.000

50

4. Định phí

400.000

11,76

400.000

15,38

5. Lợi nhuận

1.300.000

38,24

900.000

34,62

6. Cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu

(sản phẩm A: B)


600/2.800



1.400/1.200


2. Qua báo cáo trên, ta thấy khi công ty thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Quý 1 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A : B là 600/2.800 thì lợi nhuận đạt 1.300.000 ngàn đồng. Quý 2 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A và B là 1.400/1.200 thì lợi nhuận đạt 900.000 ngàn đồng. Như vậy nguyên nhân của lợi nhuận giảm là do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tiêu thụ.

BÀI TẬP


Bài tập 4.1.

Anh (chị) hãy chọn phương án đúng nhất

1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí giúp nhà quản trị dễ dàng nhận biết:

A. Mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận.

B. Lợi nhuận trong kỳ.

C. Trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp.

D. Các đáp án trên đều sai.

2. Số dư đảm phí là hiệu số giữa:

A. Doanh thu trừ chi phí.

B. Doanh thu trừ biến phí.

C. Doanh thu trừ định phí.

D. Các câu trên sai.

3. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh bằng:

A. Tổng số dư đảm phí chia cho tổng lãi thuần.

B. Tốc độ tăng lợi nhuận chia cho tốc độ tăng doanh thu.

C. Tổng số dư đảm phí chia cho hiệu của tổng số dư đảm phí và định phí.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

4. Tỉ lệ số dư đảm phí là tỉ số giữa:

A. Số dư đảm phí chia doanh thu.

B. Số dư đảm phí chi đơn giá bán.

C. Số dư đảm phí chia định phí.

D. Các câu trên sai.

5. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được tính bằng công thức:

A. Số dư đảm phí/Lợi nhuận.

B. Số dư đảm phí/(Số dư đảm phí – Định phí).

C. (Doanh thu – Biến phí)/(Số dư đảm phí – Định phí).

D. Các câu trên đúng.

6. Đơn giá bán giảm 10 đơn vị tiền tệ, biến phí đơn vị giảm 10 đơn vị tiền tệ thì:

A. Số dư đảm phí đơn vị sẽ không đổi.

B. Số dư đảm phí sẽ không đổi.

C. Số dư đảm phí đơn vị sẽ giảm 10 đơn vị tiền tệ.

D. Các trường hợp trên đều sai.

7. Doanh thu an toàn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào:

A. Kết cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp.

B. Mức độ an toàn của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

C. Hai câu trên đều đúng.

D. Hai câu trên đều sai.

8. Khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn, nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng một lượng bằng:

A. Tỉ lệ số dư đảm phí * mức tăng doanh thu.

B. Tỉ lệ số dư đảm phí * Tổng doanh thu.

C. Mức tăng số dư đảm phí của những sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn.

D. Các câu trên đúng.

9. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, nếu doanh thu tăng một lượng bằng nhau thì những sản phẩm có tỉ lệ số dư đảm phí lớn hơn sẽ:

A. Đạt mức tăng lợi nhuận lớn hơn.

B. Đạt mức tăng lợi nhuận nhỏ hơn.

C. Lợi nhuận không đổi.

D. Các câu trên đều sai.

10. Giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau được xác định bằng công thức:

A. (Định phí/Sản lượng) + biến phí đơn vị.

B. Định phí đơn vị + Biến phí đơn vị.

C. Hai câu trên đều đúng.

D. Hai câu trên đều sai.

11. Công thức nào sau đây dùng để tính doanh thu cần đạt được để thỏa mãn mức lợi nhuận mong muốn:

A. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí.

B. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí đơn vị.

C. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho tỉ lệ số dư đảm phí.

D. Các trường hợp trên đều đúng.

12. Đòn bẩy kinh doanh

A. Là đại lượng được xác định bằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu;

B. Được xác định bằng công thức: Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu.

C. Được xác định bằng công thức: Tổng số dư đảm phí/Lợi nhuận trước thuế.

D. Các câu trên đều đúng.

13. Tác dụng của chỉ tiêu số dư đảm phí là:

A. Cho biết khả năng bù đắp chi phí của giá bán;

B. Cho biết con đường tối da hóa lợi nhuận (muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa số dư đảm phí).

C. Cả (A) và (B) đều đúng.

D. Cả (A) và (B) đều sai.

14. Công thức xác định sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mong muốn là:

A. (Định phí đơn vị + Lợi nhuận mong muốn đơn vị)/Số dư đảm phí đơn vị.

B. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí đơn vị.

C. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/(Đơn giá bán – Biến phí đơn vị).

D. (B) hoặc (C).

15. Tỉ lệ giữa biến phí và định phí so với tổng chi phí được gọi là:

A. Tỉ lệ số dư đảm phí.

B. Kết cấu chi phí.

C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

16. Doanh thu hòa vốn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào sau đây:

A. Giá bán, biến phí, định phí.

B. Giá bán, biến phí và kết cấu bán hàng.

C. Định phí, biến phí, kết cấu bán hàng.

D. Số dư đảm phí, định phí và kêt cấu bán hàng.

17. Số dư đảm phí không thay đổi khi:

A. Định phí thay đổi.

B. Giá bán thay đổi.

C. Biến phí thay đổi.

D. Các câu trên sai.

18. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Sản lượng và doanh thu hoà vốn sẽ là:

A. 17.500 sản phẩm và 675.000.000 đồng. B. 15.000 sản phẩm và 675.000.000 đồng. C. 15.000 sản phẩm và 700.000.000 đồng

D. Các đáp án trên đều sai

19. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Tỉ lệ số dư đảm phí là:

A. 50%

B. 44 %

C. 34%

D. Các số trên đều sai

20. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí

là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Nếu doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí nhân công trực tiếp thêm 4.000 đồng/sản phẩm thì phải xác định giá bán sản phẩm A là bao nhiêu để tỉ lệ số đư đảm phí không thay đổi:

A. 44.643 đồng.

B. 44.000 đồng.

C. 45.643 đồng.

D. 45.600 đồng.

21. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/sản phẩm; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/sản phẩm; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 sản phẩm. Sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, lãi thuần sẽ lần lượt là:

A. Kết cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp.

B. Mức độ an toàn của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

C. Hai câu trên đều đúng.

D. Hai câu trên đều sai.

22. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000 sản phẩm; đơn giá bán: 30.000 đồng/sản phẩm; biến phí đơn vị:

20.000 đồng/sản phẩm; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa

15.000 sản phẩm. Sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, lãi thuần sẽ lần lượt là: A. 2.500 sản phẩm; 75.000.000 đồng và 75.000.000 đồng.

B. 2.500 sản phẩm; 70.000.000 đồng và 75.000.000 đồng.

C. 3.000 sản phẩm; 75.000.000 đồng và 75.000.000 đồng

D. 2.500 sản phẩm; 75.000.000 đồng và 70.000.000 đồng

23. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000 sản phẩm; đơn giá bán: 30.000 đồng/sản phẩm; biến phí đơn vị:

20.000 đồng/sản phẩm; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa

15.000 sản phẩm. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này, lãi thuần của công ty sẽ tăng: A. 5.000.000 đồng.

B. 15.000.000 đồng.

C. 12.000.000 đồng.

D. 20.000.000 đồng.

24. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000 sản phẩm; đơn giá bán: 30.000 đồng/sản phẩm; biến phí đơn vị:

20.000 đồng/sản phẩm; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa

15.000 sản phẩm. Công ty dự kiến sẽ tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022