So Sánh Phương Pháp Trung Bình Trọng Và Phương Pháp Fifo

So sánh báo cáo sản xuất lập theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp nhập trước xuất trước: Hai phương pháp lập báo cáo sản xuất như trên cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gần giống nhau. Những điểm khác nhau của hai phương pháp trung bình trọng và nhập trước xuất trước được trình bày ở bảng so sánh dưới đây:

Phương pháp trung bình trọng

Phương pháp FIFO

A. Kê khai sản lượng và xác định sản

lượng tương đương

A. Kê khai sản lượng và xác định sản

lượng tương đương

- Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm hai bộ phận:

+ Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm ba bộ phận:

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ

+ Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định

chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm

B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định

chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm

- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ

- Căn cứ để tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gồm sản lượng hoàn thành và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ. Sản lượng dở dang đầu kỳ được xem là mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ không tính tới

- Chi phí sản xuất đơn vị bao gồm cả chi phí của kỳ trước


- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí phát sinh trong kỳ

- Căn cứ để tính chi phí đơn vị gồm mức độ hoàn thành phải làm để hoàn tất sản lượng dở dang đầu kỳ, sản lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ

- Chi phí sản xuất đơn vị gồm các yếu tố chi phí phát sinh ở kỳ hiện tại

C. Cân đối chi phí

C. Cân đối chi phí

- Tất cả sản lượng chuyển đi đều được xem như nhau, không phân biệt nguồn gốc và được tính theo cùng một giá trị chi phí đơn vị

- Sản lượng chuyển đi được xác định theo hai nhóm nguồn chính


+ Sản lượng dở dang đầu kỳ

+ Mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ

- Mỗi nhóm được tính với chi phí khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 11

Bảng 3.2. So sánh phương pháp trung bình trọng và phương pháp FIFO


Xét ở góc độ kiểm soát chi phí thì phương pháp FIFO được đánh giá cao hơn vì phương pháp này chỉ chú trọng các chi phí của kỳ hiện hành. Phương pháp trung bình trọng sử dụng cả chi phí của kỳ trước cho nên chi phí đơn vị của kỳ này chịu ảnh hưởng của chi phí kỳ trước.

BÀI TẬP


Bài tập 3.1.

Tháng 6/200N ở công ty XYZ có tình hình như sau:

1. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 6:

- Chi phí NVL trực tiếp: 220.000.000 đồng.

- Chi phí nhân công trực tiếp: 60.800.000 đồng.

- Chi phí sản xuất chung phân bổ: 105.700.000 đồng.

2. Chi phí sản xuất dở dang ngày 01/06: 10.000 sản phẩm trị giá 32.500.000 đồng trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (mức độ hoàn thành 100%): 25.000.000 đồng.

- Chi phí nhân công trực tiếp (mức độ hoàn thành 50%): 5.000.000 đồng.

- Chi phí sản xuất chung (mức độ hoàn thành 40%): 2.500.000 đồng.

3. Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 6 là 85.000 sản phẩm.

4. Số lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất trong tháng 6 là: 120.000 sản phẩm.

5. Sản phẩm dở dang cuối kỳ ngày 30/06:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (mức độ hoàn thành 100%)

- Chi phí nhân công trực tiếp (mức độ hoàn thành 60%)

- Chi phí sản xuất chung (mức độ hoàn thành 50%)

Yêu cầu: Lập báo cáo chi phí sản xuất tháng 6/200N theo phương pháp nhập trước xuất trước

Bài tập 3.2.

Phân xưởng may và đóng gói là khâu thứ hai của quá trình sản xuất may ở công ty may Thăng Long. Vào ngày 1/5/N có 50.000 đơn vị sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành về chi phí chế biến là 60%. Trong tháng 5, có 500.000 đơn vị sản phẩm được phân xưởng thiết kế và cắt chuyển đến phân xưởng may và đóng gói. Ngày 30/5, khối lượng dở dang cuối kỳ là 40.000 đơn vị sản phẩm với tỷ lệ hoàn thành về chi phí chế biến là 80%. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không thay đổi trong suốt quá trình sản xuất và chi phí chế biến được cộng dần dần trong suốt quá trình sản xuất

Yêu cầu:

Sử dụng phương pháp trung bình trọng và FIFO, hãy xác định sản lượng tương đương về chi phí chuyển đến từ phân xưởng trước, chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến.

Bài tập 3.3.

Công ty BOCO áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quy trình sản xuất phân xưởng. Mỗi sản phẩm phải trải qua 3 phân xưởng: Cắt, may và đóng gói. Có tài liệu về hoạt động sản xuất ở phân xưởng đóng gói trong tháng 5 như sau:

Số lượng (sản phẩm)

1. Sản lượng dở dang tồn kho đầu kỳ

4.200

2. Sản lượng chuyển đến từ phân xưởng may

72.000

3. Sản lượng sản phẩm hỏng

2.100

4. Sản lượng hoàn thành chuyển đến kho thành phẩm

33.600

Chỉ tiêu

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bắt đầu tính từ quá trình sản xuất ở phân xưởng cắt mà không làm thay đổi giá trị đơn vị sản phẩm trong quá trình sản xuất. Chi phí chế biến được tính dần theo suốt quá trình sản xuất. Sản lượng dở dang tồn kho đầu kỳ có tỷ lệ 70% hoàn thành về chi phí chế biến và sản lượng dở dang tồn kho cuối kỳ có tỷ lệ 40% hoàn thành về chi phí chế biến. Công ty phát hiện sản lượng sản phẩm hỏng trong cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm và đã xác định mức 1.000 sản phẩm hỏng là mức bình thường trong định mức.

Công ty BOCO sử dụng phương pháp trung bình trọng. Sản lượng tương đương và chi phí tính cho một đơn vị sản lượng tương đương với từng yếu tố chi phí của tháng 5 như sau:

Chỉ tiêu

Sản lượng tương

đương

Chi phí tính cho 1 đơn vị sản lượng

tương đương (ngàn đồng)

1. Chi phí chuyển đến từ

các phân xưởng trước

46.200

15

2. Nguyên liệu trực tiếp

46.200

3

3. Chi phí chế biến

39.900

9

Cộng

132.300

27

Yêu cầu:

1. Tính chi phí chuyển vào thành phẩm tồn kho

2. Tính chi phí phân bổ cho sản lượng dở dang cuối kỳ

3. Tính chi phí của sản lượng sản phẩm hỏng trong, ngoài định mức

4. Giả thiết tổng chi phí của phân xưởng trước được đưa vào sản lượng dở dang đầu kỳ của phân xưởng đóng gói là 18.600 ngàn đồng. Hãy xác định tổng chi phí chuyển từ phân xưởng may đến phân xưởng đóng gói trong tháng 4.

Bài tập 3.4.

Tình hình chi phí sản xuất của công ty Minh Quang như sau:

1. Các khoản chi phí sản xuất phát sinh theo đơn đặt hàng: ĐVT: 1.000 đồng


Số thứ tự đơn đặt hàng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Tổng cộng

Đ1

2.000

14.000

16.000

Đ2

52.000

106.000

158.000

Đ3

24.000

8.000

32.000

Đ4

8.000

2.000

10.000

2. Các khoản chi phí gián tiếp theo từng đơn vị như sau:

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

Nguyên

vật liệu

Nhân công

Chi phí

khác

Tổng cộng

1. Nguyên vật liệu phụ

30.000



30.000

2. Nhân công gián tiếp


106.000


106.000

3. Tiền điện



46.000

46.000

4. Khấu hao TSCĐ



24.000

24.000

5. Lương nhân viên phân xưởng


40.000


40.000

6. Tổng cộng

30.000

146.000

70.000

246.000

3. Dự toán chi phí sản xuất chung trong năm (ĐVT: 1.000 đồng)


Chỉ tiêu

Số tiền

1. Biến phí nguyên vật liệu

32.000

2. Biến phí nhân công

62.000

3. Biến phí dịch vụ mua ngoài

48.000

4. Định phí nhân công

40.000

5. Định phí khấu hao TSCĐ

24.000

Tổng cộng

206.000

4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: 160.000.000 đồng.

5. Thông tin trên tài khoản sản phẩm dở dang vào đầu năm như sau:

Đ1: Nguyên vật liệu: 35.000.000 đồng, nhân công trực tiếp: 44.000.000 đồng, chi phí sản xuất chung: 66.000.000 đồng

Yêu cầu:

1. Hãy xác định tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp, biết số giờ máy hoạt động là 120.000 giờ

2. Trong năm công ty đã phân bổ thừa hoặc thiếu chi phí sản xuất chung là bao nhiêu?

3. Giả thiết trong năm Đ1 hoàn thành và tiêu thụ. Hãy xác định giá vốn hàng bán của đơn hàng này.

4. Tính số dư của tài khoản sản phẩm dở dang.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ, KHỐI LƯỢNG VÀ THU NHẬP


Tóm tắt nội dung chương

Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận (C-V-P) là cần thiết cho việc quản trị thành công một doanh nghiệp. Phân tích C- V-P cho thấy ảnh hưởng cua lợi nhuận là do sự thay đổi doanh thu, chi phí, cơ cấu tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Phân tích C-V-P là một công cụ cho nhà quản lý nhận thức rò những quá trình thay đổi nào có lợi nhất cho doanh nghiệp

Việc xác định được sản lượng, doanh thu, thời gian hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận theo dự kiến của nhà quản trị là thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra quyết định. Hai phương pháp được sử dụng để phân tích điểm hòa vốn là phương pháp số dư đảm phí và phương pháp phương trình cung cấp những chỉ tiêu quan trọng cho nhà quản trị khi đưa ra quyết định chính xác nhất.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí được thiết lập trên cơ sở phân loại chi phí thành biến phí và định phí rất hữu ích cho nhà quản trị trong việc phân tích C-V-P. Báo cáo này cho phép nhà quản trị dự đoán được ảnh hưởng của sự biến động doanh thu tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo này cũng cho thấy cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã phù hợp chưa. Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến độ lớn của đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận, theo tốc độ tăng, giảm của doanh thu. Qua nghiên cứu phân tích C-V-P góp phần cho các nhà quản trị chủ động trong các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn


4.1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và thu nhập

Việc phân tích chi phí, khối lượng và thu nhập có ý nghĩa đối với các nhà quản trị kinh doanh khi đưa ra các quyết định.

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và thu nhập bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố như: giá bán sản phẩm, biến phí đơn vị sản phẩm, tổng định phí, khối lượng và mức độ tiêu thụ sản phẩm hoặc mức độ hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu tiêu thụ của sản phẩm tiêu thụ.

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và thu nhập giúp cho quản trị doanh nghiệp lựa chọn dây chuyền sản xuất hợp lý nhất, định giá bán sản phẩm xác thực nhất, xác định được chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời, có biện pháp sử dụng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và thu nhập là một công cụ tốt nhất của quản trị doanh nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi khả năng tiềm tàng về các nguồn lực, vật lực hiện có của doanh nghiệp.

4.2. Các khái niệm cơ bản

4.2.1. Số dư đảm phí

Số dư đảm phí còn gọi là lãi theo biến phí hoặc lãi góp là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi chi phí khả biến (khoảng chênh lệch giữa giá bán chưa có thuế của sản phẩm và biến phí của sản phẩm đó). Như vậy có nhiều tên gọi khác nhau về khái niệm này, song bản chất đó chính là phần để bù đắp định phí và tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ta có khái niệm về số dư đảm phí đơn vị sản phẩm, số dư đảm phí một loại sản phẩm và số dư đảm phí bình quân.

Cách tính tổng quát số dư đảm phí:

Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí tương ứng với

doanh thu

Đối với 1 đơn vị sản phẩm thì số dư đảm phí chính là doanh thu của sản phẩm đó trừ đi chi phí khả biến của nó.

Số dư đảm phí bình quân chỉ áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, các loại sản phẩm thường mang tính đồng chất.

Số dư đảm phí bình quân

= Tổng số dư đảm phí Tổng sỗ lượng sản phẩm

Số dư đảm phí là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của từng bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp:

- Số dư đảm phí là chỉ tiêu cơ bản dùng để trang trải chi phí cố định và là bộ phận quan trọng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp:

+ Nếu số dư đảm phí < chi phí cố định thì doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ do không đủ để trang trải định phí.

+ Nếu số dư đảm phí = chi phí cố định thì doanh nghiệp hòa vốn vì khi đó số dư đảm phí bù đắp vừa đủ chi phí cố định.

+ Nếu số dư đảm phí > chi phí cố định thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi vì thừa trang trải định phí.

- Để phân tích kết quả kinh doanh của từng hoạt động, từng sản phẩm, ta cần tính tổng số dư đảm phí, số dư đảm phí bình quân, số dư đảm phí theo từng loại sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm. Đối với loại sản phẩm nào có số dư đảm phí cao nhất chính là sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào sản phẩm đó. Khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì số dư đảm phí bình quân cũng thay đổi theo.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm có mức số dư đảm phí khác nhau. Do vậy khi tăng cùng một mức sản lượng, những sản phẩm có số dư đảm phí cao thì mức độ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Khi giảm cùng một mức sản lượng, doanh nghiệp nên chọn các sản phẩm có số dư đảm phí thấp, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động.

Khi điểm hòa vốn đã đạt được thì lợi nhuận sẽ tăng tỷ lệ theo số dư đảm phí đơn vị sản phẩm bán được tăng thêm kể từ khi hòa vốn. Do vậy, ta có thể tính lợi nhuận ở các mức hoạt động khác nhau khi đã đạt hòa vốn theo công thức:


Lợi nhuận =

Số lượng sản phẩm bán

X

trên điểm hòa vốn

Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm


Hoặc:

Lợi nhuận


Số lượng sản

=

phẩm tiêu thụ


Số dư đảm phí

x -

đơn vị sản phẩm


Chi phí cố định


Ví dụ 4.1: Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí và xác định lợi nhuận khi tiêu thụ 500 và 550 sản phẩm. Biết các số liệu tiêu thụ sản phẩm của công ty X như sau: (ĐVT: đồng)

1. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm

150.000

2. Giá bán đơn vị sản phẩm

250.000

3. Tổng chi phí cố định 1 tháng

51.000.000

Bài giải

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí:

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

1 sản phẩm

500 sản phẩm

550 sản phẩm

Chênh lệch

1. Doanh thu

250

125.000

137.500

12.500

2. Chi phí khả biến

150

75.000

82.500

7.500

3. Số dư đảm phí

100

50.000

55.000

5.000

4. Chi phí cố định


51.000

51.000

-

5. Lợi nhuận


- 1.000

4.000

5.000

Nhận xét: Qua bảng tính trên ta thấy, số dư đảm phí tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ và số tăng thêm khi tiêu thụ 550 sản phẩm chính là bằng số dư đảm phí đơn vị sản phẩm nhân với số lượng tiêu thụ tăng thêm.

Số dư đảm phí khi tiêu thụ 500 sản phẩm lại nhỏ hơn định phí nên không đủ bù đắp chi phí, vì vậy doanh nghiệp bị lỗ 1.000.000 đồng. Ngược lại, khi tiêu thụ được 550 sản phẩm thì số dư đảm phí mà doanh nghiệp đạt được lại lớn hơn định phí hàng tháng tức là đã bù đắp được toàn bộ chi phí và còn có lãi là 4.000.000 đồng.

4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí hay còn gọi là tỷ lệ lãi theo biến phí hoặc tỷ lệ lãi góp là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ số giữa tổng số dư đảm phí và doanh thu (giá bán chưa có thuế sản phẩm).

Ta có khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm, tỷ lệ số dư đảm phí một loại sản phẩm và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.

Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu của sản phẩm đó. Tỷ lệ số dư đảm phí của 1 sản phẩm và 1 loại sản phẩm là như nhau. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thường áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm khác nhau:

Cách tính:

Tỷ lệ số dư đảm phí một loại sản phẩm

= Tổng số dư đảm phí một loại sản phẩm Tổng doanh thu một loại sản phẩm


Tỷ lệ số dư đảm phí một loại sản phẩm

= Số sản phẩm tiêu thụ x Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm Số sản phẩm tiêu thụ x Giá bán đơn vị sản phẩm


Tỷ lệ số dư đảm phí một loại sản phẩm


Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

= Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm


= Tổng số dư đảm phí Tổng doanh thu tiêu thụ

Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả kinh doanh của các bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị như sau:

- Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng dùng để trang trải chi phí khả biến và còn lại bao nhiêu đồng thuộc về số dư đảm phí dùng để bù đắp chi phí cố định.

- Tỷ lệ số dư đảm phí cho phép doanh nghiệp xác định khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm. Trong trường hợp cùng tăng một mức doanh thu như nhau, những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao thì tốc độ tạo ra lợi nhuận nhanh và đó chính là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.

- Tỷ lệ số dư đảm phí là một kênh thông tin quan trọng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ, phương án đầu tư, dùng để so sánh với các chỉ tiêu khác khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.

- Khi hòa vốn, tỷ lệ số dư đảm phí cũng chính là tỷ lệ tăng lợi nhuận khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Ta có thể xác định lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào các công thức sau:

Lợi nhuận

= Doanh thu tiêu thụ trên

điểm hòa vốn

x Tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm

Ngày đăng: 29/06/2022