- Sổ Nhật ký mua hàng - Sổ Nhật ký bán hàng - Sổ cái (dùng cho hình thức NKC) - Bảng cân đối số phát sinh - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt - Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho) - Sổ tài sản cố định - Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng | - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ -Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ - Sổ chi tiết tiền vay - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh - Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết | công ty liên kết - Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu - Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ - sổ chi tiết đầu tư chứng khoán - Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh - Sổ chi phí đầu tư xây dựng - Sổ theo dõi thuế GTGT - Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại - Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương - 2
- Nội Dung Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp
- Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương - 4
- Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Môi Trường Đến Hoạt Động Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
- Thực Trạng Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Phân Phối Đông Dương
- Một Số Kết Luận Và Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Phân Phối Đông Dương
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 02)
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ NKC kế toán ghi vào các sổ chi tiết liên quan.
- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày,…) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù
hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu, đúng sổ liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Nhược điểm | |
- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho phân công lao động kế toán - Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm => Do đó kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản lý | Lượng ghi chép tương đối nhiều |
Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái:
- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký sổ cái (Phụ lục 03)
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Công việc hàng ngày
- Kế toán căn cứ váo các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả hai phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những
chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
- Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Công việc cuối tháng
- Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Hình thức chứng từ ghi sổ
Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ Cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 04)
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Công việc hàng ngày
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Công việc cuối tháng
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối tài khoản.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bẳng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Nhược điểm | |
- Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán | - Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp - Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, do đó việc cung cấp thông tin thường chậm |
Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán
quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên Máy vi tính (Phụ lục05)
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐÔNG DƯƠNG
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phân phối Đông Dương.
2.1.1. Tổng quan tình hình công ty TNHH phân phối Đông Dương.
2.1.1.1 Khái quát về công ty
Thông tin chung
- Tên công ty: Công Ty TNHH phân phối Đông Dương.
- Tên tiếng anh: INDOCHINA DISTRIBUTION COMPANY LIMITED.
- Mã số thuế: 0106387406
- Ngày cấp: 10/12/2013
- Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sannam, Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng chẵn).
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH phân phối Đông Dương được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép thành lập ngày 10/12/2013. Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sự biến động không ngừng của nền kinh tế, song Công ty đã có những biến động đáng kể. Trải qua 05 năm xây dựng và phát triển Công ty ổn định, tiếp tục phát triển và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế (trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay Công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường). Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm không ngừng xây dựng và phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề. Công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ, các vật tư cũng như máy móc, thiết bị cho các đơn vị thành viên, các dự án mà công ty nhận được,…. Trong những năm gần đầy mặc dù
có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường trong nước. Với phương châm kinh doanh “lấy chữ tín làm đầu, chất lượng, hiệu quả”, cùng với sự cố gắng không ngừng của các cán bộ chủ chốt trong Công ty, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công, dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ không những trên địa bàn Hà Nội mà không ngừng mở rộng ra các địa bàn khác và các tỉnh lân cận và ngay cả trước những biến động của thị trường hiện nay. Công ty đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, phương thức tổ chức và kết nối dịch vụ hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp quảng bá và kinh doanh theo hướng thương mại điện tử. Qua đó, đã tạo được uy tín với các đối tác cung ứng dịch vụ, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiện mới.
Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
- Sửa chữa thiết bị điện
- Đại lý
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
- Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi cho gia đình
- Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
- Xuất bản phần mềm
- Lập trình máy vi tính
- Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
- Xử lí dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
- Cổng thông tin
- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ sách, báo, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi
- Sửa chữa thiết bị liên lạc
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chức năng, nhiệm vụ
Đưa Công ty trở thành một trong mười Công ty phân phối sản phẩm công nghệ tốt nhất Việt Nam trong việc cung cấp các giải pháp truyền thông giúp các cá nhân và doanh nghiệp tăng tối đa doanh thu và phát triển thương hiệu trên internet.
Nhiệm vụ của Công ty là gia tăng lợi ích cho khách hàng thông qua việc tạo ra hệ thống kênh truyền thông trực tuyến, cung cấp các gói dịch vụ, giải pháp, case study thực tế, các chương trình đào tạo truyền thông trực tuyến nhằm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thương hiệu bền vững trên môi trường internet. Trên cơ sở đó, cơ cấu quản lý tổ chức chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, chú trọng đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý tạo đà cho sự ổn định và phát triển của Công ty, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân. Chính vì thế Công ty thích ứng nhanh chóng trong môi trường kinh tế - xã hội: Toàn thể nhân viên làm việc hướng đến sự hiệu quả và hiệu quả là thước đo giá trị công việc. Hiệu quả ở đây được hiểu là thịnh vượng về tài chính và giàu có tinh thần. Nhân viên Công ty nói là làm, làm là triệt để nhờ sự lắng nghe người khác để thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu đối tác là một văn hóa của Công ty tạo nên một tổ chức lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ. Bởi vì lắng nghe là cơ sở để hợp tác. Từ đó tạo nên sức mạnh đoàn kết, tạo nên cơ hội thành công trong sự hợp tác giữa Công ty với các đối tác bên ngoài.
2.1.1.2 Đặc điểm phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Sơ đồ 1.2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Phân Phối Đông Dương( nguồn: phòng hành chính)
Phó Giám đốc
Phòng
Marketing
Phòng tổ chức hành
chính -kế toán
Phòng kho vận
Phòng xuất nhập
khẩu, bảo hành
35