Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp A, Đặc Điểm


Xuất kho: Vinhomes Smart City: Nợ TK 621: 171.818.815

2.2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí nhân công trực tiếp a, Đặc điểm

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,...).

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất tại công trình, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

b, Quy trình hạch toán

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong bao gồm những khoản chi phí phải trả cho lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất tại công trình gồm: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và tiền thưởng mà công nhân viên trực tiếp trong danh sách của công ty được hưởng và lao động thuê ngoài. Quá trình hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công trình nào thì được hoạch toán vào công trình đó.

Nhân công tại công ty bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp như nhân viên kỹ thuật, kế toán đội, bảo vệ, tạp vụ,…

Hàng tháng thống kê kế toán tại các dự án lập bảng chấm công (phụ lục 2.10) cho toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm việc tại dự án, sau đó gửi về phòng nhân sự. Phòng nhân sự kiểm tra bảng chấm công và lên bảng lương cho từng dự án.

Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 2.11) ghi rõ số lượng lao động, chức vụ, công việc phụ trách cũng như hệ số lương, hệ số phụ cấp, các khoản trừ vào lương… của từng lao động trực tiếp tham gia thi công công trình.


Mức lương tối thiểu hiện nay của Công ty được áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2021 với số tiền là 4.420.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào bảng lương được Giám đốc phê duyệt, kế toán tiến hành hạch toán CPNCTT vào phần mềm kế toán. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trừ vào lương của NLĐ trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định

Sau khi nhập liệu vào sổ kế toán TK 334 phần mềm sẽ tự đưa số liệu vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ chi tiết TK334 (Phải trả người lao động) (phụ lục 2.12), TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp) (phụ lục 2.13), TK 338 (Phải trả, phải nộp khác), TK 3335 (Thuế thu nhập cá nhân).

Sau khi nhập liệu xong, kế toán sẽ sắp xếp và lưu giữ chứng từ theo đúng quy định. Đến khi kết thúc năm tài chính, kế toán tiền lương có trách nhiệm thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động.

Ví dụ: Căn cứ theo bảng thanh toán lương kỳ 2 tháng 3 năm 2021 (phụ lục 2.10), tham gia sản xuất tại dự án Vinhomes Smart City. Có ông Trần Mạnh Sáng là công việc kĩ thuật trực tiếp, với mức lương trong hợp đồng là 4.729.400, hệ số NSLĐ là 1,5. Tổng số công trong tháng là 27, và các khoản bổ sung bao gồm:

- Phòng bệnh nghề nghiệp: 500.000 đồng

- Lưu trú: 1.000.000 đồng

- Chi phí xăng xe di chuyển, điện thoại: 1.000.000 đồng

- Ngoài ra không phát sinh thêm các khoản thu nhập khác. Tại thời điểm tính lương, ông Trần Mạnh Sáng không đăng ký người phụ thuộc. Tiền lương của ông Trần Mạnh Sáng được tính như sau:

Lương thời gian = 4.792.400 x 1,5 x 27 / 26 = 7.366.950 đồng

- Tiền ăn ca: 675.000 đồng Các khoản bổ sung:

(500.000 + 1.000.000 + 1.000.000) x 1,5 = 3.894.231đồng

Tổng tiền lương tháng 10/2019 của ông Trần Mạnh Sáng là: 7.366.950 + 3.894.231+ 675.000 = 11.936.000 đồng


Trong tháng ông Hữu bị trừ các khoản sau:

- Các khoản trích nộp bảo hiểm bắt buộc:

+BHXH: 4.729.400 x 8% = 378.352 đồng

+BHYT: 4.729.400 x 1,5% = 70.941 đồng

+BHTN: 4.729.400 x 1% = 47.294 đồng

- Tổng các khoản trích nộp bảo hiểm bắt buộc là:

378.352 + 70.941 + 47.294 = 496.587 đồng

- Thuế TNCN của ông Trần Mạnh Sáng được tính như sau:

+Thu nhập trước thuế: 11.936.000 đồng

+Các khoản được giảm trừ khi tính thuế TNCN gồm: Giảm trừ gia cảnh

11.000.000 đồng, các khoản bảo hiểm trích nộp 496.587 đồng.

+Thu nhập tính thuế của ông Trần Mạnh Sáng là:

11.936.000 – 11.000.000 – 496.587 = 439.413 đồng

+Áp dụng biểu thức tính thuế lũy tiến từng phần tiền thuế TNCN ông Hữu phải nộp là:


TNTT/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

Tiền thuế TNCN

ông Trần Mạnh Sáng phải nộp

Đến 05

5

439.413 x 5% = 33.000 đồng

Cộng


33.000 đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong - 9

Số tiền lương ông Trần Mạnh Sáng thực nhận là:

11.936.000 - 496.587 – 33.000 = 11.406.413 đồng


Căn cứ vào bảng lương được Giám đốc phê duyệt (phụ lục 2.10), kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm kế toán. Màn hình hạch toán CPNCTT tại Công ty như sau:

Kế toán hạch toán chi phí tiền lương: Nợ TK 622: 177.812.000

Có TK 334 : 177.812.000

Kế toán hạch toán các khoản giảm trừ theo lương: Nợ TK 334: 529.587

Có TK 3383: 378.352 (BHXH)


Có TK 3384:

70.941

(BHYT)

Có TK 3386:

47.294

(BHTN)

Có TK 3335:

33.000

(Thuế TNCN)

Kế toán hạch toán chi phí các khoản trích Công ty chi trả thay NLĐ như sau: Nợ TK 627: 1.111.409

Có TK 3383:

827.645

(BHXH)

Có TK 3384:

141.882

(BHYT)

Có TK 3386:

47.294

(BHTN)

Có TK 3382:

94.588

(KPCĐ


Quy trình hạch toán chi phí nhân công của Công ty được minh họa theo sơ đồ

sau:


Hợp đồng lao động Bảng chấm công

Bảng thanh toán lương


Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Hạch toán từ phần mềm kế

Sổ nhật kí chung

Sổ chi tiết TK

Sổ cái TK 622

Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí máy thi công a, Đặc điểm

Có thể nói, chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù của lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với ngành xây lắp, nhiều công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật nhất định của người công nhân, mà không thể thay thế bằng máy móc được.

Tại Công ty Anh Phong chi phí máy thi công bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí khấu hao TSCĐ (máy móc, thiết bị) phục vụ tại dự án, chi phí nhiên liệu (dầu, nhớt), phụ tùng thay thế máy móc, thiết bị, chi phí máy móc, thiết bị thuê ngoài.


Khi có nhu cầu thuê máy phục vụ công trình, giám đốc đứng ra ký hợp đồng với bên cho thuê, trong đó nêu rõ: tên máy móc thiết bị, thời gian dự kiến thuê, giá cho thuê, phương thức thanh toán.

Đối với các máy móc thiết bị thuê ngoài, Công ty thường thuê thiết bị kèm theo công nhân vận hành. Chi phí thuê máy thường không bao gồm chi phí nhiên liệu.

b, Quy trình hạch toán

Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được chứng từ kế toán chi phí máy thi công: hợp đồng thuê máy, hoá đơn GTGT thuê máy thi công (phụ lục 2.14), biên bản xác nhận thời gian thuê thiết bị (phụ lục 2.15), biên bản đối chiếu công nợ,…. Kế toán viên có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của chứng từ sau đó hạch toán vào phần mềm kế toán.

Kế toán tiếp nhận hóa đơn, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn mua vào. Sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán.

Sau khi nhập liệu phần mềm sẽ tự đưa số liệu vào các sổ kế toán liên quan như: Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 623 (Phụ lục 2.16), Sổ cái TK 623.

Sau khi nhập liệu xong, kế toán sẽ sắp xếp và lưu giữ chứng từ theo đúng quy

định.


Đề nghị cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng


Trình duyệt giám đốc


Phòng thiết bị tiến hành mua và giao đến chân công trình


Biên bản xác nhận thời gian thuê, hóa đơn tài chính,…



Sổ nhật kí chung


Sổ cái TK 623

Hạch toán từ phần mềm

kế toán


Sổ chi tiết TK 623


Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán Chi phí máy thi công


Ví dụ 1: Ngày 03/12/2020, công ty Anh Phong có thuê 01 máy xúc đào của công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng VNCIS để phụ vụ thi công dự án Vinhomes Smart City. Với tổng hóa đơn là 50.000.000 đồng. Giá chưa bao gồm thuế GTGT. Chưa trả tiền cho người bán.

Căn cứ vào hóa đơn số 0000018 ngày 19 tháng 01 năm 2021 (phụ lục số 2.14).

Sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 623: 50.000.000

Nợ TK 1331: 5.000.000

Có TK 3311: 55.000.000

Ví dụ 2: Ngày 13/12/2021 kế toán nhận được chứng từ mua dầu Diesel của công ty Cổ phần dịch vụ phát triển thương mại tổng hợp P.A.T với tổng số tiền trên hóa đơn là 19.455.000 đồng để phục vụ máy móc thi công tại công trình cầu F1. Chưa trả tiền cho người bán.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 623: 19.455.000

Nợ TK 1331: 1.945.500

Có TK 3311: 21.400.500


2.2.2.4. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất chung

a. Đặc điểm

Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và đạt hiệu quả, ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động, máy thi công trực tiếp sản xuất... thực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như: chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí tiền điện, cước phí điện thoại, chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý,... Đó chính là chi phí sản xuất chung.

Khi tập hợp chi phí sản xuất chung thì chi phí nào phát sinh trực tiếp cho công trình nào thì kế toán tiến hành kế toán trực tiếp cho công trình đó, còn các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều công trình thì kế toán đội xây dựng tiến hành phân bổ cho các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp.

Tại Công ty Anh Phong phần chi phí khối lượng được giao lại cho các đơn vị khác (hay còn gọi là thầu phụ) cũng được tập hợp vào TK627. Phần chi phí này thường chiếm tỉ trọng lớn cho toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp vào TK627.

b. Quy trình hạch toán và ghi sổ kế toán

Chi phí sản xuất chung phát sinh của công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trường hợp chi phí sản xuất chung không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo giá trị dự toán của các công trình, hạng mục công trình.

Để tập hợp chi phí quản lý và phục vụ thi công ở các đội xây lắp theo nội dung quy định và phân bổ hoặc kết chuyển chi phí SXC vào các đối tượng xây lắp có liên quan, tại Công ty Anh Phong các khoản chi phí SXC được tập hợp vào TK 627– chi phí sản xuất chung.

Chi phí nhân viên công trình: Chi phí về tiền lương nhân viên công trình, ban chỉ huy công trình được kế toán tập hợp, tính toán như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình.


Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất thuộc phạm vi đội: Do không tính được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh, được hạch toán vào TK627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK627.

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Hiện nay, máy móc thiết bị thi công ở ban chỉ huy công trình gồm hai loại: Máy móc của công ty và máy móc đi thuê. Đối với tài sản cố định thuộc sở hữu của công ty, hàng tháng ban chỉ huy công trình phải tiến hành trích khấu hao cho từng tài sản cố định. Việc trích khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng.

Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty vẫn quản lý, theo dõi bình thường nhưng không trích khấu hao nữa.

Do sự đa dạng của các loại TSCĐ trong công ty và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy có thể căn cứ hạch toán vào chi phí của các đối tượng sử dụng, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng có tác dụng phản ánh số khấu hao phải trích và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng.

Định kỳ, dựa trên danh sách tài sản cố định đã được Cục quản lý vốn duyệt, kế toán tiến hành trích khấu hao và lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Phụ lục).

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải….khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ, phiếu chi tiền mặt… để hạch toán và ghi vào sổ chi tiết TK 627.

Chi phí bằng tiền khác: Chi phí khác bằng tiền bao gồm: Chi phí tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy móc, in ấn tài liệu…Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và tổng hợp vào sổ Cái TK 627 và sổ Nhật ký chung, đồng thời lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023