Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Thanh Oai.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 đã trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại, liên quan đến các hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung cũng như đã nghiên cứu các phương thức tạo lập vốn, các hình thức huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, các chỉ tiêu cũng như nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, giúp tác giả có cái nhìn rõ hơn về cơ sở lý luận đề từ đó đưa ra được những phân tích, đánh giá ở chương 2, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai, đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh Agribank Thanh Oai trong thời gian qua.


Chương 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH OAI


2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Thanh

Oai

Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, có 21 đơn vị hành

chính cấp xã trực thuộc. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai đang được phát triển theo hướng Đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà...

Agribank - Chi nhánh Huyện Thanh Oai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/03/1997, là Ngân hàng chi nhánh cấp II trực thuộc Agribank - Chi nhánh TP Hà Nội. Hoạt động theo luật Ngân hàng Nhà nước, và điều lệ của Agribank do thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Agribank - Chi nhánh Thanh Oai tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay Agribank - Chi nhánh Thanh Oai đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế vùng nông thôn, là trung gian chuyển đổi vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Agribank - Chi nhánh Thanh Oai không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân. Agribank - Chi nhánh Thanh Oai là NHTM nhà nước duy nhất trên địa bàn huyện có mạng lưới Phòng giao dịch được phân bố rộng khắp huyện với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện.


Agribank - Chi nhánh Thanh Oai đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn. Từ một Chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập như thiếu vốn, chi phí cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu... Nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của Agribank Hà Nội, Agribank - Chi nhánh Thanh Oai không những đã khẳng định được mình mà còn không ngừng vươn lên trong cơ chế thị trường, thực sự là một Chi nhánh làm ăn có hiệu quả.

Với địa bàn là một huyện ngoại thành, mang dấu ấn nhiều của nền nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề đa dạng, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...nên đây chính là lợi thế lớn cho Agribank Thanh Oai trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Thanh Oai


GIÁM ĐỐC


3 PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng tín dụng

Phòng hành chính

- nhân sự

Các phòng giao dịch


(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)


* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

- Ban giám đốc:

Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc là: Điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh; Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

- Các phòng giao dịch: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Agribank Hà Nội. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân.

- Phòng kế toán ngân quỹ:

Phòng kế toán bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên. Chức năng của bộ phận kế toán là: hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch vụ thanh toán đến cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội; trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của Agribank; quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng; thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp nhận quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khách do giám đốc giao.

- Phòng tín dụng: Phòng tín dụng bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên. Chức năng của bộ phận tín dụng là: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ, giải quyết và xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Agribank và Ngân hàng nhà nước; Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, làm công tác chăm


sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng; thẩm định các dự án đầu tư, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền; thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủy quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo tín dụng theo phạm vi phân cấp; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

- Phòng hành chính - nhân sự: xây dựng các chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt; xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh Agribank trên địa bàn; thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể; chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiểu hỉ cán bộ công nhân viên; trực tiếp thực hiện chế độ lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; Đề xuất, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên.

Về mạng lưới hoạt động của chi nhánh hiện nay gồm: Phòng giao dịch Vác, Phòng giao dịch Bình Đà, trụ sở chi nhánh tại Thị trấn Kim Bài.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019

Với vị thế thuộc hệ thống của một trong những NHTM lớn nhất của Việt Nam, trong những năm qua, Agribank Thanh Oai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động cả trên phương diện huy động vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt kết quả cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, cụ thể như sau:


a. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn là vấn đề được các NHTM, các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bởi vì chỉ khi nguồn vốn được đảm bảo thì mới tạo đà cho việc sử dụng vốn hợp lý vào mục đích khác nhau.Và để có thể tạo được nguồn vốn riêng cho mình với chi phí rẻ nhất thì cách tốt nhất là ngân hàng huy động từ nền kinh tế mà chủ yếu từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Nhận thức được vấn đề đó, cùng với phương châm tạo nguồn vốn là khâu mở đường tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc Agribank Thanh Oai đã cố gắng trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Agribank Thanh Oai có lợi thế về mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, tài chính lớn do đó nguồn vốn huy động từ định chế tài chính và doanh nghiệp là rất lớn nhưng đây cũng là bất lợi của Chi nhánh vì trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, tất yếu dẫn tới việc sụt giảm nguồn huy động từ các đối tượng khách hàng này.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2016 – 2019 của Agribank Thanh Oai


Đơn vị: Tỷ đồng



Tiêu chí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số dư

Tỷ trọng

%

Số dư

Tỷ trọng

%

Số dư

Tỷ trọng

%

Số dư

Tỷ trọng

%


Nguồn vốn HĐ


9.502


100


13.086


100


14.385


100


15.394


100


Theo kỳ hạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số dư

%

Số dư

%

Số dư

%

Số dư

%

- Ngắn hạn

7.234

76%

10.956

84%

12.606

88%

12538

81%

- Trung và dài hạn

2.268

24%

2.130

16%

1.779

12%

2.856

19%

Theo nhóm KH









- ĐCTC

5.422

57%

8.394

64%

8.652

60%

7.950

52%

- TCKT

2.127

22%

1963

15%

2215

15%

2488

16%

- Cá nhân

1.953

21%

2.727

21%

3.519

25%

4.954

32%

Theo loại tiền









- Nội tệ

8.640

91%

10.495

80%

11.526

82%

14.574

95%

- Ngoại tệ

862

9%

2.590

20%

2.589

18%

8.22

5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai - 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Thanh Oai 2016- 2019)


Theo số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn huy động tại Agribank Thanh Oai từ năm 2016 - 2019 đều có sự gia tăng, nếu như năm 2016 chi nhánh chỉ huy động được 9.502 tỷ đồng thì đến năm 2018 đạt 14.385 tỷ đồng và năm 2019 đạt 15.394 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn và tiền gửi tiết kiệm cá nhân có xu hướng tăng nhanh qua các năm (năm 2019 tiền gửi ngắn hạn đạt

12.538 tỷ đồng, nhóm khách hàng cá nhân đạt 4.954 tỷ đồng) cho thấy xu hướng tăng trưởng nhanh hoạt động huy động vốn nói chung, huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nói riêng của Agribank Thanh Oai.

Tiền gửi từ dân cư với tỉ trọng thấp hơn nhưng đang có những bước tiến vững chắc. Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động trực tiếp tại các địa điểm giao dịch của chi nhánh đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư. Agribank Thanh Oai đã không ngừng nỗ lực, triển khai các sản phẩm, hình thức huy động vốn hấp dẫn kết hợp với chính sách khách hàng hấp dẫn nên huy động vốn năm 2019 có sự tăng trưởng mạnh.

b. Hoạt động tín dụng

Theo số liệu ở bảng 2.2, tổng dư nợ tín dụng của Agribank Thanh Oai có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 -2019, nhưng điều đáng lưu ý chính là tốc độ tăng của tổng dư nợ của chi nhánh. Cụ thể: năm 2016, tốc độ tăng là 37,75% (so với năm 2015), năm 2017 tốc độ tăng là 32,31%, năm 2018 tốc độ tăng là 50,39%. Sang đến năm 2019, dư nợ của chi nhánh giảm 88 tỷ (5%), nhưng dư nợ giai đoạn 2018-2019 là rất cao so với giai đoạn 2016 – 2017. Về cơ cấu tín dụng xét theo loại tiền, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ trong 3 năm 2016 - 2018 hầu như không thay đổi, đều ở mức gần 30%, tuy vậy năm 2019 tỷ trọng dư nợ ngoại tệ giảm nhẹ so với năm 2018. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Agribank Thanh Oai có sự tăng trưởng qua các năm nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng còn chưa cao, do đó Agribank Thanh Oai cần có chiến lược đối với hoạt động tín dụng trong thời gian tới.


Bảng 2.2. Dư nợ tại Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tổng dư

nợ

978


1294


1945


1857


Phân theo thời hạn

Dư nợ

ngắn hạn

611

62.47

674

52.09

1077

55.37

983.4

53

Dư nợ

trung và dài hạn


367


37.53


620


47.91


868


44.63


873.6


47

Phân theo thành phần kinh tế

Doanh

nghiệp

851

87.01

1.129

87.25

1687

86.74

1554

84%

Cá nhân, hộ gia

đình


127


12.99


165


12.75


258


13.26


303


16

Phân theo loại tiền

Dư nợ

nội tệ

676

69.12

895

69.17

1356

69.72

1318

71

Dư nợ

ngoại tệ

302

30.88

399

30.83

589

30.28

539

29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Thanh Oai 2016- 2019)

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Theo số liệu ở bảng 2.3 cho thấy từ năm 2016 đến năm 2019 kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Oai đều có sự tăng trưởng tốt. Năm 2016, lợi nhuận trước thuế đạt 33.8 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 69.8 tỷ đồng (tăng 36 tỷ đồng so với năm 2016), năm 2018 có giảm mạnh xuống 11.80 tỷ đồng (giảm 58 tỷ đồng so với

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí