Đối Với Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Thành Phố Hà Nội

- Thành phố tích cực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình kết nối giữa ngân hàng và DN để tháo gỡ khó khăn trong huy động vốn cho DNNVV. Thành phố chủ động tháo gỡ các rào cản cho DNNVV trong huy động vốn, như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho DNNVV… Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội ngành nghề cần nâng cao uy tín, năng lực và tầm ảnh hưởng, phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các DNNVV, để vừa tư vấn cho DNNVV huy động vốn, vừa thực hiện tốt vai trò phản biện chính sách của DNNVV với Chính phủ và thành phố Hà Nội.

- Thành phố định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Chính phủ và Thành phố trong hỗ trợ vốn cho DNNVV trên địa bàn. Để các chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ và thành phố Hà Nội trong hoạt động hỗ trợ DNNVV thiết thực và hiệu quả, Thành phố cần định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách từ đó “điều chỉnh” để giảm “độ trễ” của chính sách, chương trình hỗ trợ sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà DN cần hỗ trợ nhằm đáp ứng đủ vốn cho DNNVV hoạt động, phát triển. Để hiện thực hóa chiến lược phát triển Thủ đô, Thành phố cần đánh giá toàn diện hoạt động của DNNVV, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ DNNVV, triển khai để án hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, tạo điều kiện cho DNNVV có đủ nguồn vốn để phát triển.

3.3.2.4. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội

- Hiệp hội DNNVV Hà Nội tích cực tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lợi ích và nghĩa vụ của minh bạch thông tin hoạt động DN cho các DNNVV nhằm khuyến khích DNNVV công bố thông tin DN trên website của DN và cổng thông tin DN của Thành phố, triển khai áp dụng mô hình quản trị DN hiện đại. Bởi trong nền KTTT hiện đại, minh bạch thông tin chính là tiền đề quan trọng giúp DNNVV trong tiếp cận, huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn.

- Hiệp hội DNNVV Hà Nội định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, các khóa đào tạo chuyên môn về tài chính kế toán, quản trị DN, cách thức khai thác các kênh huy động vốn trên thị trường tài chính nhằm giúp DNNVV nâng cao năng lực lựa chọn nguồn vốn, hình thức huy động vốn phù hợp để tăng quy mô vốn.

- Hiệp hội DNNVV thành phố Hà Nội phải là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của DNNVV trên địa bàn trong quan hệ với các tổ chức tài chính. Thúc đẩy liên kết giữa các DNNVV qua đó chia sẻ thông tin về nguồn vốn và tạo tiền đề cho tín dụng thương mại phát triển. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa DN với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính để trao đổi thông tin, kiến nghị của cộng đồng DN về các vấn đề liên quan cần tháo gỡ trong hoạt động huy động vốn để phát triển DNNVV.

Các giải pháp huy động vốn để phát triển DNNVV phải được thực hiện từ chính DNNVV có quan hệ chặt chẽ, cùng thực hiện mục tiêu tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Các tổ chức cung ứng vốn, Chính phủ, thành phố Hà Nội đóng vai trò điều kiện thực hiện giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn trong huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3, NCS đã khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển DNNVV, định hướng huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra quan điểm hoàn thiện giải pháp huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Từ định hướng và quản điểm được xác định, luận án đã xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện huy động vốn và điều kiện thực hiện giải pháp để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .

Luận án khẳng định, thành phố Hà Nội có những lợi thế so sánh vượt trội so với các địa phương khác, đó là lợi thế về vị thế chính trị - xã hội - vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, quy mô và tiềm năng phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao... Những lợi thế này tác động tới sự lựa chọn và phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà mỗi DNNVV có thể khai thác để phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, những năm qua, DNNVV trên địa bàn Hà Nội chưa khai thác hiệu quả những lợi thế này.

Để DNNVV có thể nâng cao năng lực huy động vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trước hết, mỗi DNNVV phải tự cải cách và đổi mới, xây dựng phương án SXKD khả thi, nâng cao năng lực quản trị DN, áp dụng quy trình quản lý tài chính - kế toán theo hướng công khai minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số… từ đó vươn lên tự khẳng định vị thế, thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của DN và sản phẩm nhằm có đủ năng lực tiếp cận, lựa chọn nguồn vốn, hình thức huy động vốn phù hợp với đặc điểm, mục tiêu hoạt động của DN. Đồng thời, Chính phủ, thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, thực thi cơ chế, chính sách tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô bình đẳng, thuận lợi gắn với “hỗ trợ” DNNVV tháo gỡ khó khăn trong huy động các nguồn vốn để phát triển. Các tổ chức cung ứng vốn thực hiện các giải pháp tháo gỡ “rào cản”, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV nâng cao năng lực huy động vốn, tăng quy mô tổng nguồn vốn để hoạt động, phát triển.

Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 25

KẾT LUẬN

Để hiện thực hóa mục tiêu trong Chiến lược phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, phấn đấu đưa “Hà Nội trở thành tiên phong cả nước về môi trường kinh doanh”, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, đặc biệt DNNVV. Hà Nội coi thực hiện Chương trình "Đổi mới sáng tạo” là chìa khóa để thực hiện các chủ trương mới của Đại hội Đảng XIII về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, trong đó phát triển DNNVV được coi là “khâu” đột phá để tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Trong bối cảnh phát triển nền KTTT hội nhập, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp những rào cản, khó khăn, nhiều DNNVV thiếu vốn và khó khăn trong huy động vốn. Để tháo gỡ các khó khăn trong huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ chính mỗi DNNVV, các tổ chức cung ứng vốn, Chính phủ và thành phố Hà Nội “đồng hành cùng DN”. Trong đó, DNNVV là chủ thể huy động vốn cần tích cực cải cách, đổi mới từ bên trong để xây dựng phương án SXKD khả thi, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản trị DN, minh bạch hoạt động tài chính từ đó khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu trong nền KTTT, chủ động đẩy mạnh huy động vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhằm tăng quy mô nguồn vốn để phát triển. Các tổ chức cung ứng vốn với tư cách là điều kiện thúc đẩy hoạt động huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội cần đổi mới tư duy hướng tới đối tượng phục vụ là DNNVV để cùng “tồn tại và phát triển”, đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, từng bước tháo gỡ các “rào cản” cho DNNVV trong tiếp cận, huy động vốn. Cơ chế, chính sách của Chính phủ và thành phố Hà Nội cần hướng vào tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi nhằm tăng cơ hội cho DNNVV trong tiếp cận, huy động các nguồn vốn nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn để hoạt động và phát triển. Phương thức hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố cho đối tượng DNNVV cần thiết thực, phù hợp, chú trọng tính hiệu quả.

Những năm qua, DNNVV đã và đang ngày càng đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội của thủ đô Hà Nội. Phát triển DNNVV được UBND Thành phố coi là “trọng tâm” đột phá tạo nên tăng trưởng, phát triển kinh tế Thủ đô. Huy động vốn nhằm tăng quy mô vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án:“Huy động vốn để phát triển doanh nghệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” của NCS đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện hơn lý luận huy động vốn, lý luận phát triển DNNVV, mối quan hệ và tác động của huy động vốn đối với phát triển DNNVV. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV, huy động vốn để phát triển DNNVV. Thứ hai, Phác họa bức tranh tổng thể về tình hình phát triển DNNVV, thực trạng huy động vốn chủ sở hữu, huy động nợ phải trả nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Phân tích mối quan hệ và tác động của huy động vốn đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019. Đánh giá kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV thông qua các tiêu chí định lượng và định tính. Trên cở sở đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong

huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019.

Thứ ba, Từ chiến lược phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, luận án đưa ra định hướng huy động vốn, quan điểm thực hiện giải pháp huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng giải pháp huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, đồng thời đề xuất điều kiện để thực hiện giải pháp từ các tổ chức cung ứng vốn, các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm trong nghiên cứu, NCS hy vọng kết quả của luận án sẽ đóng góp hoàn thiện hơn lý luận và thực tiễn đối với huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Ngô Thị Hương Thảo (2017), “Phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay - Những bất cập và giải pháp”, T/C Nghiên cứu tài chính kế toán số 04(165)2017 Tr 61-64

2. Ngô Thị Hương Thảo (2017), “Những rào cản và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời kỳ hội nhập”, T/C Nghiên cứu tài chính kế toán số 06(167)2017 Tr 49-51

3. Ngô Thị Hương Thảo (2019), “Tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân”, T/C Nghiên cứu tài chính kế toán số 01(186)2019 Tr 17-24

4. Ngô Thị Hương Thảo (2020), “Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, T/C Nghiên cứu tài chính kế toán số 02(199)2020 Tr 66-70

5. Ngô Thị Hương Thảo (2020), “Capital sources of smal and medium enterprises in Hanoi - Actual situation and solutions”, Journal of finance & Accounting Research NUMBER 01 (7) - 2020

6. Ngô Thị Hương Thảo, Hà Quý Tình (2020), “Tác động của đại dịch covid - 19 đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và giải pháp tháo gỡ”, Hội thảo khoa học quốc gia: Covid -19 - Tác động và phản ứng chính sách - Học viện Tài chính, tr 195-199.

7. Hà Quý Tình, Ngô Thị Mai Linh, Ngô Thị Hương Thảo (2019) “Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta”, Sách chuyên khảo, giấy xuất bản số 372 ngày 21/01/2019, cục xuất bản phát hành

8. Ngô Thị Hương Thảo, Hà quý Tình, (2021), “Sustainable Development of small and medium enterprises in Vietnam in thecontext of globalization”, Sustainable economic development and business management in the context of globalisation, (Hội thảo khoa học quốc tế) tr 564-570

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Mai Anh (2005), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế”, NXB Thế giới

2. Phạm Thị Vân Anh (2012), “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNVV”, LATS, Học Viện Tài chính.

3. Trần Anh (2019),“Vì sao thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động” The LEADER 15:07, 21/05/2019

4. Báo cáo cho vay DNNVV của các NHTM giai đoạn 2012 -2019, NHNN

5. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và kết quả 10 năm mở rộng Hà Nội (2008 - 2019), UBND thành phố Hà Nội

6. Nguyễn Thế Bính (2013), “Nguồn vốn cho phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Cần thơ”, LATS, Đại học ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh

7. Tạ Thanh Bình (2019),“Thị trường chứng khoán và khả năng tiếp cận các nguồn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số chuyên biệt 10/2019.

8. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các DNNVV.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), “Quy định về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa” - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Lê Mai Chi (2001), “Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách”, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

11. Lưu Hà Chi (2018), “Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay”, Báo Doanh nghiệp, doanh nhân ngày 12/07/2018

12. Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV

13. Chính phủ (2018), Nghị định 39/NĐ-CP 6/tháng 9/2018

14. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển

DN đến năm 2020

15. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2006), “Kết quả điều tra toàn bộ DN giai đoạn 2000-2005 thành phố Hà Nội”.

16. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2014), Niên giám thống kê các năm 2010, 2014, 2018 - NXB Thống kê Hà Nội

17. Nguyễn Cúc (2000), “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đến 2005”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Nguyễn Thị Cúc (2016), “Nâng cao hiệu quả vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” Báo đầu tư & doanh nghiệp, ngày 09/06/2016

19. Dữ liệu khảo sát DNNVV (2019), “Phiếu điều tra DNNVV năm 2018”, Cục Thống kê thành phố Hà Nội

20. Đà Đông (2015), “Cục thuế Hà nội tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN”, T/C thuế nhà nước (14 - 528), tr 12.

21. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), « Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Kinh nghiệm các nước và bài học đối với Việt Nam» Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

22. Bùi Hồng Đới (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam”, LATS

23. Đoàn Thanh Hà (2003), “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam”, LATS Học viện Tài chính

24. Thanh Hà, (2019), “Giải pháp huy động vốn tích cực thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng”, Báo ĐTCK ngày 30/12/2019

25. Trần Hanh (2008) “Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Những lợi thế về tổ chức- quản lý”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 114) tr.41-45.

26. Nghiêm Thuý Hằng (2009), “Chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc năm 2008”, Thông tin tài chính, (số 2 và 3), tr 25-27.

27. Nguyễn Trí Hiếu, (2019), “Huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế”, Báo Diễn đàn DN ngày 29/3/2019

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023