Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam - 30


5 - Năng lực của một số chủ đầu tư (Ban QLDA) yếu, thiếu tính chuyên nghiệp và kỹ năng hành nghề quản lý dự án; không quản lý, chỉ đạo được nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện tuân thủ các qui định trong qui chế TVGS trong quá trình thực hiện dự án; không đáp ứng được yêu cầu khi được giao làm chủ đầu tư (QLDA) các dự án có qui mô lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao nên giao phó toàn bộ việc quản lý chất lượng cho tư vấn giám sát.

III- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ kỹ sưtư vấn giám sát trên các công trình xây dựng giao thông:

1. Về thể chế, chính sách:

1.1. Về qui chế Tư vấn giám sát:

1.1.1. Chỉnh sửa, hoàn thiện và ban hành Quy chế mới thay thế Quy chế Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để phù hợp với hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hiện hành, trong đó đặt ra các yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác tư vấn giám sát:

- Phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Phải trung thực, là chỗ dựa tin cậy của chủ đầu tư, nghiêm cấm các hành vi thông đồng, móc ngoặc, ăn chia với nhà thầu.

- Phát hiện và xử ký kịp thời các sai sót của nhà thầu trong tất cả các khâu từ cung cấp nguyên vật liệu đến việc tuân thủ nghiêm túc đồ án thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án biện pháp thiết kế tổ chức thi công được duyệt.

- Chủ đầu tư (Ban QLDA đối với các dự án do Bộ làm chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của nhà thầu TVGS bố trí tại công trình do mình làm chủ đầu tư (hoặc quản lý thực hiện). Chủ đầu tư ( Ban QLDA) phải có bộ phận để quản lý theo dõi hoạt động của TVGS do mình thuê ( Ví dụ: Phòng quản lý kỹ thuật kiêm quản lý TVGS).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


- Trách nhiệm của tư vấn giám sát phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và tư vấn giám sát.

Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam - 30

- Thủ trưởng của đơn vị tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc chọn lựa và đề cử các chức danh TVGS hiện trường và các sai phạm do TVGS được cử gây ra:

+ Các chức danh tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình giao thông bắt buộc phải là các kỹ sử được đào tạo chuyên ngành xây dựng công trình giao thông, phù hợp với vị trí, nhiệm vụ giám sát được giao.

+ Không chấp nhận các kỹ sư tư vấn giám sát của các nhà thầu tư vấn giám sát khi được huy động đến công trường là các nhân viên ký hợp đồng thời vụ với tổ chức TVGS.

1.1.2. Xây dựng, ban hành các qui định riêng ( Ngoài các qui định chung thực hiện theo QĐ số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 sửa đổi nêu trên) đối với toàn bộ hệ thống giám sát của các dự án có qui mô lớn (nhóm A trở lên) hoặc dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới, phức tạp. Trong đó qui định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể đối với mỗi chức danh giám sát, trách nhiệm cụ thể của mỗi chức danh được thể hiện rõ ràng, tránh hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

1.1.3. Nâng cao vai trò từng chức danh TVGS: phân công chức danh chủ chốt, mỗi chức danh chủ chốt sẽ phụ trách theo từng nhóm, mỗi nhóm có đủ nhân viên được lựa chọn kỹ về chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.

1.2. Kiến nghị với Bộ Xây dựng trình Chính phủ điều chỉnh Nghị định 12/2009/NĐ-CP với các nội dung:

- Bổ sung điều khoản qui định điều kiện năng lực của chủ đầu tư để đảm bảo chủ đầu tư phải có kỹ năng hành nghề quản lý dự án một cách chuyên nghiệp, có trình độ năng lực thực sự để quản lý điều hành được các chủ thể khác như: TVTK, TVGS, nhà thầu trong quá trình quản lý thực hiện dự án. Trường hợp chủ đầu tư


không đủ năng lực thực hiện thì cấp quyết định đầu tư không giao QLDA hoặc bắt buộc phải thuê tư vấn QLDA.

- Bổ sung điều khoản quy định chức năng nhiệm vụ của tư vấn giám sát; quy định tổ chức bộ máy hoạt động của TVGS ; quy định điều kiện năng lực của Trưởng tư vấn giám sát dự án để nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức TVGS tại hiện trường.

- Bổ sung điều khoản qui định trách nhiệm của tổ chức TVGS khi TVGS do mình quản lý bị xử lý do vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ TVGS.

1.3. Kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh, bổ sung quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (Ban hành kèm theo QĐ số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng, trong đó cần quy định rõ:

- Không cấp lại chứng chỉ hành nghề TVGS cho các đối tượng đã bị thu hồi chứng chỉ do vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

- Xây dựng hệ thống tin học quản lý, cấp chứng chỉ hành nghề TVGS trên phạm vi toàn quốc trên trang tin điện tử để các chủ đầu tư, Ban QLDA cập nhật thông tin và công bố rộng rãi đối với các đối tượng vi phạm.

- Ủy quyền cho các Bộ quản lý ngành cấp chứng chỉ TVGS xây dựng chuyên ngành của Bộ mình.

1.4. Kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành chế tài xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ trong đó có quá trình thực hiện hợp đồng giám sát thi công XDCTGT ngoài việc xử phạt hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ (như đánh dấu, thu hồi, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề TVGS)

2. Về tổ chức tư vấn giám sát:

- Kiến nghị Bộ GTVT giao Cục QLXD & CLCTGT phối hợp với Viện KHCN GTVT:


+ Xây dựng, ban hành tiêu chí phân loại các tổ chức tư vấn giám sát xây dựng chuyên ngành GTVT để phân loại, đánh giá, lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác TVGS các dự án XDCTGT trong bước đầu lựa chọn nhà thầu TVGS.

+ Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của đơn vị TVGS thực hiện giám sát xây dựng CTGT để áp dụng chung cho toàn ngành.

- Kiến nghị Bộ giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành hiện đang quản lý các tổ chức TVGS tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các đơn vị tư vấn giám sát trong ngành GTVT hiện có để phù hợp với các quy định hiện hành.

3. Về năng lực của các chủ đầu tư, Ban QLDA:

- Kiến nghị Bộ giao Vụ KHĐT chủ trì xem xét, đánh giá năng lực của các chủ đầu tư (Ban QLDA), ý kiến nhận xét, đánh giá của Cục QLXD & CLCTGT qua công tác giám sát đánh giá đầu tư, qui mô của các dự án trước khi tham mưu trình Bộ giao nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý dự án các dự án trong ngành GTVT đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế và điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án của các đơn vị này.


PHỤ LỤC 4


Mẫu câu hỏi phỏng vấn, khảo sát:

Giới thiệu:

Tôi tên là ..Đặng Thị Hà..................., Nghiên cứu sinh khóa ...29....... trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Tôi đang tiến hành nghiên cứu Luận án tiến sĩ với đề tài: "Huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam" Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra con đường để có thể thu hút sự sẵn sàng bỏ vốn của các lực lượng ngoài nhà nước tham gia xây dựng đường cao tốc, giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ông/ bà được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để tham gia cuộc phỏng vấn này và là người đại diện cho nhóm quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp . Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ông/bà đã dành thời gian để tiếp tôi. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với ông/ bà về một số vấn đề về mối quan tâm đến việc xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Cuộc nói chuyện này sẽ được sử dụng với nguyên tắc khuyết danh và chỉ phục vụ cho xây dựng tiêu chí kêu gọi vốn đầu tư trong các doanh nghiệp của ông/ bà m à thôi.. Vì vậy, tôi muốn lắng nghe ý kiến của ông/ bà về vấn đề nêu trên.

Thời gian dự kiến khoảng 1 giờ.


Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn:

Họ và tên:……………………………………………………………………. Tuổi:………………….

Giới tính:……………

Chuyên môn, nghề nghiệp:…………………………………… Nơi công tác:…………………………………………………..

Chức vụ:……………………………………………………………………. Thời gian công tác ở vị trí hiện tai:…………………………………………. Công việc làm lâu nhất:………………………………………………………

+ Tên công việc:…………………………………………………

+ Nơi làm việc:……………………………………………………

+ Thời gian giữ vị trí công tác:………………………………….

I. Phần phỏng vấn tại các doanh nghiệp Dự án: Ông/ bà vui lòng cho biết các thông tin sau:

1. Đặc trưng của doanh nghiệp

a. Hình thức sở hữu của công ty

b. Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty

c. Số vốn đăng ký kinh doanh

d. Cấu trúc tổ chức của công ty (hỏi kỹ về đặc điểm quản trị và chiến lược phát triển của công ty)

2. Môi trường của công ty

a. Sự thay đổi về hướng đầu tư trong lĩnh vực xây dựng đường cao tốc

b. Tốc độ cung ứng vốn

c. Những khó khăn như thời gian giải phóng mặt bằng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường

d. Những khó khăn khác

3. Quản trị vốn

a. Ông/ bà đã nghe về hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa?


b. Dù ông/ bà đã từng hay chưa từng tham gia hợp tác đầu tư với Nhà nước trong đầu tư xây dựng, làm ơn cung cấp sự nhận thức của ông/ bà về vấn đề như:

Trong hợp tác với Nhà nước điều gì khiến ông/ bà quan tâm?

c. Ông/ bà đánh giá tầm quan trọng của hợp tác công tư là gì?

d. Làm ơn cho biết nếu tham gia hợp tác công tư, phía Nhà Nước cần làm gì để hấp dẫn ông/ bà tham gia?

4. Phần dành cho đối tượng phỏng vấn đã và đang tham gia hợp tác công tư trong xây dựng đường cao tốc

a. Doanh nghiệp ông/bà lần đầu tiên thực hiện dự án đường cao tốc nào?

b. Yếu tố nào thúc đẩy sau khi quyết định thực hiện dự án?

c. Ai là người thúc đẩy việc thực hiện dự án?

d. Ông/ bà có cho rằng dự án sẽ thành công?

e. Dựa vào kinh nghiệm của doanh nghiệp ông/ bà, làm ơn hãy bình luận những vấn đề sau:

o Hợp tác công tư nhận được sự ủng hộ tích cực từ các nhà quản trị cấp cao

0 Hợp tác công tư cần được luật hóa

o Có nhiều sự đồng thuật về các mục tiêu của hợp tác công tư

o Doanh nghiệp sẵn sằng chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đang cân nhắc với hợp tác công tư

o Hợp tác công tư có liên quan chặt chẽ với các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

o Lợi ích thu được từ hợp tác công tư là tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp.

f. Sau khi thực hiện hợp tác ông/bà cảm thấy hài lòng như thế nào về

o Những cam kết hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp?

o Khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong xã hội dễ dàng hơn?


o Việc giải phóng mặt bằng được các địa phương đảm nhận sẽ giảm tải khó khăn cho doanh nghiệp ?

5. Phần dành cho đối tượng phỏng vấn không tham gia hợp tác công tư trong 5 năm qua

a. Doanh nghiệp của ông/ bà đã hướng vào những danh mục nào dưới đây và tại sao?

o Chúng tôi đã xem xét cách hợp tác công tư và đã từ chối hợp tác

o Gần đây chúng tôi đang xem xét cách thức hợp tác mới này

o Chúng tôi không xem xét vì chúng tôi không tham gia

b. Ông/ bà hài lòng thế nào với cách thức kinh doanh hiện nay

o Cách thức kinh doanh của doanh nghiệp rất phù hợp không cần thay đổi.

o Doanh nghiệp có thể tham gia góp vốn xây dựng các đoạn tuyến cao tốc khi nhà nước có các ưu đãi như bảo lãnh vay vốn, phát hành trái phiếu công trình, .v.v..?


Xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ của ông / bà.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí