Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM‌‌

I. Tổng quan về ngành công nghiệp Giấy nước ta

1. Những đặc trưng cơ bản của ngành Giấy

Ngành Giấy có những đặc trưng cơ bản đòi hỏi sự quan tâm của các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách, các chủ doanh nghiệp (DN) nghiên cứu chiến lược sản xuất ( SX) kinh doanh. Những đặc trưng đó đã đang và sẽ tạo ra những tác động quan trọng có ảnh hưởng lớn đến xu thế và tiến trình phát triển của toàn ngành Giấy nói chung cũng như của Tổng công ty (TCT) Giấy Việt Nam nói riêng. Dưới đây là một số nét tóm tắt về những đặc trưng đó:

*Công nghiệp Giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành.

Công nghệ SX giấy ứng dụng một loạt các quá trình tác động cơ học, hóa học, năng lượng, thông tin và điều khiển từ công đoạn xử lý nguyên liệu ban đầu, nấu, rửa, tẩy trắng, sàng, lọc, nghiền xeo đến gia công chế biến, đóng gói thành phẩm.

Hiện nay một nhà máy SX giấy từ nguyên liệu thô là một khu liên hiệp SX, gồm các bộ phận SX chính là nhà máy bột, nhà máy giấy và các bộ phận sản xuất phục vụ.

*Công nghiệp Giấy phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế xã hội.

Công nghiệp Giấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế xã hội, trong đó điều kiện mấu chốt là phát triển nguồn tiềm năng lâm nghiệp, vật tư hóa chất cơ bản và cơ sở hạ tầng. Để tạo ra được sản phẩm công nghiệp giấy thì trong quá trình chế biến cần khối lượng rất lớn các nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu này gồm gỗ, tre, nứa, rơm rạ, than, hóa chất, thiết bị máy móc cồng kềnh và phải vận chuyển qua chặng đường dài từ vùng nguyên liệu, từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước đến nhà máy. Do đó đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt.

*Công nghiệp Giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy đòi hỏi phải tập trung vốn lớn.

Quá trình SX giấy cần phải có một lưu trình SX dài với một hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị qui mô lớn, phức tạp, nhiều tiền cùng các bộ phận SX phụ trợ, sân bãi,


nguyên liệu nhà xưởng và kho tàng. Vì vậy đầu tư xây dựng nhà máy đòi hỏi tiến độ thời gian dài, diện tích mặt bằng qui hoạch rộng, vốn đầu tư lớn và suất đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lâu. Đồng thời quá trình SX và tiêu thụ sản phẩm giấy chịu nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của thị trường khu vực và thế giới. Sự ổn định hoặc biến động của thị trường thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển toàn ngành.

2. Một số nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp Giấy nước ta 2.1.Quy mô và phân bố sản xuất

* Về quy mô:

Tính đến hết năm 2007, toàn ngành Giấy cả nước có gần 500 DN SX giấy trong đó : có 46,4% DN có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% DN có công suất từ 1.000 tấn đến

10.000 tấn/năm, chỉ có 4 DN có công suất trên 50.000 tấn/năm. Về quy mô SX, lớn nhất có nhà máy Giấy Bãi Bằng của TCT Giấy, công suất 110.000 tấn/năm; Công ty (Cty) Giấy Tân Mai, công suất 70.000 tấn/năm; các Cty Giấy Việt Trì, Bình An, Đồng Nai..., có công suất hơn 20.000 tấn/năm; các cơ sở quy mô nhỏ có công suất từ vài trăm đến dưới 5.000 tấn/năm, hầu hết là các đơn vị SX tư nhân.

Trong các đơn vị sản xuất ,TCT Giấy Việt Nam đã khẳng định được vai trò là thành phần kinh tế chủ đạo: cung cấp 80% các mặt hàng sản phẩm có ý nghĩa trong đời sống và trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như: giấy in, giấy in báo, giấy viết,giấy photocopy, và đã bắt đầu SX được một số loại giấy có chất lượng cao như giấy bao bì duplex, giấy tráng phấn

,bám sát quy hoạch được duyệt, triển khai nhiều dự án cải tạo để nâng công suất thiết bị, đa dạng hóa mặt hàng và đảm bảo được yêu cầu về xử lý nước thải.

*Phân bố sản xuất:

Ngành Giấy Việt Nam không phân bố đều ở các tỉnh, thành phố, mà tập trung ở một số khu vực có tiềm năng nguyên liệu và điều kiện SX. Các địa phương có năng lực SX giấy lớn là Phú Thọ, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, mỗi tỉnh đạt khoảng

100.000 tấn/năm. Một số địa phương khác cũng có SX giấy, nhưng chỉ với công suất khoảng 20.000 tấn/năm, như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa...; số còn lại có công suất dưới 10.000 tấn/năm.


2.2. Về trình độ công nghệ

Về trình độ công nghệ và thiết bị SX, ngành Giấy Việt Nam có trình độ công nghệ thấp, kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Trừ TCT Giấy Việt Nam và Cty Giấy Tân Mai, hầu hết các DN còn lại đều sản xuất bột theo phương pháp kiềm không thu hồi hóa chất nên khó cải thiện chất lượng, giá thành cao và ô nhiễm môi trường.

Có thể chia thành 4 nhóm như sau:

Tương đối hiện đại: Là công nghệ của những năm 70- 80 trở lại đây.Thuộc nhóm này có bốn nhà máy là nhà máy Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy Việt Nam), Đồng Nai, phần mở rộng của Tân Mai và New Toyo. Công nghệ của bốn nhà máy này được đánh giá là tương đối so với khu vực. Tổng công suất của bốn nhà máy này chiếm 47,7 % tổng công suất SX bột toàn ngành và 24 % tổng công suất SX giấy toàn ngành.

Trung bình: Là công nghệ của những năm 60-70. Gồm các nhà máy Đồng Nai, phần dây chuyền cũ của Tân Mai, Bình An, Linh Xuân, Thủ Đức, Việt Trì...So với toàn ngành, nhóm này chiếm 12 % tổng công suất SX bột và giấy là 13,6%.

Cổ điển: Nhóm này chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc hoặc Đài Loan của những năm 50-60 .Tổng công suất SX bột và giấy chiếm 32,8 % và 47,5 % toàn ngành.

Công nghệ lạc hậu: Thiết bị lạc hậu, chắp vá và tuyệt đại bộ phận là tự chế tạo hoặc SX trong nước những năm 40-50. Tổng công suất SX bột và giấy chiếm lần lượt 7,5 % và 14,9 % toàn ngành.

Nếu so sánh với các nước trong ASEAN, công nghệ SX giấy tại Việt Nam thuộc loại lạc hậu. Chỉ có ba nhà máy ( trừ New Toyo) là Giấy Bãi Bằng ( của TCT Giấy), Tân Mai và Đồng Nai công nghệ được coi là “ hiện đại ” nhưng tuổi thọ cũng đã 10- 20 năm. Các nước trong khu vực hiện có tiềm lực SX bột và giấy rất lớn. Ví dụ: Indonesia có năng lực SX bột giấy và giấy đạt 6.300.000 tấn bột giấy/ năm và 10.000 tấn giấy/năm/ ; Thái Lan có năng lực SX bột đạt 1.000.000 tấn/năm và năng lực SX giấy đạt 3.900.000 tấn/ năm.

Quy mô công suất của các nhà máy giấy ở các nước trong khu vực trung bình từ

250.000 đến 300.000 tấn/ năm. Công suất của các nhà máy SX bột giấy hay giấy ở Việt Nam hiện nay đều trong tình trạng nhỏ bé, năng suất thấp, chất lượng không ổn định. Có thể


nói quy mô và trình độ kỹ thuật của ngành Giấy Việt Nam còn có khoảng cách dài so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.3.Về tình hình sản xuất và phát triển của công nghiệp Giấy Việt Nam trong những năm gần đây

Trong những năm qua, ngành công nghiệp Giấy nước ta đã có nhiều chuyển biến lớn tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đặc biệt là trong 5 năm vừa qua năng lực SX của toàn ngành Giấy đã tăng lên đáng kể. Sản phẩm giấy của Việt Nam bao gồm nhiều loại, có thể chia làm 6 loại chính sau:

- Giấy in báo; - Giấy in viết; -Giấy vệ sinh, khăn

- Giấy vàng mã; - Giấy kraft, bao gói - Giấy khác

* Về năng lực sản xuất:

Năm 2003, toàn nghành SX được 642.000 tấn giấy các loại, bằng 71,3% năng lực SX của ngành, trong đó TCT Giấy Việt Nam sản xuất được 183.000 tấn, giảm 5% so với năm 2002. Nguyên nhân là do nhà máy giấy Bãi Bằng đóng máy từ tháng 7/2003 để thực hiện đầu tư mở rộng công suất giai đoạn 1.Còn về năng lực SX bột giấy năm 2003 đạt

263.000 tấn ,năm 2004 là 300.000 tấn, trong đó riêng năng lực của TCT Giấy Việt Nam là 169.800 tấn, các đơn vị quốc doanh địa phương là 43.330 tấn và các thành phần kinh tế khác là 86.870 tấn. Năng lực SX giấy năm 2003 là 900.000 tấn, năm 2004 là 1000.000 tấn (tăng 11,1%), trong đó từng loại sản phẩm được biểu thị như sau:


Hình 1:Năng lực sản xuất năm 2004



445,220

40,780 57,000


Giấy in báo Giấy in viết

Giấy vệ sinh,khăn Giấy vàng m ã Giấy kraft, bao gói Giấy khác

230,000



97,000

130,000


Đơn vị: Tấn

Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam

Năm 2004, SX giấy vẫn tăng với tốc độ cao, đạt 754.000 tấn, tăng 17,4% so với năm 2003, giảm một chút so với mức tăng của năm 2003 (19,33%). Tuy nhiên,sản lượng


này của công nghiệp Giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 54,4% nhu cầu tiêu dùng trong nước và XK. SX giấy in và giấy viết đạt 212.400 tấn, tạo nên mức tăng trưởng khá cao là 46,47% so với năm 2003 do các nhà máy mới được lắp đặt năm 2002, 2003 đã phát huy được công suất, chất lượng sản phẩm tăng lên đã thay thế một phần lượng giấy in, giấy viết NK. Ngoài ra, giấy Tissue ngày càng được nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu XK. SX giấy in báo đạt 46.800 tấn ,tăng 41,92% so với năm 2003, và nhờ chất lượng giấy được nâng cao nên đã thay thế một phần giấy in báo NK. SX giấy vàng mã năm 2002 đạt 99.000 tấn, chỉ tăng 6,28% so với năm 2003 do XK vàng mã tăng không đáng kể. Trong khi đó, công tác xúc tiến thương mại của các nhà SX giấy Việt Nam còn kém, nên XK giấy vẫn lệ thuộc vào thị trường cũ, chỉ đạt 117.100 tấn (chiếm 15,53% sản lượng giấy SX).

Năm 2005, sản lượng SX của toàn ngành giấy đạt 850.000 tấn, sản lượng NK

657.150 tấn, trị giá gần 311 triệu USD. Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành Giấy là 61,92%, trong đó với giấy in báo, đây là một năm có lượng tiêu thụ cao hơn nhiều các năm trước đạt 477.000 tấn ( tăng 31% so với năm 2004) đáp ứng 68,42%; giấy in và viết 89,29%; giấy bao bì (không tráng) 71,50; giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%. Ngoài ra, nhìn vào bảng 1 có thể thấy tình hình XK giấy có khả quan hơn so với năm 2004, khi sản lượng XK tăng 15,75 so với năm 2004. Nhưng lượng giấy NK lại tăng đến 35,7% so với năm 2004 vì ngành giấy vẫn chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu và lượng SX trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tính chung cả năm 2005, mức tăng trưởng của SX giấy chỉ đạt 9,32%, nguyên nhân là do giấy bao bì SX ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

Bảng 1: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2003-2005


SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIẤY


2003

2004

2005

Sản xuất

642

753,791

850

Xuất khẩu

96,426

117,1

135,5

Nhập khẩu

425

484

657,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Đơn vị: Tấn

Nguồn: http://www.vppa.com.vn/

Năm 2006, năng lực SX bột giấy và giấy được thể hiện trên bảng như sau:


Bảng 2: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy năm 2006



Bột giấy (+ bột tái sinh)

Giấy

Tấn

So 2005 (%)

Tấn

So 2005 (%)

Năng lực sản xuất

936.000

+11,42

1.158.000

+7,20

Tiêu dùng

965.884

+10,83

1.554.578

+17,10

Sản xuất

834.000

+13,00

958.000

+14,80

Nhập khẩu

131.884

+4,77

766.958

+16,70

Xuất khẩu

-

-

170.980

+3,60

Đơn vị: Tấn

Nguồn:http://www.vppa.com.vn/

Tính chung, năng lực SX giấy năm 2006 là 1.158.000 tấn tăng 7,22% so với năm 2005, trong đó năng lực SX giấy in & viết là 260.000 tấn, giấy lớp mặt là 313.000 tấn.

Về SX, năm 2006, công nghiệp Giấy Việt Nam đã SX được 958.000 tấn (tăng 14,82% so với năm 2005). Giấy làm mặt tăng trưởng mạnh nhất so với 2005 tới 21%, rồi tới giấy Tissue 18%, giấy in báo 14%, giấy in viết 12%, tăng trưởng ít nhất là ở giấy làm lớp sóng (chỉ tăng 8%).

Tiêu dùng giấy ở Việt Nam năm 2006 đạt 1.554.578 tấn, tăng 17% so với năm 2005. Gần 60% giấy tiêu dùng ở Việt Nam là dùng để SX bao bì, chỉ 15% là giấy in & viết. Giấy tráng phấn cũng chiếm tỉ lệ lớn tới 17%. Đáng lưu ý là tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng giấy in báo và giấy in viết tới gần 19%. Tiêu dùng giấy tính theo đầu người năm 2006 đạt 18,46 kg. Về mức độ SX đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xem Phụ Lục số 1.

Về NK, năm 2006 nhập 776.958 tấn. tăng 16.70% so với năm 2005. Giá trị giấy NK 462.355.378 USD. Giấy làm các tông sóng (cả mặt, độn) là loại giấy được NK nhiều nhất chiếm tới 39% tổng lượng giấy NK, chứng tỏ các nhà SX trong nước chưa chú trọng mặt hàng này (dễ sản xuất, vốn ít, thị trường lớn), tiếp đến là giấy tráng các loại (chiếm tới 31% trong tổng lượng giấy NK) do mặt hàng giấy tráng có nhiều chủng loại, trong nước chỉ SX được một số loại đơn giản và năng lực SX thấp. Giấy tráng được nhập vào không chỉ dùng cho in ấn mà còn làm bao bì.

Về XK giấy, năm 2006 lượng giấy XK đạt 170.980 tấn, tăng 3,62 % so với năm 2005.Trong đó giấy vàng mã có mức tăng cao nhất:95.000 tấn, tăng 18,75 % so với năm 2005; tiếp đến là giấy bao bì (lớp mặt) XK được 12.000 tấn, tăng 14,29 % so với năm 2005.Giấy Tissue và giấy in viết (không tráng phấn) chỉ đạt được mức tăng là 5% và 4,35%.


Đáng chú ý là loại giấy bao bì( lớp giữa) lại không XK được nhiều, lượng XK chỉ được

18.500 tấn, giảm 41,27% so với năm 2005.

Bảng 3: Xuất khẩu giấy năm 2006


Xuất khẩu

Lượng

Tăng so với năm 2005

Tấn

%

(%)

Xuất khẩu

170.980

100,00

3,62

- Giấy in báo

480

0,28


- Giấy in. viết (không tráng phấn)

24.000

14,04

4,35

- Packaging Paper (Liner Board)

12.000

7,02

14,29

- Packaging Paper (Medium)

18.500

10,82

-41,27

- Giấy tissue

21.000

12,28

5,00

- Giấy vàng mã

95.000

55,56

18,75

Nguồn: http://www.vppa.com.vn/

Năm 2007, các DN SX giấy Việt Nam không chỉ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt với ngành Giấy của các nước khác mà còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự tăng giá của nhiều loại vật tư, nguyên liệu đầu vào như: bột giấy, nguyên liệu tre nứa gỗ, giấy loại OCC, dầu FO, than đốt và các loại hoá chất…khiến cho SX giấy trong nước gặp nhiều khó khăn.. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng giấy toàn xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là giấy in, giấy viết, giấy in báo nên thị trường tiêu thụ giấy nội địa trong nước được mở rộng. Tiêu dùng giấy trong nước đạt 1.800.230 tấn; tăng 15,8% so với năm 2006, tăng nhiều nhất phải kể đến giấy in viết, tăng 23% so với năm 2006.Tiếp theo là giấy làm mặt các tông sóng và giấy tráng phấn với mức tăng lần lượt là 16,8% và 9,95. Năm nay lượng tiêu dùng giấy vàng mã cũng tăng mạnh từ 6.200 tấn năm 2006 lên đến 10.000 tấn.( tăng 61,3% ). Lượng tiêu dùng tăng mạnh như vậy khiến SX cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Toàn ngành SX được 1.130.000 tấn giấy các loại; tăng 17,9 % so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm qua., đáp ứng được 62,8 % nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong đó SX giấy in viết đạt mức tăng trưởng cao nhất, gấp 3 lần so với năm 2006. Tiếp đó là giấy tráng phấn với mức tăng gấp 2,25 lần so với năm 2006, giấy làm lớp giữa các tông sóng tăng 30,3%; giấy làm mặt các tông sóng có mức tăng 16,6 %, giấy Tissue cũng tăng được 10.000 tấn so với năm 2006.

Về NK, tổng lượng bột giấy NK năm 2007 đạt xấp xỉ 126.17 nghìn tấn, với trị giá 82,29 triệu USD, giảm 11,58% về lượng nhưng tăng 1,19% về trị giá so với năm 2006. Cũng so với năm 2006, Tổng lượng NK giấy các loại năm 2007 đạt trên 832 nghìn tấn tăng


8%, trong đó giấy in báo đạt trên 55 nghìn tấn. Tổng kim ngạch NK giấy năm 2007 đạt 598,7 triệu USD, tăng 25,9% so với năm 2006 và tăng 65,19% so với năm 2005.

Hình 2: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007


Nguồn http www vietpaper com Trong năm 2007 lượng giấy làm lớp mặt các tông 1

Nguồn: http://www.vietpaper.com/

Trong năm 2007, lượng giấy làm lớp mặt các tông sóng có mức NK nhiều nhất :

170.000 tấn (tăng 20% so với năm 2006), kế tiếp là giấy làm lớp giữa các tông sóng và giấy tráng phấn NK đều có mức tăng là 18%, còn giấy Tissue do việc SX trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên không những không phải NK mà còn XK được với số lượng lớn.

Bảng 4: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007



2006

2007

% 07/06

Tỷ trọng 2007

NHẬP KHẨU

768,482

832,553

108%

100%

Giấy in báo

39,000

55,000

141%

7%

Giấy in,viết

114,951

130,342

113%

16%

Giấy làm lớp mặt các tông sóng

162,354

170,000

105%

20%

Giấy làm lớp giữa các tông sóng

135,675

150,000

111%

18%

Giấy tráng phấn

154,433

146,711

95%

18%

Giấy tissue

400

500

-

-

Giấy vàng mã

-

-

-

-

Giấy khác

161,669

180,000

111%

22%

Đơn vị : Tấn

Nguồn: http://www.vietpaper.com/

Về tình hình XK, năm 2007 toàn ngành đã xuất được 191.500 tấn giấy các loại,tăng 12% so với năm 2006. Trong đó lượng giấy vàng mã XK được nhiều nhất với 95.000 tấn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì giấy Tissue lại đạt mức tăng cao nhất là 30.000 tấn; tăng 42,9% so với năm 2006. Tiếp theo đó là giấy in ,viết không tráng phấn cũng XK được

30.000 tấn, tăng 25% so với năm 2006 bằng với mức tăng của giấy làm lớp mặt các tông

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022