Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 14

nay...Khuyến khích và thúc đẩy phát triển các định chế trung gian tài chính như: các công ty đầu tư tài chính, công ty thuê mua tài chính... để tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đa dạng hoá các kênh lựa chọn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng bằng cách: Giữ lãi xuất ổn định ở mức hợp lý, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, hoàn thiện việc cấp giấy tờ về nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp có thể chấp nhận vay vốn ngân hàng.

2.2.2. Chính sách thị trường.

Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu chống các hiện tượng gian lận thương mại và các hoạt động kinh doanh phi pháp như lừa đảo, buôn lậu, trốn thuế.

2.2.3. Chính sách thuế và chính sách hải quan.

Cần thực hiện nguyên tắc bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Thực hiện phương thức thu thuế hải quan qua ngân hàng có tính chất bắt buộc, vì đây là hình thức chống thất thoát và tiêu cực một cách hiệu quả trong hải quan, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

2.2.4. Chính sách khoa học công nghệ

Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về pháp luật và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ từ ngoài vào Việt Nam như: Đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt hoá các phí tổn với thị thực nhập cảnh, đặc biệt là đối với các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài, phí sử dụng Internet xuống bằng hoặc thấp hơn mức thuế đang áp dụng ở các nước Đông Nam Á khác, cho phép nhập khẩu thiết bị cũ phù hợp với khả năng tài chính.

2.3. Hỗ trợ các ngân hàng tham gia tài trợ xuất nhập khẩu

Sự có mặt ngày càng nhiều của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới đã đưa các ngân hàng trong nước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt mà trong đó các ngân hàng của Việt Nam với thế và lực yếu hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

hẳn là một thách thức lớn đối với không chỉ riêng BIDV mà còn cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với thế mạnh về vốn, công nghệ cùng kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dần chiếm lĩnh thị trường tín dụng đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu- một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, mang lại doanh thu lợi nhuận cao và đang ngày càng phát triển ở Việt Nam.

Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực hết mình của bản thân ngân hàng cũng cần sự trợ giúp rất lớn của nhà nước có thể thực hiện là cấp bổ sung thêm vốn điều lệ nhằm tăng quy mô thêm cho các ngân hàng, góp phần nâng cao thêm hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế là 8%, giảm thuế thu nhập trên phần thu từ tài trợ xuất nhập khẩu, trợ giúp về mặt kỹ thuật và công nghệ, tăng cường cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, đứng ra bảo lãnh cho ngân hàng vay vốn nước ngoài, thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 14

3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nhằm mục đích tiếp cận với các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng một cách dễ dàng hơn thì bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực hết mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, minh bạch hoá về mặt tài chính để tạo niềm tin đối với ngân hàng. Để làm được như vậy thì:

- Trước hết mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài dựa trên nưng lực của chính mình.

- Tích cực đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc. Đây là một khâu rất yếu ở các doanh nghiệp Việt Nam do các doanh nghiệp ít vốn và kém nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin. Với trình độ như hiện nay thì các doanh nghiệp rất khó có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nắm vững luật và các tập quán quốc tế, linh hoạt trước những biến động của thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

- Mở rộng khả năng liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam và

chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Trong liên kết quốc tế có rất ít doanh nghiệp nước ta tạo dựng được mối liên hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Trong nước, mối liên kết khu vực, ngành hàng theo từng cụm công nghiệp chưa hình thành.


KẾT LUẬN

Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cánh cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ mở rộng hơn đối với nước ta. Cùng với những cơ hội mới là rất nhiều khó khăn, thách thức đang ở phía trước đối với một nền kinh tế còn nhỏ bé như Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội, chấp nhận thử thách, phát huy điểm mạnh, khắc phục và hạn chế điểm yếu thì mới có thể đứng vững trong một sân chơi chung có nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh hơn mình rất nhiều.

Hoạt động ngoại thương với những thành tựu to lớn trong nhiều năm qua đã chứng minh cho tính đúng đắn của những bước đi của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thành công đã đạt được, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam mà một trong những nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Chính vì vậy mà hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ra đời như một tất yếu khách quan, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế, là công cụ hỗ trợ đắc lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhận rõ sự cần thiết cũng như xu hướng phát triển của hoạt động tài trợ ngoại thương, trong thời gian qua BIDV đã nỗ lực không ngừng nhằm đẩy mạnh các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu. Hướng đi đúng đắn này của BIDV đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Kết quả đó là do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đòi hỏi BIDV cần nghiên cứu kỹ để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp. Với sự hỗ trợ hiệu quả từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống BIDV, chắc chắn trong tương lai, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu sẽ

có những bước phát triển vượt bậc và đóng góp nhiều hơn vào kết quả kinh doanh chung của ngân hàng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS, TS Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, (2002).

2. PGS, TS Nguyễn Văn Tiến, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, (2005).

3. GS, TS Bùi Xuân Lưu, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục, (2002).

4. TS Đỗ Linh Hiệp, Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, (2002).

5. Báo cáo thường niên của BIDV (2004, 2005, 2006).

6. Báo cáo hoạt động kinh doanh phòng kinh doanh đối ngoại, phòng quản lý tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, (2004, 2005, 2006).

7. Quy trình cho vay của BIDV.

8. GS Đinh Xuân Trình, Các bất cập của Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam 1999, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 11 (5/2005).

9. PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam- những tác động và thách thức với các ngân hàng thương mại trong nước, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (8/2004).

10. Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

11. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

12. Website của BIDV: www.bidv.com.vn

13. Các tạp chí:Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Tài chính, Thương mại, Nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024