Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong các trường hợp cần thiết không có nghĩa là bao cấp, tạo nên sự ỷ lại của doanh nghiệp, mà là giúp đỡ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, về đào tạo, về thông tin, khoa học- công nghệ…(Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi, thực hiện miễn giảm thuế, thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức về du lịch, giúp các doanh nghiệp du lịch hiện đại hoá đội ngũ lao động, mở ra các trung tâm thông tin du lịch, các triển lãm có liên quan để tạo môi trường cho các doanh nghiệp du lịch giao tiếp, hợp tác với nhau, thực hiện các hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ tư pháp quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch… ) Để việc hỗ trợ đạt mục đích và hiệu quả mong muốn, nhà nước phải nắm vững doanh nghiệp, hiểu rõ đặc điểm và những nhu cầu của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ thích hợp.


- Kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp du lịch


Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác. Kiểm soát sẽ đảm bảo cho các chính sách vạch ra được thực hiện một cách thống nhất, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch, chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp hoặc sự kết cấu tạo nên độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp không đồng nghĩa với sự can thiệp thô bạo vào hoạt động tác nghiệp, làm mất quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp.

Như vậy, chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch hoàn toàn khác với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh trực tiếp của từng doanh nghiệp du lịch. Có thể kết hợp hai chức năng quản lý này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch


- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, liên quan đến hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch: như các quy định trong kinh doanh du lịch; điều kiện, thủ tục thành lập, cấp giấp phép kinh doanh du lịch; các định mức, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật trong du lịch, các văn bản quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch...

Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, liên quan đến hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch là việc nhà nước cụ thể hóa các chính sách pháp luật, bằng công cụ pháp luật cưỡng chế hành vi của các doanh nghiệp du lịch, nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp du lịch có thể làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp khác và toàn xã hội. Đó là các quy định pháp luật về cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh, an toàn sức khỏe và tính mạng của khách, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Pháp luật là công cụ tạo ra môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch, bởi vì có pháp luật mà các doanh nghiệp du lịch biết được những việc được làm, những việc không được làm.

- Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 5

- Quản lý kiểm tra, thanh tra các hoạt động của doanh nghiệp du lịch: Nhà nước tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trong việc chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm tránh các hoạt động kinh doanh trái phép, gian lận và những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Kiểm tra tính hợp pháp của sự tồn tại doanh nghiệp du lịch. Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải có giấy phép. Giấy phép chỉ cấp cho những doanh nghiệp đủ diều kiện. Việc kiểm tra này nhằm loại trừ các doanh nghiệp ra đời không đăng ký hoặc không đủ điều kiện.

Kiểm tra khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp. Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm bảo đảm các doanh nghiệp du lịch thường xuyên chấp hành pháp luật. Thanh tra, kiểm tra khi doanh nghiệp du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật như trốn thuế, thanh tra kiểm tra khi có đơn thư khiếu tố.

- Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, về xu thế phát triển của du lịch thế giới, khu vực và trong nước, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực giúp các doanh nghiệp du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Kết luận chương 1


Chương 1 đã đạt được mục đích nghiên cứu khi đưa ra những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Đó là các khái niệm, chức năng, nội dung của quản lý nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch. Thông qua chương 1, chúng ta thấy, các doanh nghiệp du lịch muốn phát triển, đạt được lợi ích chính đáng cần phải có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà nước bằng các công cụ quản lý vĩ mô tác động lên quá trình kinh doanh du lịch, các hành vi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển. Các vấn đề lý luận này sẽ làm cơ sở để ứng dụng vào đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong chương 2.

Chương 2: quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà nội trong tình hình hội nhập hiện nay‌‌


2.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội

2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội


Về mặt tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Sở Du lịch Hà Nội trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn, đồng thời phối hợp với ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc chỉ đạo quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Đối với việc quản lý các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại và xếp hạng với các khách sạn, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật ngành du lịch; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn Hà Nội theo quy định của pháp luật.

ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trong đó có việc chỉ đạo, quản lý ngành du lịch thành

phố Hà Nội. ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định thành lập các khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương và quy định việc quản lý các khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương.

- Quản lý tài nguyên du lịch và tài nguyên khác có liên quan đến du lịch theo phân cấp của Chính phủ.

- Quản lý hoạt động du lịch tại địa phương.


- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi pham pháp luật về du lịch theo thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo thẩm quyền.

Sở Du lịch Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 21/06/1994, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội. Sở Du lịch Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Du lịch Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tổ chức biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch Hà Nội có các phòng chức năng khác nhau thực hiện việc quản lý đối với các doanh nghiệp du lịch như Phòng Quản lý Lữ hành & Xúc tiến du lịch thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách du lịch, các hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn Hà Nội. Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn Hà Nội. Thanh tra Sở có chức năng thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về du lịch trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội theo quy định của pháp luật thanh tra, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội và sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ban Quản lý Dự án quản lý các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn Hà Nội…

Sở Du lịch Hà Nội thực hiện việc quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội, lập các kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn và dài hạn, sắp xếp các hệ thống doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố, thực hiện việc xúc tiến du lịch trong nước và ngoài nước và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt nguồn nhân lực trong các khách sạn cao cấp và hướng dẫn viên ngoại ngữ hiếm. Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các ban ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Trong việc quản lý các doanh nghiệp du lịch, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức thẩm định hồ sơ xin phép cấp kinh doanh lữ hành quốc tế; thẩm định điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa; thực hiện cấp và gia hạn thẻ hướng dẫn viên du lịch; thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc

thẩm quyền của Sở Du lịch theo quy định của pháp luật; kiểm tra, quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài ra, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội còn có sự tham gia của các ban ngành như ngành công an quản lý về trật tự an ninh, việc xuất nhập cảnh của khách du lịch, việc khai báo tạm trú, tạm vắng đối với khách du lịch của các cơ sở lưu trú du lịch; ngành văn hóa quản lý các hoạt động văn hóa trong du lịch, đầu tư các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch bằng nguồn vốn nhà nước; ngành y tế quản lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; ngành giao thông vận tải có các quy định về vận chuyển hành khách; ngành tài chính quy định về các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp du lịch; các ngành điện, nước, bưu chính chính viễn thông quy định các mức giá áp dụng cho các doanh nghiệp du lịch …

Từ cuối năm 1999, Ban chỉ đạo phát triển du lịch của Hà Nội được thành lập bao gồm các cán bộ lãnh đạo đứng đầu các Sở, Ngành của thành phố, nhờ đó đã thực hiện sự phối kết hợp có hiệu quả hơn trên cả ba mặt quản lý, xúc tiến và tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội bền vững.

Kể từ năm 2007, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội được phân cấp xuống các quận, huyện, phường, xã. Phòng Kinh tế – Kế hoạch hoặc Kinh tế Kế hoạch – Nông nghiệp thuộc ủy ban nhân dân các quận, huyện có chức năng quản lý nhà nước về du lịch tại cơ sở. Tại các phòng này có các cán bộ chuyên quản hoặc kiêm nhiệm kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch, quản lý lực lượng hướng dẫn viên tại điểm, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước về du lịch tại cơ sở…

UBND TP Hà Nội

Sở Du lịch Hà Nội

UBND

quận, huyện

Bảng 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ở Hà Nội

Ghi chú:


Quan hệ quản lý chức năng phối hợp: Quan hệ quản lý chỉ đạo phục tùng:

2.1.2. Tổ chức các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội


Tổ chức các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về du lịch. Các doanh nghiệp du lịch được phân loại và tổ chức theo mục đích kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh chính và theo các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội được tổ chức và có các đặc điểm sau:

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có đủ các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Hà Nội cũng tập trung nhiều doanh nghiệp du lịch kinh doanh các ngành nghề khác nhau

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí