Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Nga

Lớp : Anh 2

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 1

Khóa : 44A - QTKD

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Trang


Hà Nội - 2009


Lời cảm ơn

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương, những người đã truyền thụ và trang bị cho chúng em các kiến thức nền tảng cũng như chuyên môn cần thiết và bổ ích giúp chúng em tự tin hơn với công việc trong tương lai.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang - Giảng viên môn Quản trị chiến lược, khoa Quản trị kinh doanh. Cô đã truyền đạt cho em một cách dễ hiểu nhất về quản trị nói chung và quản trị chiến lược nói riêng, đã giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em hết lòng trong suốt thời gian qua.


Người viết: Nguyễn Hồng Nga


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


EU : Liên minh Châu Âu DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa NQTM : Nhượng quyền thương mại TP : Thành phố

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


UFOC : (Uniform Franchise Offering Circular) - Bản giới thiệu Nhượng quyền thương mại


WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

BẢNG 1: BẢNG PHÍ NHƯỢNG QUYỀN CỬA HÀNG KFC 41

BẢNG 2: TOP 10 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ PHÁT TRIỂN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2008 CỦA AT KEARNEY 74

SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH FRANCHISE TỔNG QUÁT 16

BIỂU ĐỒ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CỬA HÀNG PHỞ 24 QUA CÁC NĂM 52

BIỂU ĐỒ 2: TĂNG TRƯỞNG GDP QUA CÁC NĂM 77

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Và đến ngày 01/01/2009 vừa qua đã chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết khi gia nhập WTO. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như người dân Việt Nam mong chờ gì khi Việt Nam ra biển lớn, đó là một nền kinh tế phát triển, một xã hội phồn thịnh, và quan trọng hơn cả là nâng cao đời sống của người dân. Khi kinh tế phát triển thì tiếng nói trên trường quốc tế sẽ có sức nặng hơn rất nhiều, người dân Việt Nam cũng sẽ được tiếp cận với những tiến bộ, những thành tựu để làm phong phú thêm đời sống của mình, chúng ta đã có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục có những thay đổi tích cực trong tương lai. Vậy làm thế nào nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển và trở nên hùng mạnh như các quốc gia Mỹ, Nhật hay các nước EU, đó thật sự là một câu hỏi lớn không phải dễ dàng giải đáp được. Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ mở cửa cho các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường và đầu tư kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, trong đó có một hình thức kinh doanh được dùng phổ biến để thâm nhập vào thị trường nước ngoài cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động, đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại - phương thức kinh doanh được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của Mỹ và các nước phương Tây đang thâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù ở Việt Nam hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại này còn mới mẻ nhưng đã tỏ ra khá hiệu quả và Việt Nam có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển phương thức này, thị trường nhượng quyền sẽ sôi động hơn, chuyên nghiệp hơn với sự nở rộ của khu vực kinh tế dịch vụ. Trong vài năm trở lại đây Nhượng quyền thương mại mới chính thức được luật hoá và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện về khung pháp lý. Nhận thấy đây là một phương thức kinh doanh đã được chứng minh là thành công ở các nước phát triển và đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền cũng như cho nền kinh tế - xã hội ở

các nước này, nhưng còn non trẻ và nhỏ bé về quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam, và cũng chưa có nhiều nghiên cứu hay sách về nhượng quyền làm cơ sở lý luận, thực tiễn để các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm có điều kiện tìm hiểu sâu về vấn đề này. Thêm nữa hoạt động nhượng quyền thương mại chắc chắn sẽ là một phương thức kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược phát triển của mình vì những đặc tính ưu việt của nó, do vậy qua quá trình tham khảo và tìm hiểu, em quyết định chọn đề tài: Hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và Phương hướng phát triển trong thời gian tớilàm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của Khóa luận

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề chung nhất của nhượng quyền thương mại để hiểu bản chất hoạt động này là như thế nào, khoá luận đi sâu tìm hiểu, đánh giá hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, phân tích những thương hiệu kinh doanh nhượng quyền điển hình tại Việt Nam: về chiến lược là gì, tiến trình thực hiện nhượng quyền ra sao và đã thu được những kết quả gì; những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam: kết quả bước đầu và những bất cập còn tồn tại. Đồng thời nêu lên những tiềm năng cũng như thách thức mà môi trường mang lại để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến vấn đề nhượng quyền thương mại và những quy định trong chính sách và pháp luật của Việt Nam về hoạt động này.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là làm rõ khái niệm về nhượng quyền thương mại, nhận định chung về tình hình nhượng quyền và một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới. Tiếp đó trở về với hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam với một số doanh nghiệp điển hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này. Mặt khác, khóa luận cũng tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến nhượng quyền thương mại giới hạn trong một số các văn bản luật và dưới luật điều chỉnh trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu tại bàn, phân tích tổng hợp, hệ thống hoá và diễn giải. Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn.

5. Bố cục của Khóa luận

Nội dung của Khoá luận này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Nhượng quyền thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển Nhượng quyền thương mại trong thời gian tới

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI‌‌

I. Khái niệm Nhượng quyền thương mại

1. Khái niệm Nhượng quyền thương mại (NQTM)

Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The international Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra khái niệm Nhượng quyền kinh doanh như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.

Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission-FTC): Khái niệm một hợp đồng Nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao:

- Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận;

- Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của Bên giao, và

- Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu.

Khái niệm Nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): Khái niệm quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên.

Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005, Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022