Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 2


trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Dưới góc độ kinh tế học, nhà kinh tế học người Mĩ Miechael Coltman đã định nghĩa : “ du lịch là một ngành kinh tế – xã hội phức tạp, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế có tính tương tác giữa bốn nhóm thành phần là khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, dân cư địa phương và chính quyền địa phương tại điểm du lịch”

Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “ du lịch” được giải thích hiểu như sau: “ du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm một ngành kinh tế, lại có đặc điểm cảu ngành văn hoá- xã hội. Ngành du lịch được định nghĩa một cách đơn giản là một ngành, một bộ phận của nền kinh tế, có chức năng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, đòi hỏi phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng. Hiện nay, trong ngành du lịch hình thành và phát triển 5 ngành nghề kinh doanh chính:

1. Kinh doanh lữ hành

2. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

3. Kinh doanh lưu trú và ăn uống du lịch

4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, đIểm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác

Căn cứ vào chức năng chính và tính chất hoạt động, các thành phần (2), (3), (4), (5) được sắp xếp vào nhóm các nhà sản xuất du lịch, còn (1) được xếp vào nhóm nhà phân phối sản phẩm du lịch.

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 2

1.1. 2. Khái niệm về khách du lịch


Hội nghị quốc tế về du lịch tổ chức tại Roma năm 1963 đã đưa ra một số khái niệm như sau:

Lữ hành (Traveller): là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó với những mục đích khác nhau và quay trở lại.

Khách tham quan ( Excursionist): là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, với những mục đích khác nhau, trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu trú ở nơi đến không quá 24h ( hoặc không sử dụng bất cứ một tối trọ nào).

Khách viếng thăm ( Vistor): là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó và quay trở lại với mục đích khác nhau; trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến.

Khách du lịch ( tourist): là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó và quay trở lại, với những mục địch khác nhau, trừ mục đích làm công nhân thù lao ở nơi đến; thời gian lưu trú 24h trở lên ( hoặc có sử dụng một tối trọ ) và không quá một khoảng thời gian ( được quy định tuỳ từng quốc gia).

Trong đó, khách du lịch được chia làm ba loại khác nhau là khách nội địa, khách đi du lịch nước và khách nước ngoài đến Việt Nam.

Khách du lịch nội địa (Interal Tourist): Công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

Khách đi du lịch nước ngoài (Outbound Tourist) : Công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sinh sống tại quốc gia đó đi ra nước ngoại du lịch.

Khách du lịch nước ngoài đến ( Inbound Tourist): người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó đi du

lịch.

1.2. Khái niệm về lữ hành và dịch vụ lữ hành


1.2.1. Lữ hành (Travel):

Bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập

như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả hoạt động lữ hành là du lịch. Ví dụ như hoạt động kinh doanh của một công ty hàng không, đối tượng khách hàng không chỉ là khách du lịch mà còn là nhà ngoại giao, thương gia,…Vì vậy người ta có thể dùng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch.

Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vận chuyển hành khách,…người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch.

Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.

1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ Lữ hành

Dịch vụ lữ hành cũng giống như các loại hình kinh doanh dịch vụ khác, nó mang những đặc đIểm chung đó là:

Dịch vụ lữ hành mang tính vô hình, phi vật chất

Dịch vụ lữ hành không phải là thứ cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua mà người ta phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận.Và dịch vụ lữ hành cũng là thứ khó chuẩn hoá. Vì vậy mà chất lượng của dịch vụ tuỳ thuộc vào cảm nhận riêng của từng người tiếp nhận và sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ lữ hành mang tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng Cũng như các loại hình dịch vụ khác, quá trình tạo ra dịch vụ gắn liền

với quá trình sử dụng tiêu dùng dịch vụ. Khi một chương trình du lịch được


thực hiện cũng là lúc khách du lịch tiêu dùng dịch vụ mà Công ty lữ hành cung cấp.

Dịch vụ lữ hành mang tính không chuyển đổi quyền sở hữu


Khách du lịch mua sản phẩm là chương trình du lịch nhưng quá trình tiêu thụ dịch vụ diễn ra, khách du lịch không có quyền sở hữu hàng hoá dịch vụ ( cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá,…) mình đã mua mà là sự trải nghiệm các dịch vụ đó.

Dịch vụ lữ hành mang tính không thể di chuyển và không thể cất trữ Cũng như tính không chuyển quyền sở hữu, khi khách du lịch tiến hành

tiêu dùng các dịch vụ du lịch ( tham quan, ngắm cảnh) thì phải đến tận nơi đó

chứ không thể chuyển dịch chúng. Quá trình tạo ra và tiêu dùng là không tách rời nhau nên nó có đặc điểm là không thể cất giữ.

Dịch vụ lữ hành mang tính thời vụ cao và luôn biến động

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ, có mùa cao đIểm và mùa thấp điểm. Do đặc tính dịch vụ du lịch chỉ phát sinh và được thực hiện khi có nhu cầu và một trong những điều kiện để thực hiện nhu cầu đó là vấn đề thời gian rảnh rỗi của khách du lịch, đIều kiện thời tiết của địa đIểm du lịch. Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng như: các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế- xã hội, nhân tố tổ chức, kĩ thuật, nhân tố tâm lí,…

Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch và độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ là không như nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.

Dịch vụ lữ hàng mang tính không đồng nhất


Tính chất này được biểu hiện ở chỗ không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau. Vì chúng được xây dựng dựa trên nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng và dựa trên các đặc đIểm vốn có của đIểm du lịch cũng như khả năng của Doanh nghiệp lữ hành.

1.3. Kinh doanh lữ hành

1.3.1. Khái niệm

Theo định nghĩa của Tổng Cục Du lịch Việt Nam , “Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch”.

1. 3.2. Phân loại kinh doanh lữ hành.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm : có các loại kinh doanh đại lí lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.

- Kinh doanh đại lí lữ hành hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để được hưởng hoa hồng theo mức % của giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu của đại lí lữ hành bao gồm: đăng kí đặt chỗ và bán vé máy bay, đăng kí đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác như: tàu thuỷ, đường sắt, ô tô,…

- Kinh doanh chương trình du lịch hoạt động theo phương thức bán buôn, thực hiện “sản xuất” làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành.Cơ sở của hoạt đồng này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang


tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sức lao động của các chuyên gia Marketing, đIều hành và hướng dẫn.

- Kinh doanh lữ hành tổng các dịch vụ du lịch, có nghĩa là vừa sản xuất sản xuất từng loại dịch vụ vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ, vừa thực hiện chương trình đã bán. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch.

Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động : có các loại hình kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp

- Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội địa là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch. Loại kinh doanh lữ hành này thích hợp với những nơi có cầu du lịch lớn. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh gửi khách được gọi là công ty gửi khách.

- Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách. Loại kinh doanh này phù hợp với những nơi có tàI nguyên du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này được gọi là công ty nhận khách.

- Kinh doanh lữ hành kết hợp có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích hợp với doanh nghiệp quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhận khách và gửi khách. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là các công ty du lịch tổng hợp.


Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam có các loại:


- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.


- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài.


- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.


-Kinh doanh lữ hành nội địa


Như vậy có thể hiểu kinh doanh lữ hành quốc tế là loại kinh doanh lữ hành mà đối tượng của nó là khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.


II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ‌

2.1. Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế

2.1.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là hoạt động được tiến hành thừơng xuyên và có cai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành. Hoạt động nghiên cứu thị trường tập trung vào phân tích nhu cầu tiêu dùng dịch vụ du lịch của khách du lịch trong và ngoài nước cũng như xu hướng thay đổi nhu cầu.

Sau khi xác định được tổng cung, tổng cầu về dịch vụ dự định cung cấp giá cả của dịch vụ,… Doanh nghiệp phải nghiên cứu chi tiết thị trường cụ thể:

- Đối tượng khách hàng là ai?

- Nhu cầu như thế nào

- Mục đích tiêu dùng dịch vụ là gì?

- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ

- Thời gian và cách thức thực hiện

Nghiên cứu thị trường của các công ty kinh doanh lữ hành tập trung làm rõ các vấn đề sau:

+ Quan hệ tuyến điểm – mục đích chuyến đi:

Mỗi chuyến du lịch thường có những mục đích riêng, như du lịch về văn hoá du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái du lịch MICE,…Cơ sở để xây dựng các tuyến điểm trong tour du lịch chính là việc xác định được mục đích của chuyến đi. Chẳng hạn một chương trình du lịch văn hoá có các tuyến điểm là các di tích lịch sử, các hoạt động văn hoá lễ hội,…Nếu khách du lịch kết hợp nhiều mục đích khác nhau như công vụ với nghỉ dưỡng…thì nội dung của các tuyến điểm cũng đa dạng và phong phú.

+ Quan hệ độ dài của tour- quỹ thời gian nàn rỗi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022