Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


Trường đại học ngoại thương Khoa quản trị kinh doanh Chuyên ngành kinh doanh quốc tế

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Sinh viên thực hiện : Trần Thành Nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Lớp : Anh 3 - K44A - QTKD

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


Hà Nội - 2009

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN 5

I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài 9

3.2. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài 10

3.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh ... 11

3.4. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) 12

3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn 14

3.6. Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con 15

3.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác 15

4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 16

4.1. Tác động đối với các nước xuất khẩu FDI 17

4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI 18

4.2.1. Tác động đối với những nước công nghiệp phát triển 18

4.2.2. Tác động đối với những nước đang phát triển 19

II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện 21

1. Năng lượng điện 21

2. Các nhà máy sản xuất điện năng 23

2.1. Nhà máy nhiệt điện 23

2.2. Nhà máy thủy điện 24

2.3. Nhà máy điện nguyên tử 25

2.4. Nhà máy điện dùng sức gió 26

2.5. Nhà máy điện từ thủy động 26

2.6. Nhà máy điện tuabin khí 27

3. Ngành công nghiệp điện 27

4. Đặc điểm của đầu tư vào ngành công nghiệp điện 29

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM 32

I. Khái quát về ngành công nghiệp điện Việt Nam 32

1. Điểm qua về tình hình phát triển ngành công nghiệp điện Việt Nam trong những năm gần đây 32

2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện Việt Nam 34

3. Khả năng phát triển các nguồn năng lượng ở Việt Nam 38

4. Những khó khăn đối với ngành công nghiệp điện Việt Nam 40

II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam 42

1. Sơ lược về tình hình thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam trong 20 năm .. 42

1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2008 42

1.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2005 43

1.1.2. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2005 – 2008 45

1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008 46

1.2.1. Vốn giải ngân đầu tư nước ngoài 46

1.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nước ngoài 47

2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện 48

2.1. Tình hình thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng nói chung 49

2.1.1. Đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 50

2.1.2. Đầu tư của nhà đầu tư ngoài EVN 51

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện 52

2.2.1. Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện 53

2.2.2. Các dự án khác vào ngành điện 59

III. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện 62

1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện 62

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI

vào ngành công nghiệp điện 63

2.1. Những vấn đề tồn tại 63

2.2. Nguyên nhân 65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM 70

I. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện của một số nước và bài học đối với Việt Nam ... 70

1. Kinh nghiệm của Ấn Độ về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án IPP 70

1.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ 71

1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án IPP vào ngành điện ở Ấn Độ 72

1.3. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông qua dự án IPP ở Ấn Độ 75

2. Kinh nghiệm của Vương quốc Bahrain về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án BOT 77

2.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vương quốc Bahrain. 77

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án BOT vào ngành điện ở Vương quốc Bahrain 78

2.3. Quá trình triển khai và quản lý dự án nhà máy điện Al Ezzel – một dự án

BOT thành công ở Vương quốc Bahrain 79

2.4. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông qua dự án BOT ở Vương quốc Bahrain 82

II. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 84

1. Một số định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành

công nghiệp điện đến năm 2020 84

2. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp điện 85

III. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện 86

1. Giải pháp đối với Nhà nước 87

1.1. Xây dựng mô hình thị trường điện lực Việt Nam 87

1.2. Cải cách thủ tục hành chính 89

1.3. Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư 90

1.4. Điều chỉnh Hợp đồng BOT (hoặc BOO) với chủ đầu tư 92

1.5. Lựa chọn chủ đầu tư dự án IPP thông qua đấu thầu cạnh tranh 92

1.6. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nguồn điện 93

1.7. Đảm bảo về mặt tài chính của dự án IPP 93

1.8. Quản lý và phân bổ hợp lý các rủi ro giữa các bên 94

2. Giải pháp đối với EVN 94

3. Các giải pháp khác 95

3.1. Chủ đầu tư dự án cần thực hiện tốt các thủ tục đầu tư 95

3.2. Đảm bảo chất lượng về yếu tố con người 96

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tổng công suất phát điện cả nước qua các năm 2003 – 2008 33

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2008) 43

Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2005) 44

Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (2005 – 2008) 45


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy nhiệt điện 24

Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy thủy điện 24

Hình 3: Sơ đồ quản lý của ngành điện Việt Nam 36

Hình 4: Sơ đồ quản lý ngành điện của Ấn Độ 72

Hình 5: Mô hình quản lý thị trường điện lực 89

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTNN Đầu tư nước ngoài

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

KCN Khu chế xuất

KCX Khu công nghiệp

NĐ Nhiệt điện

ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TBKHH Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp

TĐ Thủy điện

TNCs Tập đoàn xuyên quốc gia

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

USD Đô la Mỹ

WB Ngân hàng Thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp điện đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày nay, công nghiệp hóa đang từng bước phát triển trên cả nước. Vì vậy, ngành công nghiệp điện cũng như điện năng ở Việt Nam đã và đang đi trước trong việc xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện và chuẩn bị xây dựng nhà máy điện nguyên tử nhằm cung cấp điện năng phục vụ sản xuất của các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và sinh hoạt dân dụng,… Điều này góp phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, công nghiệp điện cũng mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và thông qua đó giúp nâng cao mức sống của xã hội. Vì vậy, Việt Nam rất cần thiết phải đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới muốn tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh. Ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI). Với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện được dự báo trong Quy hoạch điện VI thì phương án cơ sở tăng 17%/năm, nhưng phương án điều hành có thể tăng tới 20%, thậm chí 22%/năm thì mỗi năm ngành điện phải đầu tư khoảng 2.000 – 3.000 MW công suất điện. Đến năm 2010, tổng công suất điện trên toàn hệ thống sẽ tăng gấp đôi so với công suất đặt hiện nay (11.200 MW)1. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, một mình ngành điện không thể lo xuể. Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư theo hình thức phát triển các nhà máy điện độc lập (IPP – Independent Power Plant) thông qua các hình thức Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), hình thức Xây dựng – Sở hữu – Khai thác (BOO), liên doanh hay hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài,… là sự lựa chọn tối ưu, đặc biệt phải có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì ngành điện mới có thể cáng nổi.


1 Khoản 1, Điều I, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025.

Ngày đăng: 04/05/2022