Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2

Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu đầu tư cho phát triển ngành điện là rất lớn, dự kiến từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn của ngành điện cần khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm, trong đó ngành điện chỉ đáp ứng được khoảng 50%2. Thêm vào đó, do đặc điểm của sản phẩm điện là vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, sản phẩm không thể tích trữ (sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời) được và yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật vì vậy chỉ nhà đầu tư là các tổ chức lớn (mà chủ yếu là những nhà đầu tư ngoài nước) mới đủ tiềm lực để đầu tư vào lĩnh vực này. Việc huy động thêm các nguồn lực đầu tư trực tiếp vào ngành điện thông qua các dự án IPP là hình thức xã hội hóa đầu tư điện, đã góp phần giải quyết bài toán thiếu vốn và mang lại hiệu quả phục vụ lợi ích công cộng phát triển kinh tế xã hội.

Trong tình trạng thiếu hụt điện năng như hiện nay, việc đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành điện đã giúp cải thiện đáng kể nguồn cung điện và giảm bớt áp lực cho EVN. Song trên thực tế, tham gia vào các dự án điện ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay chỉ có 2 dự án BOT là Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3 và 17 dự án IPP khác đi vào hoạt động. Số lượng các dự án này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Khi mà 47 dự án IPP trong lĩnh vực phát điện tính đến năm 2015 hầu như vẫn còn trên giấy hoặc đang triển khai thì nguồn cung điện chủ yếu vẫn dựa vào các nhà máy do EVN đầu tư, quản lý hoặc nắm cổ phần chi phối3. Nhiều dự án IPP ngành điện bị chậm tiến độ là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nhân lực, thiếu thiết bị thi công, giá vật liệu tăng cao và sự xung đột về lợi ích đầu tư và hành lang pháp lý còn nhiều bất cập,… gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nhìn nhận tổng thể, giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án nguồn điện vừa cần thiết vừa đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập và không thể không khơi thông nguồn vốn quan trọng này. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” làm Khóa luận tốt nghiệp.


2 Tư vấn của ADB về PPP tại các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Anand Chiplunkar, 2006, tr.5.

3 Đầu tư vào ngành điện không phải dễ, http://www.hssc.com.vn/Default.aspx?TabID=53&ID=18034

2. Mục tiêu nghiên cứu

Cho đến nay, số lượng các dự án IPP ngành công nghiệp điện Việt Nam chưa nhiều và thời gian thực hiện các dự án này chưa lâu do các hình thức này hiện chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Vì thế, đề tài Khóa luận này còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Khóa luận sẽ đề cập đến các nội dung sau:

Những vấn đề lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ngành công nghiệp điện.

Phản ánh thực tiễn thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam.

Đưa ra kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện của Ấn Độ và Bahrain, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chính sách phát triển ngành điện, cả Ấn Độ và Bahrain đều đặc biệt coi trọng việc thu hút nguồn vốn FDI vào ngành này. Và trên thực tế, ngành điện của hai quốc gia này đã gặt hái được nhiều thành công đáng để học hỏi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Sở dĩ Khóa luận chọn Ấn Độ và Bahrain bởi vì đây là hai quốc gia có những thành công đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn tư FDI vào ngành điện thông qua các dự án

Cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam thông qua các dự án IPP.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam dưới hình thức nhà máy điện IPP mà chủ yếu là các dự án BOT, BOO có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008. Bên cạnh đó, Khóa luận cũng đề cập đến kinh nghiệm của Ấn Độ và Bahrain, hai quốc gia có chính sách phát triển và thu hút đầu tư các dự án IPP nói chung và thông qua hình thức đầu tư BOT nói riêng vào ngành công nghiệp điện rất thành công.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê dữ liệu, diễn giải, khái quát, chuyên gia,… trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật

biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Khóa luận kết hợp với các quan điểm kinh tế, tài chính và đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

5. Bố cục của Khóa luận

Ngoài phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của Khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành công nghiệp điện

Trong phần này, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành công nghiệp điện để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở Chương II.

Chương II: Thực tiễn thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam

Trong phần này, tác giả đề cập đến khái quát về ngành công nghiệp điện ở Việt Nam và thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành này dưới các hình thức như BOT, BOO và các hình thức đầu tư khác.

Chương III: Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam

Tác giả xin bày tỏ lòng cám ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô chú ở Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô, bạn bè để Khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện


Trần Thành Nghĩa

CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN


I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu tư nước ngoài đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay, FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Cho đến nay, rất nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra định nghĩa về FDI:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment) được định nghĩa là “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại

nền kinh tế khác đó”4.

Còn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp


4 Tổng quan FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài, http://my.opera.com/KH48B/forums/topic.dml?id=223827

đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”5.

Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”6. “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”7. Từ đó, ta có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để tiến hành tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, song chúng ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại”8. Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn, trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh

tế – xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa.

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tác động cơ bản nhất của các hình thức chu chuyển vốn là tăng tổng mức đầu tư của toàn xã hội, chúng đem đến cho các quốc gia tiếp nhận phương tiện để phát huy tỷ suất lợi nhuận về vốn cao hơn do sự khan hiếm tương đối về vốn trong khi nguồn lao động hoặc có thể cả nguồn nguyên nhiên liệu lại khá dồi dào. Riêng với nguồn vốn FDI, do nó được xuất phát từ chỗ là loại hình đầu tư phản ánh mục tiêu nhằm đạt được lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại nước họ đầu tư vào và lợi ích

5 Trade and Foreign Direct Investment, Richard Blackhurst, Drian Otten, http://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm

6 Khoản 2, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.

7 Khoản 12, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.

8 Giáo trình đầu tư nước ngoài, TS. Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr.13.

lâu dài này bao hàm cả quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp FDI được thành lập cũng như ở một mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Chính yếu tố sau cùng này quy định những đặc điểm cơ bản nhất của FDI như sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Mặt khác, các nhà đầu tư này lại thường đến từ các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, họ mang theo công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và hoạt động FDI luôn gắn với thị trường rộng mở9. Cho nên, các dự án FDI thường mang tính khả thi và cho hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.

- Nguồn vốn đầu tư FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

- Nguồn vốn FDI có thể tham gia trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi các nhà đầu tư gián tiếp chỉ quyết định mua cổ phiếu tại những doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng trong tương lai, hay với hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aid – ODA), các nước chủ nhà tuy có quyền


9 Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển công nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Hường, Luận án Thạc sỹ năm 1995, tr.23.

quản lý sử dụng vốn nhưng thông thường danh mục các dự án phải có sự thỏa thuận với các nhà tài trợ thì ở các dự án FDI, ngoài danh mục một số ngành nghề Chính phủ nước chủ nhà không cho phép, nhà đầu tư có thể bỏ vốn kinh doanh vào bất cứ lĩnh vực nào mà mình ưa thích.

- Nguồn vốn FDI có tính ổn định cao. Đối với đầu tư gián tiếp, hình thức đầu tư chủ yếu của nó là mua các tài sản tài chính, tiền lãi từ việc mua các trái khoán còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như tỷ giá, lãi suất ngân hàng, giá cổ phiếu. Đó là những biến số có dao động ngắn hạn. Hơn nữa, những tài sản này lại rất dễ bị bán do các chủ đầu tư muốn thu hồi vốn. Còn hình thức ODA thường mang tính chính trị, quốc gia tiếp nhận phải chịu sự chi phối của quốc gia chủ đầu tư. Trong cả hai trường hợp này, nếu như các dự án hoạt động không hiệu quả sẽ để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận vốn. Ngược lại, FDI là nguồn vốn mang tính ổn định lâu dài vì nó dựa trên những cân nhắc lợi nhuận cho dài hạn. Để có thể thu hồi vốn đầu tư, nhà đầu tư phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này thường không dễ thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, chính vì vậy mà nhà đầu tư không dễ gì rút lui ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.

- Vai trò của FDI không chỉ hạn chế trong việc làm tăng đầu tư ở nước nhận vốn. Bởi lẽ, FDI xuất phát từ quyết định của một doanh nghiệp ở một nước nào đó nhằm tham gia vào sản xuất quốc tế, di chuyển địa điểm hoạt động của mình đến nước chủ nhà lựa chọn nó. Về cơ bản, FDI đem theo cả những kiến thức đặc thù cho công ty (dưới hình thức công nghệ, kỹ năng kinh nghiệm quản lý, bí quyết tiếp thị, kỹ thuật tiên tiến,…) mà nước chủ nhà không thể thuê hoặc mua được trên thị trường. Và thông qua việc tiếp nhận nguồn FDI, nước chủ nhà chẳng những tiếp thu được công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong lao động công nghiệp mà khi ra đi, các dự án FDI còn để lại cho các quốc gia này những cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại.

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tùy thuộc vào khả năng tài chính và đặc điểm của môi trường đầu tư tại nước đã lựa chọn mà chủ đầu tư sẽ quyết định cách

thức đầu tư hợp lý. Mỗi một quốc gia lại có một quy định khác nhau về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, cho đến nay, ở Trung Quốc vẫn quy định 3 hình thức là: hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh và hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài; Ấn Độ thì cho phép mọi hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài;… Còn tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới 7 hình thức theo Luật đầu tư 2005 ban hành ngày 29/11/2005:

Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài.

Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).

Mua cổ phần hoặc góp vốn.

Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác.

3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài

Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Việt Nam và pháp luật có liên quan.

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh – Joint Venture), là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022