Nội Dung Và Hình Thức Của Thể Chế Quản Lý Công Chức

33

đ) Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ:

Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao. Tuy nhiên để tránh biến hệ thống hành chính thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc, chính hệ thống thứ bậc cũng cần sự chủ động sáng tạo linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức để thực hiện luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đặc tính này cần được thể hiện trong quá trình quy định về phân công, phân cấp thẩm quyền quyết định thực hiện các nội dung quản lý đội ngũ công chức, quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức trong thi hành công vụ.

e) Tính không vụ lợi và tính nhân đạo:

Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu vụ lợi, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và của một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bản chất của nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa thấm nhuần trong luật pháp. Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu, cửa quyền hách dịch, gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn lúc nào hết, nền hành chính cần đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đặc tính này cần được chú trọng trong quá trình quy định nghĩa vụ, những việc công chức không được làm, đạo đức công vụ, ... trong xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý công chức.

34

1.2.1.3. Quản lý công chức:

Nền hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu và trực tiếp thông qua đội ngũ công chức. Do đó việc quản lý đội ngũ công chức trở thành vấn đề bức thiết của nền hành chính.

Quản lý công chức là sự tác động có tổ chức và bằng pháp luật của nhà nước đối với đội ngũ công chức vì mục tiêu bảo vệ và phát triển xã hội theo định hướng đã định [13], [17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Đối tượng chịu sự tác động của quản lý chính là đội ngũ công chức và hành vi, quan hệ mà họ thực hiện trong quá trình thực thi công vụ.

Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003), cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay gồm tất cả những người được bầu cử hoặc được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Công chức hành chính là một bộ phận tạo nên đội ngũ cán bộ, công chức.

Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế - 6

Do đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của văn bản luật cao nhất là Pháp lệnh cán bộ, công chức, nên có thể nói trong giai đoạn hiện nay thể chế quản lý đội ngũ công chức hành chính nhà nước so với thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức về cơ bản vẫn chung với nhiều nội dung quản lý chung giống nhau [32]. Tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của hoạt động hành chính công quyền nên nội dung của thể chế quản lý công chức hành chính nhà nước có nhiều điểm đặc thù và còn bao gồm thêm một số nội dung khác so với thể chế quản lý các nhóm cán bộ, công chức khác.

Chủ thể quản lý đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay là Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ, Phòng Tổ chức cán bộ, ... ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) tạo nên một hệ thống các cơ quan, tổ chức làm công tác quản lý cán bộ, công chức. Hệ thống các cơ quan này hoạt động trên cơ sở hệ thống các quy định, các quy tắc, quy trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Việc quản lý công chức hành chính mang tính nhà nước và được pháp

điển hóa thành thể chế quản lý công chức (hành chính) của Nhà nước.

35

1.2.1.4. Thể chế quản lý công chức:

Thể chế quản lý công chức là hệ thống các quy phạm, chuẩn mực được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật để quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung quản lý công chức một cách thống nhất.

Thông qua thể chế quản lý công chức nhà nước có thể tiến hành việc xây dựng, phát triển và quản lý công chức đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển. Như vậy, thể chế quản lý đội ngũ công chức hành chính nhà nước có nội dung chính là: 1) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ quản lý công chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2) Bên cạnh đó, bộ máy thực hiện việc quản lý đội ngũ công chức giữ vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ để đưa thể chế quản lý đội ngũ công chức vào cuộc sống và phát huy tác dụng. 3) Hệ quan điểm để hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và phương hướng, hình thức tác động lên đội ngũ công chức hành chính.

1.2.2. Nội dung và hình thức của thể chế quản lý công chức

1.2.2.1. Hình thức của thể chế quản lý công chức:

Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và tính thống nhất trong quản lý công chức thì Nhà nước cần phải thể chế đầy đủ các nội dung quản lý công chức thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện các nội dung quản lý công chức nêu trên. Đây chính là hình thức biểu hiện của thể chế quản lý công chức. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện tuyển công chức; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của công chức; những điều công chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong các lĩnh vực khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý công chức. Ngoài ra, hệ thống các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các nội dung của quản lý công chức nói ở trên. Trong quá trình thực hiện, theo thẩm quyền của mình, cơ quan hành chính các cấp như Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- theo phân cấp quản lý- cũng ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các quy định của nhà nước cho các cơ

36

quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tế của ngành, của địa phương. Các văn bản này cũng được tính vào hệ thống các văn bản quản lý công chức. Tổng hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ tạo thành thể chế quản lý công chức nhà nước. Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý công chức bao gồm các loại sau:

- Luật (hoặc Pháp lệnh).

- Nghị định của Chính phủ.

- Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng hoặc của cơ quan ngang Bộ.

- Thông tư hoặc Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các nội dung quy định tại các văn bản như Nghị định, Quyết định ....

- Quyết định, Chỉ thị và các văn bản hành chính thông thường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (quy định cụ thể hoặc hướng dẫn áp dụng các quy định về quản lý công chức).

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quản lý công chức này muốn đi vào cuộc sống được thì phải có bộ máy các cơ quan quản lý công chức thực hiện, toàn bộ các hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về quản lý công chức, công vụ. Nhờ có sự hoạt động của bộ máy quản lý công chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được "sự tự quản lý" đối với đội ngũ công chức hành chính của mình. Bộ máy này được bố trí ở các cơ quan Bộ, ngành và địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả nước.

1.2.2.2. Nội dung của thể chế quản lý công chức:

Quản lý công chức hành chính nhà nước là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, nó bao gồm nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực (đảm bảo năng lực và động cơ làm việc của đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan) và nhiệm vụ quản lý nhân sự- quản lý cụ thể từng cá nhân công chức trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Quản lý nhân sự gồm các hoạt động quản lý con người cụ thể về mặt

37

hành chính, là hoạt động áp dụng các nguyên tắc pháp định về bố trí, bổ dụng, đánh giá, thăng tiến, thuyên chuyển, thực hiện chế độ chính sách về tiền lương, về nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hưu, thực hiện khen thưởng và xử lý vi phạm... đối với từng công chức cụ thể, nhằm mục đích quản lý và sử dụng có hiệu quả từng công chức [7].

Quản lý nguồn nhân lực công chức là tìm cách đạt được sự hòa hợp thỏa đáng giữa nhu cầu của một cơ quan và nguồn nhân lực của tổ chức đó, thực hiện các hoạt động xác định cơ cấu và số lượng các vị trí việc làm trong các cơ quan nhà nước, đánh giá nguồn nhân lực về phương diện năng lực và động cơ lao động (bao gồm cả đánh giá để tuyển dụng, nâng ngạch; đánh giá năng lực từng cá nhân và tổng thể đội ngũ), lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ, quy định chức danh và tiêu chuẩn công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức; các chính sách đãi ngộ khác ; .....[7]. Nội dung của nó gồm:

- Xác định nhu cầu: cần phân tích hệ thống việc làm, xác định những năng lực cần có và động cơ làm việc gắn với từng vị trí làm việc trong hệ thống đó.

- Đánh giá nguồn nhân lực về phương diện năng lực và động cơ lao động.

- Xác định mức độ chênh lệch hiện tại giữa nhu cầu và nguồn nhân lực.

- Lựa chọn một hoặc nhiều phương tiện quản lý nguồn nhân lực phù hợp (đào tạo, tuyển dụng, điều chỉnh nội bộ....) để giảm bớt những chênh lệch đã ghi nhận trước khi chuyển sang thực hiện chúng [7].

Căn cứ vào cách diễn đạt trên, có thể xác định nội dung của quản lý đội ngũ công chức hành chính bao gồm những nội dung theo một số cách tiếp cận dưới đây:

a) Cách tiếp cận thứ nhất: nội dung của quản lý đội ngũ công chức bao gồm:

1/ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về công chức;

2/ Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức; 3/ Quy định chức danh và tiêu chuẩn công chức;

4/ Quyết định biên chế, cơ cấu công chức trong các cơ quan nhà nước ở

38

Trung ương; quy định định mức biên chế thuộc UBND;

5/ Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý công chức; 6/ Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch;

7/ Chế độ tập sự, thử việc;

8/ Đào tạo, bồi dưỡng công chức;

9/ Quy định chế độ đánh giá công chức;

10/ Ban hành và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương; 11/ Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức;

12/ Ban hành chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức; 13/ Thực hiện việc thống kê số lượng, chất lượng công chức;

14/ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về công chức; 15/ Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với công chức. b)Cách tiếp cận thứ hai: nội dung quản lý công chức bao gồm các phần

sau theo một chu trình:

1/ Tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển); 2/ Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng;

3/ Phân công, bố trí và sử dụng (điều động, biệt phái, luân chuyển); 4/ Thực hiện chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác; 5/ Xây dựng cơ cấu công chức trong từng cơ quan, đơn vị;

6/ Tiêu chuẩn hoá công chức;

7/ Thăng tiến (chức nghiệp chuyên môn hoặc chức vụ lãnh đạo); 8/ Khen thưởng- kỷ luật;

9/ Đánh giá và phân loại công chức;

10/ Thống kê, phân tích số lượng, chất lượng đội ngũ; 11/ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;

12/ Thực hiện thanh tra, kiểm tra;

13/ Giải quyết chế độ hưu trí hoặc thôi việc;

c) Ở nước ta hiện nay, theo quy định hiện hành [6], [32] thì nội dung quản lý đội ngũ công chức bao gồm các vấn đề sau:

1/ Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức;

39

2/ Quản lý việc phân cấp quản lý công chức;

3/ Quản lý biên chế công chức trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp;

4/ Quản lý chức danh và tiêu chuẩn công chức (theo chức nghiệp và theo chức danh lãnh đạo);

5/ Quản lý cơ cấu công chức trong các cơ quan nhà nước; 6/ Quản lý và tổ chức tuyển dụng công chức;

7/ Quản lý công tác tổ chức nâng ngạch, chuyển loại công chức;

8/ Quản lý quá trình sử dụng công chức (phân công, bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức);

9/ Quản lý công tác đánh giá và phân loại công chức; 10/ Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức;

11/ Quản lý và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ công chức (tiền lương, bảo hiểm, hưu trí,...);

12/ Quản lý thực hiện thăng thưởng, khen thưởng và kỷ luật công chức; 13/ Quản lý và thực hiện việc bồi thường thiệt hại vật chất do công chức

gây ra;

14/ Quản lý công tác hồ sơ công chức; thẻ và số hiệu công chức; 15/ Quản lý công tác thống kê công chức;

16/ Quản lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo;

17/ Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý công chức.

Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam, trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý công chức thì nội dung quản lý công chức vẫn còn chưa phân định được rõ giữa quản lý nhân sự với quản lý nguồn nhân lực.

1.2.3. Sự thay đổi vai trò của Chính phủ và ảnh hưởng của sự thay

đổi đó đối vi qun lý công chc

Trong thực tế hiện nay, chúng ta đều thấy vai trò của công chức thay đổi từ "chỉ đâu làm đó" sang phục vụ cho công chúng với người dân là trung tâm của quá trình phục vụ. Điều này phản ánh vai trò của Chính phủ trong nền hành chính công đã có nhiều thay đổi, sự chuyển dịch từ vai trò cai trị sang

40

cai trị, quản lý và gần đây là vai trò quản lý, phục vụ của Chính phủ. Trong mô hình hành chính công truyền thống, công chức là công cụ cai trị của nhà nước, là người thực hiện các quy định và luật lệ hiện hành. Mô hình quản lý hành chính công tiếp theo, công chức là người giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội với trọng tâm là hiệu suất và hiệu quả, chứ không phải là các quy định và luật lệ cứng nhắc. Đến giai đoạn hiện nay, Chính phủ chuyển sang vai trò quản lý, phục vụ thì công chức phải đảm bảo thể hiện được khả năng đáp ứng, khả năng phục vụ của Chính phủ đối với công chúng, với nguyên tắc chủ đạo là trách nhiệm, minh bạch và có sự tham gia của công chúng. Cộng thêm bối cảnh hội nhập quốc tế đã khẳng định công chức với các hoạt động công vụ của họ có vai trò then chốt trong việc tạo ra một môi trường thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Theo báo cáo của Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc năm 2005 [4], việc quản lý nhân lực hành chính công được đối chiếu so sánh giữa các hệ thống hành chính công ảnh hưởng đến đặc điểm quản lý công chức:

* Quản lý công chức không chỉ giới hạn ở vai trò hành chính và có tính bị động. Quản lý công chức và nguồn nhân lực công vụ cần là một cân nhắc trong các quyết định chiến lược về quản lý con người cũng như các quyết định nhằm đạt các mục tiêu của các cơ quan Chính phủ.

* Chính sách quản lý công chức dựa trên phẩm chất và năng lực là cốt lõi của một nền hành chính công chuyên nghiệp cũng như duy trì sự hấp dẫn của nhà nước với tư cách người sử dụng lao động.

* Trả lương thích đáng là một yếu tố quan trọng để nâng cao động lực, kết quả công tác và tính ngay thẳng của công chức. Mục tiêu là trả lương đủ để hấp dẫn, gắn kết và lưu giữ những người có năng lực cũng như tạo động lực để công chức duy trì kết quả công tác cao một cách bền vững. (Thông tin về trả lương gắn với kết quả công việc không rõ ràng. Gán lương với kết quả không phải là liều thuốc bách bệnh).

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí