57
- Đảm bảo tính kinh tế và tính hữu ích của thể chế.
- Tính hiệu lực, hiệu quả của thể chế.
Lợi ích của A
Lợi ích của B
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Hình Thức Của Thể Chế Quản Lý Công Chức
- Các Nguyên Tắc Xây Dựng Thể Chế Quản Lý Công Chức
- Tiêu Chí Đánh Giá Thể Chế Quản Lý Công Chức
- Các Khái Niệm Và Nội Dung Của Công Chức Và Thể Chế Quản Lý Công Chức- Nhân Tố Quan Trọng Góp Phần Tạo Ra Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Hoạt Động Có
- Thực Trạng Đội Ngũ Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay
- Về Tiêu Chuẩn Hóa Đội Ngũ Công Chức:
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Đồ thị 1.1. Đường cong hoàn thiện Pareto
1.2.6. Yêu cầu của thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế
Đại hội lần thứ VIII và thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng nước ta hiện nay là: "tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" [25]. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đó, Nhà nước ta phải được tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Trong đó đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước phải được xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu hiện nay đặt ra. Bất cứ cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như thế nào liên quan đến công tác cán bộ ở nước ta hiện nay mà xa rời đường lối của Đảng, xa rời nhiệm vụ chính trị trên đều không tránh khỏi xa vào sự trừu tượng, vô nghĩa.
58
Nhìn lại những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó kinh tế tăng trưởng khá- GDP tăng bình quân hằng năm 7%, văn hóa giáo dục và xã hội có những tiến bộ mới, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực chỉnh đốn Đảng và cải cách thể chế, thủ tục hành chính. Hơn 10 năm trước, sau rất nhiều cố gắng, nhất là sau khi giải quyết vấn đề nợ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), quan hệ kinh tế đối ngoại của chúng ta đã có một bước đột phá cơ bản. Việc gia nhập Hiệp hội Đông nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA), Diễn đàn Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái bình dương (APEC), Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Việt Mỹ là những thành công lớn, góp phần nâng cao thế chủ động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập [3].
Tuy vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cũng còn một số yếu kém mà Đại hội X đã chỉ rõ. Trong những yếu kém đó có một số vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Đó là nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng chậm dần. Năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt và giá thành còn cao. Nhiều sản phẩm ứ đọng,thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước. Hệ thống tài chính, ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh...; một số vấn đề văn hóa-xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt, nhất là vấn đề liên quan đến việc làm, chất lượng giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế đối với người nghèo, môi trường, tệ nạn ma tuý, mại dâm, bệnh AIDS, tội phạm, giải quyết khiếu kiện..; cơ chế chính sách còn thiếu và chưa tạo động lực mạnh để phát triển; tình trạng tham nhũng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực và trình độ nghiệp vụ, chuyên môn ở một bộ phận công chức... [27]
Nguyên nhân của những yếu kém này chủ yếu mang tính chủ quan, bao gồm: Thứ nhất là việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa tốt. Thứ hai, một số quan điểm chủ trương chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành dẫn đến việc thực hiện thiếu thống nhất và chậm trễ. Thứ ba, việc cải cách nền hành chính Nhà nước tiến hành chậm, thiếu kiên quyết. Thứ tư, công tác lý luận, tổ chức cán bộ còn nhiều yếu kém bất
59
cập. Nguyên nhân mang tính khách quan là cơ chế thị trường đã tạo ra hàng loạt vấn đề phức tạp mới. Đó là sự thay đổi quan niệm về giá trị xã hội của con người, là sự thay đổi trong lối sống của mọi bộ phận dân cư (trong đó bao gồm cả đội ngũ công chức), trong đó lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền với bất kỳ giá nào trở thành một "dòng chảy lớn" trong xã hội, nhiều khi lấn át cả lý tưởng được hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ của dân tộc về một xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc cho con người. Đó là nạn tham nhũng, buôn lậu, hối lộ, biếu xén, mua chuộc người nắm quyền trong bộ máy Nhà nước, làm thoái hóa đội ngũ công chức.
Đất nước ta đang tiếp nhận những vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta chính là quá trình làm biến đổi trạng thái kinh tế, văn hóa, xã hội mà nội dung cơ bản là:
- Sự biến đổi chất lượng của lực lượng sản xuất làm cho lao động thủ công được thay thế phần lớn bằng lao động cơ khí hóa, điện khí hóa và một phần quan trọng tự động hóa...
- Khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển có khả năng tiếp cận và vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ mới. Khoa học xã hội và nhân văn phát triển tạo nên diện mạo tinh thần mới của đất nước, của xã hội, mặt bằng dân trí nâng cao, chất lượng của nguồn lực con người đạt được trình độ tương đương trong khu vực mà vẫn giữ được cốt cách, bản sắc của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.
- Hình thành một tổng hòa các quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối hợp lý, tiến bộ, tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong các giai cấp và tầng lớp dân cư.
- Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được cải thiện, nâng cao: nhà ở tương đối tốt, đi lại, học hành, chữa bệnh thuận lợi, mức hưởng thụ văn hóa khá; có lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc, quan hệ xã hội lành mạnh. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, vai trò của đội ngũ công chức là cực kỳ quan trọng [16]. Họ là những người vạch ra kế sách để thực hiện từng mục tiêu nêu trên, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình
60
thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu đó. Việc quản lý, xây dựng và phát triển nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức vì thế càng quan trọng và cấp bách. Có thể khẳng định rằng, không thể thực hiện phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công với một đội ngũ công chức chất lượng thấp, phẩm chất kém và thiếu năng lực hoạt động quản lý. Vì vậy khi xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Đảm bảo thể chế quản lý công chức hành chính nhà nước phải là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung của Việt Nam.
2- Phải xây dựng và tổ chức khoa học bộ máy các cơ quan làm công tác nhân sự phù hợp với điều kiện cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời thể chế đó phải xây dựng được đội ngũ những người làm công tác nhân sự có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ để thực hiện việc quản lý đội ngũ công chức hành chính nhà nước với tư cách như là sự "tự quản lý của Chính phủ".
3- Hệ thống thể chế quản lý công chức với hàm nghĩa các quy định, luật lệ, chế độ, chính sách phải được xây dựng đẩy đủ và rõ ràng, nhất là chức trách, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của công chức, chế độ khen thưởng- kỷ luật, chế độ thanh tra, kiểm tra công chức thực thi công vụ, .... qua đó thực hiện việc xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.
4- Phải đảm bảo và góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, ổn định, phù hợp với xu thế phát triển của nền công vụ hiện đại, đáp ứng được sự phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật trong nước và trên thế giới.
1.2.7. Sự cần thiết khách quan hoàn thiện thể chế quản lý công chức
ở Việt Nam
a) Để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước:
Nền hành chính nhà nước gồm các yếu tố cấu thành: Một là hệ thống thể chế quản lý xã hội theo luật pháp; hai là cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành
61
của bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương; ba là đội ngũ công chức hành chính bao gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền; bốn là nguồn tài chính nhà nước trong bộ máy hành chính công quyền. Các yếu tố nói trên có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Trong các yếu tố cấu thành nên nền hành chính nhà nước thì đội ngũ công chức là yếu tố động và quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính. Vì vậy trong quá trình thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để quản lý tốt đội ngũ công chức lại chính là thể chế quản lý công chức với các văn bản luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công chức không thể đứng ngoài các hoạt động của cải cách hành chính nhà nước.
Mặt khác, trong cải cách hành chính nhà nước được tiến hành trong nhiều giai đoạn với lộ trình nhất định. Mỗi giai đoạn của cải cách hành chính nhà nước lại có nhưng yêu cầu nhất định đối với đội ngũ công chức. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công chức là một tất yếu khách quan và phải luôn luôn được tiến hành để xây dựng và quản lý đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn.
Ngay từ khi mới ra đời cách đây khoảng 6000 năm, Nhà nước khi mới xuất hiện đã trở thành cơ quan cai trị xã hội. Trong quá trình phát triển nhà nước, tính xã hội dần dần chuyển tải vào bộ máy nhà nước. Điều đó dẫn đến chức năng cai trị của nhà nước dần dần kiêm cả chức năng quản lý. Đến nay, khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ văn minh nhất định thì nhà nước lại chuyển dần từ chức năng cai trị, quản lý sang chức năng phục vụ.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, mở cửa, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và nhà nước; trong xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bộ máy hành chính nhà nước phải trở thành các cơ quan xã hội, từ bỏ "địa vị cai trị" của mình thành các thiết chế quản lý và phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, có như vậy mới đúng bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều đó
62
cũng có nghĩa là đội ngũ công chức không tồn tại vì những mục đích tự thân của nó, mà phải vì lợi ích của nhân dân, lợi ích cộng đồng. Và nhân dân là người nuôi dưỡng đội ngũ này thông qua việc đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Với cách nhìn này thì nhân dân là khách hàng của đội ngũ công chức và nền hành chính nhà nước.
Vì vậy trong xu thế chuyển đổi này, việc hoàn thiện thể chế quản lý công chức là một tất yếu khách quan để đảm bảo xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính phục vụ.
b) Phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Từ góc nhìn của khoa học quản lý thì đối tượng quản lý cơ bản nhất và quan trọng nhất của quản lý nhà nước là các quá trình kinh tế xã hội. Khi các quá trình kinh tế xã hội có các thay đổi đều đòi hỏi sự thay đổi của quản lý. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tồn tại sự đồng điệu của các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu. Trong đó sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể có vai trò thống trị, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không được thừa nhận. Với sự tồn tại đó, các hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước đều nhằm điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh tế và phân phối sản phẩm xã hội. Các nhà hành chính chỉ huy mọi hoạt động kinh tế, trực tiếp ra các mệnh lệnh cho các nhà sản xuất: sản xuất cái gì? số lượng, giá cả ra sao? nguyên liệu nhận ở đâu? ....Cơ chế này đã tạo ra đội ngũ công chức quan liêu, xa rời thực tiễn, mắc bệnh giấy tờ hành chính, mệnh lệnh, với vị trí là người phục vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thì chính họ lại trở thành người trực tiếp phân phối các nguồn lực xã hội. Các nhà hành chính là trở thành những người ban phát các nguồn lực xã hội và cơ chế "xin cho" cũng hình thành từ đó. Các kế hoạch được vạch ra không hoàn toàn dựa vào nhu cầu thực tiễn và vì sự phát triển xã hội, nhiều khi chỉ vì những suy nghĩ, quyết đoán chủ quan của các nhà hành chính. Cơ chế đó đã biến nhà nước thành người bảo trợ cho đội ngũ công chức. Về mặt pháp lý, họ không có những đặc quyền, đặc lợi so với những người lao động xã hội khác, nhưng họ lại là đối tượng được hưởng những lợi ích do nhà nước (chính do họ tham mưu) ban phát cho thông qua chế độ, chính sách đối với công chức.
63
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt, người ta sẽ sản xuất ra những gì mà thị trường cần và đi mua những gì mình cần do người khác sản xuất. Chính cơ chế thị trường đã tạo ra sự công bàng xã hội trong lao động do mọi thành viên xã hội. Vì thế người công chức không còn những đặc quyền đặc lợi so với những người lao động khác. Lao động của công chức phải tuỳ thuộc vào tổng sản phẩm xã hội do xã hội tạo ra, theo cơ chế "nước nổi, bèo nổi". Do đó công chức phải tìm mọi cách để cung ứng các dịch vụ cho nhân dân ngày một tốt hơn. Chính điều này dẫn đến việc áp dụng tinh thần quản lý doanh nghiệp tư nhân vào trong cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả đầu ra của hoạt động công vụ do công chức thực hiện. Các cơ quan hành chính và cả nhà nước nói chung mất dần tính chất cai trị, quản lý đối với các hoạt động kinh tế, xã hội. Nhà nước còn lại là người phục vụ, người làm các dịch vụ công, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và các hoạt động khác của nhân dân, miễn là những hoạt động đó có ý nghĩa xã hội. Chính vì những yêu cầu này mà việc hoàn thiện thể chế quản lý công chức để xây dựng một đội ngũ công chức là một tất yếu khách quan. Đội ngũ này phải đáp ứng được với mục tiêu phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c) Đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế:
Hiện nay, Việt nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với cả dân tộc chúng ta. Để quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới mang lại hiệu quả nhất cho nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nền hành chính nhà nước giữ một ý nghĩa rất quan trọng, bên cạnh phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai hóa thủ tục hành chính, xác định rõ quy trình giải quyết công việc, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc và trong thực thi công vụ của công chức.... thì việc hoàn thiện thể chế quản lý công chức mang tính đột phá, cách mạng là nhiệm vụ không thể xem nhẹ- vì con người luôn là yếu tố quyết định. Qua đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
64
Bên cạnh đó, đội ngũ công chức là nội dung chính của chế độ công vụ. Trong quá trình hội nhập, quan hệ hợp tác và phối hợp trong hoạt động công vụ giữa Việt nam và các nước trên thế giới là một tất yếu khách quan. Vì vậy, các nội dung liên quan đến xây dựng chế độ công chức, công vụ cũng luôn cần được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với xu táê phát triển chung của thế giới trong cải cách hành chính, cải cách công chức, công vụ.
1.3. Kinh nghiệm xây dựng thể chế quản lý công chức ở một số nước trên thế giới
1.3.1. Liên xô và các nước Đông Âu, công chức nhà nước được coi là một bộ phận của người lao động phổ thông. Vì vậy, ở các nước này thường lấy Lao động và các văn bản hướng dẫn ra làm căn cứ để quản lý đội ngũ công chức. Ở các nước này, thể chế chính trị lấy Đảng làm hạt nhân lãnh đạo, quyền lực tập trung cao độ, đảng và chính quyền thống nhất. Đảng thông qua cơ quan Chính phủ dùng phương thức mệnh lệnh hành chính, thực hành lãnh đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Để thích ứng với chế độ đó đã xây dựng thể chế quản lý cán bộ tập trung cao độ mà đặc điểm cơ bản là Đảng định ra đường lối, phương châm và chính sách cán bộ; đồng thời, từ Trung ương đến địa phương, tổ chức đảng phân cấp phụ trách, bồi dưỡng và lựa chọn sắp xếp cán bộ cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến hành kiểm tra, đôn đốc, giám sát và sát hạch. Vì vậy, thể chế công chức của Liên xô và Đông Âu (trước đây) nằm trong chế độ cán bộ của chế độ một Đảng lãnh đạo. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống thể chế và cách quản lý này là thống nhất được việc điều động cán bộ, công chức và thông qua đó điều động được nguồn nhân lực trong cả nước, có lợi cho việc khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu được xác định, đặc biệt về chính trị xã hội trong điều kiện không bình thường. Nhưng hệ thống thể chế này lại thể hiện ở mấy hạn chế sau: Đảng và Nhà nước không phân biệt rõ, lấy Đảng thay Nhà nước, làm cho các quy định về quản lý công chức trong hệ thống hành chính nhà nước không thể độc lập phát huy chức năng quản lý cần có. Nhìn về lâu dài, bất lợi cho sự phát triển của bộ máy hành chính nhà nước; thể chế quản lý công chức của Nhà nước đồng nhất với thể chế quản lý cán bộ của Đảng, dẫn đến việc nảy sinh các hiện tượng: chỉ tuyển dụng người thân, bè cánh, hình thành cá nhân chuyên quyền độc đoán, gia trưởng và quan liêu, gây trở ngại cho việc sử dụng nhân