Thực Trạng Thẩm Định Năng Lực Tài Chính Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Hoạt Động Cho Vay Của Mb Theo Kết Quả Khảo Sát

- Khả năng bao phủ lãi vay: Năm 2014 khả năng bao phủ lãi vay của công ty đạt 1,912 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Năm 2015 và 2016, tỷ số này âm (< 0), lợi nhuận âm cho thấy công ty kinh doanh không hiệu quả dẫn đến tình trạng mức lợi nhuận thu được không đủ để trả lãi vay.

- Hệ số trả nợ (DSCR)

Năm 2014 hệ số trả nợ của công ty là 0,083, năm 2015 và năm 2016 âm (<0) trong khi mức an toàn tối thiểu là lớn hơn 1 (>1), ngân hàng cần đánh giá chi tiết về quan hệ vay của công ty tại các tổ chức tín dụng, cụ thể là với MB - chi nhánh Mê Linh và Ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Quang Minh.

d. Dòng tiền

+ Dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm đều dương.

+ Tỷ trọng dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh/hoạt động đầu tư/hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ được tính toán như sau:

Dựa vào Bảng 11 của phụ lục 03: biến động dòng tiền có thể thấy dòng tiền chính của doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh; Vốn đầu tư được huy động từ dòng tiền hoạt động kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trừ đi dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương, lượng tiền thừa được dùng để trả nợ vay ngân hàng.

+ Biến động dòng tiền hoạt động kinh doanh: năm 2015 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 17,4% so với năm 2014 chủ yếu là do 2 khoản mục

(1) tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác và (2) tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Đến năm 2016 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng 2.355 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 92,85%), lý do là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng. Điều này cho thấy hoạt động bán hàng của công ty đã dần được cải thiện trong năm 2016, tiền thu từ bán hàng tăng.

+ Biến động dòng tiền từ hoạt động đầu tư: năm 2015, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty tăng mạnh, từ 3 triệu đồng lên 701 triệu đồng, mức tăng 2326,67%. Mức tăng mạnh này là do công ty thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, thu hồi tiền mặt. Đến năm 2016, dòng tiền từ hoạt động đầu tư lại

giảm nhưng không lớn (giảm 27,01%), chủ yếu vẫn là thu từ việc thanh lý TSCĐ như năm trước.

Biến động dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền từ hoạt động tài chính của cả 3 năm đều âm và dòng tiền ngày càng giảm từ năm 2014 đến năm 2016; năm 2015 giảm 97,88% so với năm 2014; năm 2016 giảm 28,18% so với năm 2015. Sở dĩ năm 2015 có sự biến động mạnh về dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính là do mặc dù tiền trả nợ gốc vay không biến động nhiều nhưng tiền thu từ đi vay lại giảm. Năm 2016, dòng tiền từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm nguyên nhân là do tiền thu từ đi vay giảm so với năm trước (giảm 44,74%).

+ Những sự biến động về dòng tiền của các hoạt động dẫn đến mức ngân quỹ cuối năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014 (giảm 98,38%), đến năm 2016 lại tăng (mức tăng 50%). Mức ngân quỹ này là chưa hợp lý vì mức ngân quỹ quá thấp như thế khiến công ty khó đảm bảo khả năng thanh toán.

Kết luận:

+ Tiền của doanh nghiệp có được tạo ra từ nguồn bền vững, chủ yếu từ hoạt động kinh doanh.

+ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, trong đó tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với cả năm 2015 và năm 2014; hoạt động đầu tư dương; luồng tiền từ hoạt động tài chính âm (do phải trả nợ gốc vay), kết quả luồng tiền cuối kỳ dương, mặc dù năm 2016 tăng so với năm 2015 nhưng lại giảm rất mạnh so với năm 2014. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý trong việc quản lý các hoạt động tài chính.

Nhận xét về năng lực tài chính CTCP Lilama 3.3: Dựa trên những phân tích trên có thể thấy tình hình tài chính của công ty cổ phần Lilama 3.3 là không tốt, điều này thể hiện rõ ở quy mô hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống, vốn chủ sở hữu giảm do lợi nhuận âm, phát sinh nợ xấu bắt đầu từ năm 2015.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp nhiều là do đầu ra của doanh nghiệp này quá phụ thuộc vào công ty mẹ là công ty mẹ Lilama 3, không đa dạng hóa đối tượng khách hàng, vì thế khi công ty mẹ gặp khó khăn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh thì CTCP Lilama 3.3 cũng khó thu hồi các khoản phải thu.

Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay để xử lý các khoản nợ khói đòi, doanh nghiệp sử dụng 2 phương án: (1) tái cấu trúc nợ thông qua công ty mua bán nợ DATC: công ty bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ Bộ Tài chính và (2) đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa đối tượng khách hàng để không còn phụ thuộc đầu ra vào công ty mẹ.

Sau khi có kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, CVTĐ sẽ tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính và tổng hợp thành tổng điểm xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp theo công thức:


Điểm xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp


=

Điểm chỉ tiêu tài chính * Trọng số

(30%)


+

Điểm chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số

(70%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 1684137068 - 19

Điểm xếp hạng tín dụng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định tín dụng phù hợp.


3.2.3. Thực trạng thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của MB theo kết quả khảo sát

Sau khi gửi bảng hỏi và thu nhận được kết quả khảo sát từ 119 phiếu hợp lệ, tác giả nhập số liệu vào phần mềm SPSS để có được thông tin phục vụ cho phân tích mô tả. Kết quả nghiên cứu chính thức được phân tích theo từng nhóm yếu tố như sau:

Đánh giá của đối tượng khảo sát về nguồn thông tin


Bảng 3.10: Kết quả phân tích đánh giá về nguồn thông tin


Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Ngân hàng có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin về DNNVV


119


3


5


4.26

Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ tin cậy

và chính xác cao


119


2


4


3.13

Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ

119

3

5

3.92

Valid N (listwise)

119




Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS


Kết quả đánh giá về nguồn thông tin về DNNVV mà các CVTĐ cho thấy nhận định về sự chủ động trong tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin về DNNVV đang ở mức cao nhất với điểm trung bình 4.26. Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ cũng được nhận định với mức điểm khá cao là 3.92. Ngược lại, các CVTĐ lại cho đánh giá ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ tin cậy và chính xác cao với mức điểm trung bình 3.13 là thấp. Thực tế hiện nay ở các NHTM trong đó có MB, thông tin mà CVTĐ sử dụng để tiến hành thẩm định DNNVV chủ yếu được cung cấp bởi chủ doanh nghiệp với các báo cáo tài chính hoặc thông tin dưới dạng thứ cấp, không có sự thẩm định độ chính xác. Ngoài ra, thông tin của CIC, các tổ chức tài chính hay phi tài chính cũng không thể hiện tính chính xác cao. Do vậy, về nguồn thông tin, ngân hàng cần chú ý đến tính chính xác, độ tin cậy và cách thức thu thập để nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm định.

Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Sự phối hợp giữa các cán bộ thẩm định là hài hòa

119

3

4

3.76

Sự bố trí cán bộ thẩm định và phân công công việc hợp lý

119

3

5

3.91

Có sự chuyên môn hóa cao công việc

119

2

4

2.97

Số lượng cán bộ thẩm định là đảm bảo yêu cầu công việc

thẩm định


119


3


4


3.57

Chi nhánh thường xuyên tổ chức hoạt động thẩm định

(mức độ thường xuyên: dưới 6 tháng/ năm)


119


2


5


3.71

Valid N (listwise)

119




Đánh giá của đối tượng khảo sát về tổ chức công tác thẩm định Bảng 3.11: Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức công tác thẩm định


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS

Kết quả phân tích đánh giá của CVTĐ về tổ chức công tác thẩm định cho thấy mức đánh giá cao thể hiện ở sự bố trí CVTĐ và phân công công việc là hợp lý, với mức điểm 3.91. Tiếp theo là vấn đề sự phối hợp giữa các CVTĐ trong nhóm là tốt, với mức điểm 3.76; chi nhánh cũng thường xuyên tổ chức hoạt động thẩm định với mức điểm đánh giá là 3.71; số lượng CVTĐ cũng được đảm bảo để thực hiện công việc, thể hiện ở mức điểm là 3.57. Chỉ có vấn đề về tính chuyên môn hóa trong

công việc đang được đánh giá thấp ở mức điểm là 2.97. Trên thực tế, các CVTĐ trong quá trình công tác vẫn phải thực hiện đan xen các công việc ở các bộ phận, vị trí công tác khác của chi nhánh và chỉ được điều chuyển tham gia hoạt động thẩm định khi có phát sinh nghiệp vụ. Thêm vào đó, Ngân hàng cũng chưa có sự phân giao nghiệp vụ thẩm định NLTC theo nhóm ngành hoạt động của DNNVV cho CVTĐ. Những đặc điểm trên dù cho phép CVTĐ nắm bắt đa dạng các nghiệp vụ, đáp ứng các yêu cầu tại nhiều vị trí khác nhau trong công việc nhưng tính chuyên môn hóa lại thấp, khiến vấn đề thẩm định cũng gặp phải những khó khăn.

Đánh giá của đối tượng khảo sát về quy trình thẩm định


Bảng 3.12: Kết quả phân tích đánh giá về quy trình thẩm định


Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Quy trình thẩm định được xây dựng và thẩm định bởi

các chuyên gia bên ngoài ngân hàng

119

3

5

3.89

Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong

toàn hệ thống Ngân hàng


119


2


4


3.29

Quy trình thẩm định thường xuyên được cập nhật

119

3

4

3.80

Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa

học, hợp lý


119


3


3


3.00

Valid N (listwise)

119




Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS

Kết quả đánh giá cho thấy, quy trình thẩm định đã được xây dựng và thẩm định bởi các chuyên gia bên ngoài ngân hàng, quy trình cũng thường xuyên được cập nhật để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát lại cho rằng quy trình chưa được quy định thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng với mức điểm là 3.29 và quy trình chưa được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, thể hiện ở mức điểm đạt là 3.00.

Đánh giá của đối tượng khảo sát về tiêu chí thẩm định


Bảng 3.13: Kết quả phân tích đánh giá về tiêu chí thẩm định


Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Cơ cấu xác định cho tiêu chí định tính và định lượng là phù hợp


119


3


4


3.55

Các chỉ tiêu phản ánh toàn diện năng lực tài chính của

khách hàng


119


2


5


3.08

Các chỉ tiêu định lượng được tính toán chính xác

119

2

4

2.60

Chỉ tiêu được xây dựng phù hợp với từng nhóm khách

hàng


119


2


4


2.82

Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách nhất

quán


119


3


5


3.89

Valid N (listwise)

119




Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS

Đánh giá về tiêu chí thẩm định, mức điểm đánh giá cao nhất là về việc các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng nhất quán, điểm trung bình là 3.89. Đối tượng khảo sát cũng cho rằng cơ cấu tiêu chí định tính và định lượng như hiện nay MB đang áp dụng: tiêu chí định tính chiếm 30%, tiêu chí định lượng chiếm 70% là phù hợp (điểm trung bình là 3.55). Tuy nhiên, các chỉ tiêu lại chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện NLTC của DNNVV với mức điểm trung bình là 3.08; các chỉ tiêu thẩm định chưa được xây dựng phù hợp với từng nhóm khách hàng DNNVV với điểm trung bình là 2.82 và các chỉ tiêu được tính toán chính xác chỉ được điểm trung bình là 2.6.

Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Phương pháp thẩm định là hiện đại, mang tính công nghệ cao


119


2


4


3.02

Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả

cao.


119


2


4


3.11

Valid N (listwise)

119




Đánh giá của đối tượng khảo sát về phương pháp thẩm định Bảng 3.14: Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp thẩm định


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS

Phương pháp thẩm định NLTC DNNVV đang sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước chứ chưa có sự so sánh với mặt bằng chung các DNNVV, phương pháp đồ thị, phương pháp chấm điểm và phương pháp đánh giá mà chưa thực sự sử dụng một số phương pháp phức tạp hơn nhưng lại hiệu quả hơn như phương pháp phân tích Dupont, phương pháp phân tích SWOT hay phương pháp tổng hợp. Điều này dẫn đến hiệu quả khi áp dụng phương pháp là chưa cao, mức điểm trung bình là 3.11. Bên cạnh đó, đánh giá về tính công nghệ, hiện đại trong phương pháp thẩm định cũng nhận được mức đánh giá chưa cao, với mức điểm 3.02, do đó càng cần phải cải thiện phương pháp thẩm định đang áp dụng hiện nay.

Nội dung

N

Minimum

Maximum

Mean

Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ

119

3

4

3.71

Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại

119

3

4

3.51

Valid N (listwise)

119




Đánh giá của đối tượng khảo sát về phương tiện thẩm định Bảng 3.15: Kết quả phân tích đánh giá về phương tiện thẩm định


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của NCS


Thực tế công tác thẩm định hiện nay cho thấy, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định thường là thiết bị máy tính, với một số chi nhánh, việc trang bị máy tính là đầy đủ, nhưng tính hiện đại và hoạt động ổn định của các trang thiết bị còn có sự hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung các phương tiện vẫn đảm bảo tương đối về tính đầy đủ và hiện đại. Điều này thể hiện ở mức điểm đánh giá của đối tượng được hỏi cho hai nhận định đều đạt mức khá, trên 3.5

Qua phân tích trên có thể thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định NLTC DNNVV còn có các điểm yếu, nổi bật nhất có thể kể đến là điểm yếu về phương pháp thẩm định, nguồn thông tin, hay điểm yếu về chỉ tiêu, phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định, ngoài ra còn có các điểm yếu về sự chuyên môn hóa trong công việc của các bộ thẩm định. Điểm mạnh thể hiện ở sự phối hợp giữa các nhóm các bộ thẩm định là tốt, sử dụng nhất quán các chỉ tiêu thẩm định, xác định cơ cấu

cho 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng là phù hợp, quy trình được xây dựng khoa học, hợp lý và có sự tham vấn hiệu quả của các chuyên gia bên ngoài để tránh sự chủ quan...

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Về công tác tổ chức thẩm định

Thông qua công tác thẩm định, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đã giúp ngân hàng sàng lọc được KH, hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng an toàn.

Quy định về thẩm định NLTC DNNVV tại MB như sau:

Nếu là những khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng thì định kỳ (6 tháng) cần tiến hành thẩm định để đảm bảo nắm bắt kịp thời những thay đổi về tình hình tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh rủi ro phát sinh cho cả 2 bên.

Nếu là những khách hàng lần đầu vay vốn tại ngân hàng (trường hợp này ngân hàng tiến hành thẩm định để ra quyết định cho vay), có 2 cách thực hiện:

Đối với các khoản vay thuộc mức ủy quyền phán quyết của chi nhánh thì chi nhánh được quyền chủ động thẩm định và ra quyết định cho vay. Còn đối với các dự án vượt mức ủy quyền phán quyết của chi nhánh hoặc không đảm bảo các điều kiện cho vay thông thường thì chi nhánh tiến hành thẩm định và trình Hội sở để tái thẩm định. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 thì công tác thẩm định và tái thẩm định các khoản vay hầu hết do phòng tín dụng chỉ đạo điều hành và quản lý hoạt động cho vay. Từ năm 2011 tại trụ sở chính của MB đã thành lập Khối Thẩm định tín dụng, với chức năng là thẩm định những dự án lớn, những dự án mà các chi nhánh không đủ hạn mức thẩm định và tái thẩm định những dự án mà chi nhánh gửi lên. Điều đó đã góp phần phòng tránh được rủi ro cho các chi nhánh cũng như toàn hệ thống trong hoạt động cho vay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023