Đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê văn phòng để thu hút các doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Mở rộng mạng lưới dạy nghề trên địa bàn với chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề kết hợp với việc đầu tư của Nhà nước cho công tác dạy nghề. Thành lập các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ người có tay nghề cao để tập hợp những kinh nghiệm. Đầu tư cho các doanh nghiệp xúc tiến giới thiệu sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên cơ sở có bảo hộ của Nhà nước. Từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển công nghiệp phần mềm, công nghệ tin học và các lĩnh vực công nghiệp tiên tiến. Khu vực công nghiệp quốc doanh thực hiện sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của trung ương và thành phố. Ưu tiên về mặt bằng cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh, ít gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp mũi nhọn, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Phát triển mạnh công nghiệp sạch (công nghiệp phần mềm…) phục vụ quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tiếp tục đầu tư chiều sâu và chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế. Từng bước đưa các dự án có đầu tư chiều sâu vào thay thế, điều chỉnh hoạt động trong các khu công nghiệp cũ (Đức Giang, Sài Đồng) để giải quyết sự lạc hậu về công nghệ, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với tiềm năng và điều kiện sẵn có của quận. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất lâu dài trong các khu công nghiệp đã quy hoạch, không gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho người lao động; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Duy trì và phát triển bền vững một số ngành nghề truyền thống như nghề khai thác cát, chế biến gỗ; chú trọng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã và hộ cá thể. Phát triển các bến cảng sông phục vụ công nghiệp sửa chữa, đóng mới các tàu vận chuyển và tàu du lịch đường sông.
Từng bước điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp cơ bản (hóa chất, cơ khí), công nghiệp tiêu dùng thông thường (may mặc, đồ uống), tăng tỷ trọng các ngành nghề công nghiệp mới, có hàm lượng công nghệ cao.
Tập trung duy trì tốc độ phát triển của một số ngành sau: Công nghiệp dệt may cần đầu tư công nghệ mới vào các doanh nghiệp hiện có, chuyển đổi hình thức tổ chức và đầu tư vốn, công nghệ cho các cơ sở dệt, may với mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp điện - điện tử là nhóm ngành có doanh thu lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu, ít gây ô nhiễm cần được đầu tư thích đáng về vốn sản xuất, để nâng cấp, bổ sung dây chuyển công nghệ hiện đại. Công nghiệp hóa chất, nhóm này thường gây ô nhiễm môi trường cao, cần có các biện pháp cải tiến các thiết bị hiện tại, để giảm thiểu sự tác động tới môi trường xung quanh hoặc cần có phương án di dời ra khỏi địa bàn quận. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn, hướng phát triển của ngành này là nâng cấp thiết bị hiện tại kết hợp đầu tư mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công nghiệp phần mềm có nhiều tiềm năng để phát triển nếu có mặt bằng riêng cho một khu trung tâm thương mại và công nghệ cao.
* Giải pháp quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp
Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt chú trọng các vùng bãi. Những doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ở vùng bãi, ngoài việc được hưởng cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư còn được tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để gắn sản xuất với sơ chế và chế biến nông sản. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vùng bãi, có chính sách đầu tư hệ thống kênh tưới, hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, nhà lưới…
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Quản Lý Đô Thị Và Nhà Ở
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Định Hướng Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Quận Long Biên
- Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Hoàn Thiện Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Quận Long Biên Đến Năm 2015
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 12
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 13
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ nông sản do thành phố, quận và các đơn vị tổ chức. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hàng năm lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, hình thành những vùng sản xuất lớn, tập trung thu hút khách hàng tại địa điểm sản xuất để thu mua. Gắn sản xuất với sơ chế và chế biến nông sản, tạo thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái. Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong điều kiện sinh thái phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ công nghệ cao (cơ giới hóa, sinh học hóa…) tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, kết hợp đồng bộ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tiêu thụ và dịch vụ du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên, phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế bền vững. Giải pháp bố trí quy hoạch phát triển ngành trồng trọt như sau:
Về cây lúa, tập trung chủ yếu ở Thạch Bàn, Việt Hưng, Thượng Thanh, Giang Biên, Phúc Đồng và Phúc Lợi. Từ nay đến năm 2015, sẽ thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao là rau hoặc cây ăn quả… Đến năm 2015, Long Biên sẽ không còn gieo trồng lúa. Cây ăn quả và cây môi sinh sẽ được trồng tập trung vào khu công viên cây xanh sẽ góp phần hình thành vành đai xanh cho Thủ đô; diện tích trồng cây ăn quả và môi sinh sẽ lên 250 ha.
Cây rau hiện có khoảng 45 ha gieo trồng ở những vùng, được quy hoạch thành khu vực sản xuất rau an toàn ở phường Giang Biên và Thạch Bàn. Rau an toàn là cây có giá trị kinh tế cao, nên cần phát triển thành những vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau an toàn. Đến năm 2015, diện tích đất trồng rau sẽ lên đến 137 ha, trong đó chủ yếu ở các vùng bãi thuộc các phường Long Biên (50 ha), vùng Giang Biên (40 ha), Phúc Lợi (20 ha), Cự Khối (16 ha).
Hoa cây cảnh kết hợp với du lịch sinh thái sẽ được tập trung ở các dự án xây dựng khu công viên cây xanh. Đến năm 2015, diện tích trồng hoa cây cảnh đạt khoảng 100 ha. Tập trung ở các phường như Thạch Bàn (20 ha), Giang Biên (24 ha), Ngọc Thụy (10 ha), Long Biên (10 ha), Bồ Đề (6 ha), Cự Khối (5 ha).
Cây ngô và các loại cây màu khác sẽ được trồng ở vùng bãi sông Đuống và sông Hồng, ở các phường Long Biên (40 ha), Phúc Lợi (58 ha), Cự Khối (40 ha), Giang Biên (20 ha) và ở các phường Bồ Đề, Thạch Bàn, Ngọc Thụy. Diện tích trồng ngô và các cây màu khác dự kiến đạt 186 ha vào năm 2015.
Về chăn nuôi: Từ năm 2010 trở đi, về cơ bản sẽ không khuyến khích chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn quận, nhất là khu vực trong đê.
Về thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 172 ha, tập trung ở phường Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng... chủ yếu là thả cá thâm canh (chiếm trên 50% diện tích mặt nước nuôi trồng). Đến năm 2015, dự kiến diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thu hẹp còn 63 ha. Cần xem xét lựa chọn các loại giống cá cho năng suất cao, tận dụng nuôi thả ở các diện tích mặt nước như đầm, hồ cao. Kết hợp các đầm hồ nuôi thả cá với các dịch vụ câu cá, vui chơi giải trí để đem lại nguồn thu cho địa phương.
* Giải pháp quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ
Để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ, cần phải có một lượng vốn khá lớn. Vì vậy, vốn là một trong các vấn đề mang tính quyết định đối với quy hoạch ngành thương mại - dịch vụ. Để huy động được nguồn vốn, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Đối với các hạng mục công trình làm chức năng dịch vụ công cộng, Nhà nước cần đầu tư vốn và thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để huy động vốn của dân và các tổ chức khác. Thu hút một phần đóng góp của các tổ chức khai thác dịch vụ nằm trong phạm vi công trình. Đối với các trung tâm thương mại, hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức BOT hoặc BOT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ dân. Với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cải tạo hoặc xây dựng mới, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là dưới hình thức vốn vay. Để các cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh, cần có cơ chế kinh doanh và có chính sách vay hợp lý tạo sự thu hút, khuyến khích các cơ sở tự đầu tư. Để tạo nguồn vốn ngân sách, quận cần thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận, cần có một số biện pháp cụ thể sau:
- Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành lập một cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ trên địa bàn quận. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này do ủy ban nhân dân thành phố quy định và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân quận. Cơ quan này có thể được hình thành trên cơ sở tăng cường chức năng, nhiệm vụ và nguồn nhân lực cho phòng Kinh tế - Kế hoạch để giúp ủy ban nhân dân quận trong việc phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ trên địa bàn quận.
- Tạo sự gắn kết hoạt động và hỗ trợ cho nhau của các ngành nông nghiệp, văn hóa, giao thông với ngành dịch vụ. Trong đó lưu ý mối quan hệ ngành dịch vụ với xây dựng nông nghiệp sinh thái để khai thác nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái, ngành dịch vụ với ngành văn hóa để khai thác các hoạt động du lịch văn hóa. Đối với các chợ khu vực phải có sự giám sát của ủy ban nhân dân phường để đảm bảo vệ sinh an toàn, không gây cản trở cho sinh hoạt của nhân dân đang cư trú tại các khu vực quanh chợ. Triệt để sử dụng diện tích trong chợ, nghiêm cấm việc tự phát buôn bán ở các ngõ ngách xung quanh chợ.
- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn quận.
Tổ chức tốt thị trường trên địa bàn quận Long Biên gắn với địa bàn thành phố Hà Nội, vừa đảm bảo nhu cầu phát triển theo hướng chuyên môn hóa, vừa đảm bảo yêu cầu không ngừng mở rộng mặt hàng kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung quy hoạch và phát triển hệ thống chợ, cửa hàng bán lẻ theo từng cụm dân cư, từng đường phố, bảo đảm trật tự an ninh, vừa chú ý phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị với các phương thức mua bán tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nhu cầu và trình độ đô thị văn minh, tiên tiến.
Trước hết cần đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở các phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng là những khu đô thị cũ, hoạt động thương mại đang phát triển sôi động nhưng đang có biểu hiện quá tải về cơ sở vật chất, mạng lưới chợ, điểm bán hàng. Đồng thời tập trung vốn, nguồn lực xây dựng từ 2 đến 3 trung tâm thương mại lớn ở những khu vực còn diện tích đất đủ lớn là khu công nghiệp Sài Đồng A và khu chợ đầu mối Gia Thụy. Trung tâm thương mại sẽ cung cấp các dịch vụ hiện đại như ngân hàng, tài chính, cho thuê
văn phòng cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông, siêu thị cao cấp… Xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ dân cư đô thị, đảm bảo mỗi phường có ít nhất một chợ trung tâm. Khu vực phường Việt Hưng, Thượng Thanh, Sài Đồng, Thạch Bàn… phải có khu siêu thị, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ giữ xe máy, ô tô…
Thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại tại các phường mới chuyển lên từ xã như Cự Khối, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên… Phát triển dịch vụ nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân với tư cách một đơn vị hành chính của quận, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kết hợp các hoạt động dịch vụ với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa truyền thống, tạo sự đa dạng trong các loại hình kinh doanh thương mại ở các phường trên địa bàn quận.
Cần quy hoạch mạng lưới chợ theo hướng sắp xếp hệ thống chợ, điểm bán hàng và nâng cấp các chợ chính. Hiện nay trên địa bàn quận có 4 chợ chính được xây dựng kiên cố. Trong thời gian qua các chợ này xuống cấp và quá tải, không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Do vậy, cần có dự án cải tạo và nâng cấp các chợ Gia Lâm, Việt Hưng, Ô cách. Đối với các chợ tạm, chợ cóc thực hiện rà soát, quy hoạch lại. Cần tiến hành ra soát các điểm đất kẹt, nhỏ lẻ trong khu dân cư để ưu tiên xây dựng các điểm bán hàng nhỏ lẻ phụ vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư trong khu vực. Hình thức đầu tư có thể là đấu giá quyền sử dụng đất cho mục đích thương mại hoặc BOT trong thời gian ngắn (5 -10 năm).
Cùng với việc kiện toàn và nâng cấp mạng lưới chợ, mạng lưới trung tâm thương mại sẽ được quy hoạch phát triển theo định hướng sau:
- Vị trí, địa điểm xây dựng trung tâm thương mại phải thuận lợi cho quá trình mua sắm và vận chuyển hàng hóa. Quy mô của trung tâm thương mại phải phù hợp với nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực, của các quận, huyện khác tiếp giáp với Long Biên.
- Xây dựng một trung tâm thương mại cao cấp, đa năng với quy mô lớn (từ 30 tầng trở lên) ở khu công nghiệp Sài Đồng A, phía Đông Bắc nhà máy nước Gia Lâm. Đây là một vị trí đẹp nằm ở trung tâm quận, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm lớn của thành phố. Hơn nữa, khu vực này dễ giải phóng mặt bằng, giao thông thuận lợi. Trung tâm thương mại sẽ cung cấp dịch vụ như cho thuê văn phòng, siêu thị, điểm bán
hàng tiêu dùng và công nghiệp, khu vui chơi giải trí (nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…), khu để xe… Đồng thời đây sẽ là điểm tập trung cho các loại hình dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính của quận cũng như của thành phố, phục vụ làm trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Xây dựng trung tâm thương mại tại vị trí chợ đầu mối Gia Thụy (5 ha). Xây dựng các trung tâm thương mại với quy mô nhỏ hơn ở các khu vực như Bãi ăng ten (phương Bồ Đề), Mả Tre (phường Gia Thụy), thôn Trạm (phường Long Biên), Thượng Cát (phường Thượng Thanh). Cải tạo một số chợ có vị trí thuận tiện giao thông và là nơi tập trung đông dân cư thành trung tâm thương mại: chợ Gia Lâm, chợ Việt Hưng. Hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức BOT hoặc BOT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ dân.
Quy hoạch hệ thống nhà hàng, khách sạn: Hiện tại hệ thống khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận Long Biên phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Mật độ nhà nghỉ, nhà trọ tập trung trên đường Nguyễn Văn Cừ và khu vực ven sông Hồng. Tuy nhiên, những khách sạn đạt tiêu chuẩn cao, phục vụ khách quốc tế chưa có mà chủ yếu là các khách sạn quy mô nhỏ, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng, phòng karaoke… với mật độ đông, các loại hình kinh doanh phức tạp, ở đây tập trung nhiều tệ nạn xã hội nên việc quản lý cũng gặp khó khăn. Đối với các công trình như khách sạn thì tại trung tâm đô thị sẽ xây dựng các công trình có quy mô và tiêu chuẩn cao để phục vụ những khách nghỉ có nhu cầu hoặc khách quốc tế, phục vụ cho các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các khu công nghiệp trong khu vực, vùng lân cận hoặc văn phòng trong các trung tâm thương mại ở quận.
Quy hoạch các ngành khác: Dịch vụ tài chính, ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Mức độ phát triển của một nền kinh tế hiện đại có thể được đánh giá thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong thời gian qua, hệ thống này đã bắt đầu phát triển ở địa bàn quận Long Biên, với sự xuất hiện các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Khi các
khu đô thị mới, trung tâm thương mại hình thành, nhu cầu dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… của các doanh nghiệp, công ty, các hộ kinh doanh cũng như của dân cư sẽ tăng nhanh. Do vậy, cần khuyến khích mạnh mẽ phát triển loại hình dịch vụ này, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tài chính và dịch vụ hoạt động trên địa bàn quận qua hình thức ưu đãi; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê văn phòng, địa điểm kinh doanh, đặc biệt ở các trung tâm thương mại chuẩn bị hình thành.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông cần được quan tâm đặc biệt. Trong thời đại công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự đi trước của hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là trong điều kiện phát triển thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng trong tương lai. Do vậy, cần có hướng đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận và của toàn thành phố Hà Nội. Đầu tư xây dựng và lắp đặt đường truyền internet tốc độ cao, đầu tư hạ tầng truyền thông… đặc biệt chú trọng kết nối với các trung tâm thương mại, trung tâm hành chính của quận.
Đầu tư duy trì, củng cố nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vận tải. Nâng cấp, hiện đại hóa các trục đường có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Phát triển bến cảng sông hiện đại để phát huy thế mạnh về vị trí địa lý đặc thù của quận từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan đến phát triển.
Tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ khoa học công nghệ nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận. Chú trọng phát triển các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao, xử lý số liệu, tính toán phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu, triển khai; các hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, tổ chức hỗ trợ ươm tạo công nghệ, khởi lập doanh nghiệp; các hoạt động đào tạo huấn luyện cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và