Điều Hành Sắp Xếp Các Dnnn Và Hệ Thống Doanh Nghiệp Du Lịch


Tuy đã có nhiều nỗ lực, làm được nhiều việc trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua. Nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, kết quả đem lại chưa nhiều, chưa có nhiều hình thức quảng bá để khách hiểu biết, có ấn tượng với Đà Lạt - Lâm Đồng đặc biệt là khách quốc tế. Những hạn chế trong công tác quảng bá, xúc tiến thể hiện:

- Hoạt động xúc tiến du lịch đặc biệt là các chương trình xúc tiến tại nước ngoài như tham gia hội chợ, sự kiện và thuê kênh truyền hình tốn kém kinh phí rất lớn, ngân sách tỉnh không đủ khả năng thực hiện. Việc mở văn phòng đại diện tại các nước tuy được xác định là việc làm cần thiết và hiệu quả xong do kinh phí cao nên đến nay vẫn chưa triển khai được.

- Nhận thức, quan điểm về công tác quảng bá, xúc tiến của lãnh đạo các cấp, các ngành còn có những vấn đề chưa phù hợp với xu thế phát triển mới; coi trọng việc xúc tiến, quảng bá là tổ chức các đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài, chưa chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu của địa phương mình bằng nhiều hình thức khác ít tốn kinh phí nhưng hiệu quả hơn. Là một tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách không đủ chi, nhưng trong các dự án, chương trình nói chung hầu hết đều có nội dung tổ chức đoàn đi tham quan, học tập nước ngoài, do đó không còn kinh phí dành cho các chương trình quảng bá, xúc tiến khác.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa coi việc cùng với các cơ quan QLNN thực hiện quảng bá, xúc tiến là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Do đó chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm cũng như việc đầu tư xây dựng sản phẩm mới. Theo điều tra sơ bộ đa phần kinh phí cho hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm tỉ lệ dưới 1% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khả năng của bộ máy làm công tác xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có kế hoạch xúc tiến bài bản kể cả về thị trường, sản phẩm và đối tượng.

2.2.3.5. Điều hành sắp xếp các DNNN và hệ thống doanh nghiệp du lịch

* Sắp xếp hệ thống DNNN về du lịch

Trước năm 1998 tỉnh Lâm Đồng có duy nhất một DNNN về du lịch là Công ty Du lịch Lâm Đồng, một doanh nghiệp đoàn thể là Công ty Dịch vụ Du lịch Thanh niên Đà Lạt do Thành đoàn Đà Lạt quản lý; năm 1999 tách Công ty Du lịch Lâm


Đồng ra thành 2 doanh nghiệp là Công ty Du lịch Lâm Đồng và Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt; năm 2001 thành lập Công ty Dịch vụ Du lịch Xuân Hương là doanh nghiệp kinh tế Đảng do Tỉnh ủy quản lý; năm 2004 sáp nhập Công ty Du lịch Lâm Đồng vào Công ty Dịch vụ Du lịch Xuân Hương và đổi tên là Công ty Du lịch Lâm Đồng. Từ năm 1998 đến nay đã cổ phần hóa DNNN một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp như: Khách sạn Bảo Lộc là đơn vị trực thuộc Công ty Du lịch Lâm Đồng được cổ phần hóa và đổi tên thành thành Công ty cổ phần Du lịch Bảo Lộc vào tháng 3/1998, Khách sạn Ngọc Lan là đơn vị trực thuộc Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần Du lịch Ngọc Lan vào năm 2000, Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (doanh nghiệp tách ra từ Công ty Du lịch Lâm Đồng năm 1999) được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt và chính thức hoạt động 01/7/2005, Công ty Dịch vụ Du lịch Thanh niên Đà Lạt (chuyển sang DNNN trước khi cổ phần hóa) đã thực hiện xong các thủ tục và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/10/2007.

Mục đích của việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các DNNN là nhằm khẳng định những lợi thế của doanh nghiệp, lợi ích của việc cổ phần hoá và những ưu thế của mô hình công ty cổ phần so với mô hình tổ chức, quản lý các DNNN hiện tại; để các doanh nghiệp năng động, tự quyết định phương án phát triển sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các dự án đầu tư, lợi ích của người lao động gắn bó chặt chẽ với lợi ích của doanh nghiệp. Thế nhưng riêng đối với việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch của tỉnh Lâm Đồng đã không đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, cụ thể là:

- Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp của tỉnh trong thực tế chưa vì mục tiêu phát triển kinh doanh đưa các DNNN về du lịch thực sự đóng vai trò dẫn dắt hệ thống doanh nghiệp du lịch phát triển. Trong khi xu hướng phát triển các DNNN thành các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn để có đủ sức mạnh cạnh tranh, thì tỉnh Lâm Đồng lại tách Công ty Du lịch Lâm Đồng thành 2 doanh nghiệp, chia tách con người, tài sản; lý do tách các doanh nghiệp rất đơn giản là khi đó nội bộ lãnh đạo Công ty Du lịch Lâm Đồng có vấn đề, lẽ ra phải giải quyết bằng cách sắp xếp lại nhân sự, củng cố lại bộ máy nhưng lại tách thành 2 doanh nghiệp. Việc nhập


Công ty Du lịch Lâm Đồng (DNNN) vào Công ty Dịch vụ Du lịch Xuân Hương (doanh nghiệp đảng, đoàn thể) để trở thành DNNN và mang chính tên Công ty Du lịch Lâm Đồng, việc sắp xếp này qua thực tế hoạt động không đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về thực hiện cổ phần hóa DNNN, như trên đã nêu đến nay đã cổ phần hóa được 2 bộ phân trực thuộc doanh nghiệp và 2 doanh nghiệp trong đó 3 công ty đã đi vào hoạt động, kết quả họat động sau cổ phần hóa được thể hiện:

+ Công ty cổ phần Du lịch Bảo Lộc là doanh nghiệp du lịch của tỉnh được cổ phần hóa đầu tiên, vốn điều lệ 4,3 tỷ đồng trong đó cổ phần vốn nhà nước chiếm 23%, nhưng thực tế qua nhiều lần bán cổ phần, đến nay vốn điều lệ của doanh nghiệp chỉ còn 1,5 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 894 triệu đồng, chiếm 59,6% vốn điều lệ thực có; từ khi hoạt động cổ phần đến nay, doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, một mặt do thua lỗ nên không bán được cổ phần nên không huy động được vốn để đầu tư phát triển, mặt khác vẫn do nhà nước chi phối về mặt nhân sự.

+ Công ty cổ phần Du lịch Ngọc Lan có vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng trong đó cổ phần vốn nhà nước chiếm 30% và năm 2002 đã bán hết số cổ phần này, đến nay hầu như phần vốn tại doanh nghiệp đều tập trung vào một chủ, và doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng lại một khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trên nền khách sạn cũ và đã đưa vào hoạt động trong tháng 6/2007.

+ Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt, giá trị thực tế của doanh nghiệp 47 tỷ đồng (chỉ tính giá trị tài sản, không tính giá trị đất) trong đó nợ phải trả 36 tỷ, vốn nhà nước 11 tỷ. Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 11 tỷ đồng, cơ cấu vốn: Nhà nước giữ cổ phần chi phối chiếm 51%, cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 46,37%, cổ phần bán đấu giá chiếm 2,63%. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp có 22 cơ sở kinh doanh và toàn bộ các cơ sở đều nằm ở vị trí đắc địa, trong đó: 13 khách sạn-nhà hàng (được xếp hạng từ 1-3 sao), 4 khu du lịch trong đó có 2 khu du lịch là di tích thắng cảnh cấp quốc gia, 1 thương xá, 1 xí nghiệp vận chuyển du lịch (69 đầu xe), 1 xí nghiệp dịch vụ xây dựng, 1 trung tâm lữ hành và hướng dẫn du lịch. Kết quả hoạt động năm 2006 lỗ 1,4 tỷ đồng. Hiện tại dư luận báo chí phản ảnh rất nhiều về tình hình cổ


phần hóa của doanh nghiệp này, vì tài sản của nhà nước quá lớn nhưng lại rơi vào tay tư nhân làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước, và UBND tỉnh phải thành lập đoàn thanh tra để thanh tra về quá trình tiến hành các thủ tục cổ phần hóa.

+ Công ty Dịch vụ Du lịch thanh niên Đà Lạt (doanh nghiệp quản lý và kinh doanh Khu du lịch Thung lũng Tình Yêu), giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp 12,2 tỷ (trong đó giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 6.226 triệu đồng; giá trị quyền sử dụng đất kinh doanh phi nông nghiệp đối với phần diện tích đất xây dựng văn phòng, nhà làm việc và diện tích xây dựng khu vui chơi giải trí là 6.872 m2 doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách tỉnh sau cổ phần hoá 5.562 triệu đồng; phần diện tích còn lại và diện tích rừng cảnh quan thực hiện thuê đất theo qui

định). Vốn điều lệ khi chuyển thành công ty cổ phần 12 tỷ đồng, cơ cấu vốn: cổ phần vốn nhà nước tại công ty chiếm 40%, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 3,48%, cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược chiếm 12%, cổ phần bán đấu giá 534.200 cổ phần chiếm 44,52%. Kết quả bán đấu giá cổ phần vào ngày 19/5/2007 gồm 4 nhà đầu tư đấu giá trúng 534.200 cổ phần thành tiền 43,2586 tỷ đồng (bình quân 80.978 đồng/cổ phần, giá sàn 13.000 đồng cổ phần); 3 nhà đầu tư đã nộp tiền mua cổ phần đấu giá trúng 424.200 cổ phần thành tiền 32,5786 tỷ đồng (bình quân 78.654 đồng/cổ phần); tiền đặt cọc thu được do nhà đầu tư đấu giá trúng nhưng từ chối mua (120.000 cổ phần, giá 89.000 đồng/cổ phần) là 156 triệu đồng. Như vậy việc tổ chức bán đấu giá cổ phần đã đem lại giá trị thật của doanh nghiệp rất lớn, chỉ tính việc bán đấu giá 35,4% cổ phần của doanh nghiệp đã thu được 32,57 tỷ đồng, nếu giả sử bán đấu giá 100% cổ phần theo giá bình quân trúng thầu thì giá trị thực của doanh nghiệp sẽ là 94,385 tỷ đồng. Đây là nội dung mà các cơ quan QLNN cần xem xét để so sánh việc cổ phần hóa Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt thì tài sản nhà nước bị thất thoát trong định giá tài sản doanh nghiệp.

* Tổ chức quản lý hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch

Đến cuối năm 2007 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 2.300 doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực (2.173 doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, 24 DNNN, 103 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó có


563 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch. Đóng góp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần thu quan trọng của ngân sách tỉnh, ví dụ năm 2007 thu thuế của hệ thống doanh nghiệp này được 587,3 tỷ đồng tăng 45,6% so với năm 2006 và chiếm tỉ lệ 70,1% (tỉ lệ này của năm 2006 là 60,5%) thuế thu được của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời có xu thế ngay càng tăng mạnh. Những vấn đề mà tỉnh quan tâm quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch đó là đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng cao theo nhu cầu của du khách; đảm bảo ổn định giá cả trong mùa cao điểm của du lịch hàng năm như các dịp lễ hội, hè, tết; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo môi trường trong khai thác du lịch; đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Những khó khăn trong quản lý hệ thống doanh nghiệp thường gặp đó là:

- Đối với hệ thống doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch trong thực tế chưa thống kê được chính xác đóng góp cho ngân sách hàng năm là bao nhiêu, bởi hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề và loại hình hoạt động nào chủ yếu thì tính doanh thu và thuế chung cho lĩnh vực ngành nghề đó (chưa tách riêng phần thuế cho từng ngành nghề trong cùng một doanh nghiệp), do vậy chưa đánh giá được chính xác mức đóng góp của hệ thống doanh nghiệp này. Theo kết quả suy rộng điều tra cá thể 01/10/2006 của Cục Thống kê thì trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 5.295 cơ sở kinh doanh khách sạn-nhà hàng (trong đó có 244 doanh nghiệp) trong đó có 2.614 cơ sở có đăng ký kinh doanh chiếm tỷ lệ 49,37%, có 2.774 cơ sở có nộp thuế VAT chiếm tỷ lệ 52,4% so với tổng số cơ sở. Số cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và chưa nộp thuế VAT chiếm tỉ lệ 50,63% và 47,6% như vậy thực tế số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống không chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn khá lớn. Đây chính là yếu tố tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự xã hội, thu ngân sách

- Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mở văn phòng, không có địa chỉ cụ thể (kiểu doanh nghiệp “ma”) nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu.


2.2.3.6. Điều hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Trên địa bàn tỉnh đã có các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch như Trường Đại học Đà Lạt có Khoa du lịch đào tạo ngành kinh tế du lịch bậc đại học, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng có khoa trung cấp du lịch, Trường Kỹ thuật Đà Lạt (nay là Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt) có khoa đào tạo nghề du lịch; tháng 9/2006 Tổng cục Du lịch đã thành lập Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Đà Lạt và hiện nay đang chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện giảng dạy và học tập để tuyển sinh từ năm học 2008-2009. Với hệ thống cơ sở đào tạo hiện có, nếu tổ chức quản lý phù hợp sẽ đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch không những của tỉnh Lâm Đồng mà cho cả các tỉnh lân cận trong khu vực.

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành các quyết định về chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, công chức, công nhân viên trong tỉnh như Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000 quy định tạm thời về trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức đi học; Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 về việc hỗ trợ đào tạo nghề do các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng.

Bảng 2.10. Nguồn lao động du lịch tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị tính: Người


Lao động

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số (1)

9.699

14.393

14.385

15.786

18.201

19.511

Lao động Khách sạn-Nhà hàng (1)

5.421

7.999

7.656

8.374

9.843

10.318

% lao động KS-NH qua đào tạo (2)

18,5

20,5

23,8

26,3

30,7

38,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 14

Nguồn: (1) Niên giám Thống kê Lâm Đồng năm 2006

(2) Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng

Về bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, kể từ năm 2003 đến nay, ngành du lịch Lâm Đồng đã liên kết với Trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu và các cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Đà Lạt tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, nghiệp vụ quản lý và phục vụ khách sạn-nhà hàng, vận chuyển du lịchCụ thể là: mở 3 lớp nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn với số lượng học viên tham gia 223 người; lớp nghiệp vụ nhiếp ảnh cho 180 người; 2 lớp nghiệp vụ vận chuyển khách


du lịch cho 11 doanh nghiệp lữ hành - vận chuyển, với 270 người tham gia; lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý du lịch cho 71 cán bộ, công chức làm việc trong ngành du lịch của tỉnh; bồi dưỡng kiến thức quản lý cho 85 cán bộ quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịchNgành du lịch đã chuẩn bị tương đối chu đáo về kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn; chương trình, nội dung và thời gian tổ chức các lớp học phù hợp với từng loại đối tượng do đó chất lượng các lớp học đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, trang bị cho học viên nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ, thông qua đó giúp học viên từng bước nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ khách. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đánh giá rất cao việc tổ chức các lớp học nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp gởi cán bộ, nhân viên đi học để tiếp cận được với phương pháp quản lý mới, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về phía Nhà nước và doanh nghiệp đều chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nhân lực du lịch dẫn đến chất lượng phục vụ còn thấp, không thể hiện được tính chuyên nghiệp và hiệu quả thực sự của các sản phẩm du lịch và dịch vụ. Đối với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ buồng, phòng, lễ tântrong thời gian qua chỉ mang tính giải pháp tình thế, đối tượng người học hầu hết là làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hầu như chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ du lịch; nhưng với thời gian tổ chức các lớp học không dài, số lớp học không nhiều do đó việc học viên tiếp thu và áp dụng ngay trong công việc cụ thể của mình tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhiều người tham gia. Đây là vấn đề mà ngành du lịch cùng Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng cần xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ luân phiên, định kỳ để cho nhiều người được tham gia học và người học cập nhật được kiến thức một cách có hệ thống từ thấp đến cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và cho ngành du lịch nói riêng của Lâm Đồng có nhiều cố gắng, nhiều cán bộ, học sinh đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ; công tác cử tuyển đào tạo con em vùng ĐBDTTS, con em gia đình chính sách đã có bước tiến bộ rõ nét. Các chính sách hỗ


trợ đào tạo đã được ban hành và thực hiện. Hàng năm có hàng trăm cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp được đào tạo các ngành về kinh tế, kỹ thuật, luật, lý luận chính trị.....; mặt khác đã tiếp nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn cả nước về công tác; các cơ sở đào tạo trong tỉnh hàng năm cũng đào tạo được một đội ngũ lao động nhằm bổ sung, thay thế kịp thời nguồn nhân lực, đáp ứng được phần nào cho yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

Song cũng như nhiều địa phương khác không gần các trung tâm đào tạo lớn gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Bởi lẽ, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp đang làm việc tại Lâm Đồng hầu hết không có điều kiện để học tập nâng cao trình độ phù hợp với nghề nghiệp đang làm, vì các cơ sở đào tạo tại Lâm Đồng không có nhiều ngành nghề cần học; nhiều ngành phải tập trung học tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nộido vậy không khuyến khích được cán bộ, công chức tham gia học tập. Những hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực được thể hiện bởi các vấn đề sau:

- Các chế độ, chính sách khuyến khích cho các bộ, công chức đi học tuy đã có đổi mới, song chưa đóng vai trò quan trọng làm đòn bẫy khuyến khích cho người đi học: không khuyến khích cho những người đi học ngoài tỉnh, đặc biệt là các trường hợp phải đi học xa và đối với các ngành học, bậc học phải thi tuyển; mức thưởng (ưu đãi) không có sức thu hút cho cán bộ, công chức của tỉnh tham gia học tập nâng cao trình độ, cũng như cán bộ có trình độ học vấn cao từ các địa phương khác về công tác tại tỉnh Lâm Đồng. Thí dụ như người có bằng thạc sĩ được thưởng 5 triệu đồng, bằng tiến sĩ 10 triệu đồng - Ngoài ra không có bất kỳ khoản ưu đãi nào khác.

- Không có kế hoạch cụ thể về bố trí sử dụng cán bộ sau khi được đào tạo. Trong thực tế xuất hiện vấn đề cán bộ thuộc diện quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm vào các chức danh hoặc đang giữ các chức danh chủ chốt thì không có điều kiện đi học, hoặc không dám đi học, hoặc không đủ các tiêu chuẩn để tham gia thi tuyển đầu vào và học ở các bậc học cao hơn; những cán bộ, công chức khác có đủ điều kiện để thi

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí