So sánh doanh thu dự báo (trong quy hoạch) với thực tế (bảng 2.7) thì khoảng cách quá xa. Dự báo khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt năm 2005 sẽ chi 130 USD/người/ngày, thực chi chỉ có 79,1 USD.
Rõ ràng chỉ tiêu doanh thu đạt thấp là do chỉ tiêu số lượt khách đến, nhất là khách quốc tế chưa đạt và mức chi tiêu bình quân còn thấp, ngày lưu trú mới đạt 2,3 ngày/người.
- Về định hướng đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch:
Cả 6 loại hình du lịch đều được triển khai, nhưng sản phẩm du lịch mới còn chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong du khách, thiếu sức cạnh tranh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa có khu, điểm du lịch nào thu hút khách tham quan, vui chơi giải trí quá 3 giờ đồng hồ. Đà Lạt là thành phố du lịch lâu đời, có thương hiệu mà chưa có khu vui chơi giải trí nào đáng kể, trung tâm thương mại mua sắm nào là lớn, chưa có hàng hóa đặc sắc thu hút khách. Lâm Đồng đã tổ chức được một số lễ hội lớn như kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Lễ hội sắc hoa Đà Lạt, Festival Hoa, Lễ hội Văn hóa Trà... thu hút được một số khách quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch vẫn đơn điệu, chủ yếu là du lịch tham quan và nghỉ dưỡng. Các sản phẩm khác đã được ghi trong quy hoạch, song do nhiều nguyên nhân vẫn chưa khai thác được. Đặc biệt các sản phẩm du lịch gắn với điều kiện rừng rất đặc sắc của Đà Lạt, các sản phẩm gắn với đời sống văn hóa - xã hội, ngành nghề truyền thống Tây Nguyên còn chậm triển khai.
Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề rừng, nông nghiệp (nhất là hoa Đà Lạt) chưa thực sự gắn với “Du lịch Lâm Đồng”, chưa khai thác được “túi tiền” của du khách.
- Về định hướng tổ chức các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng chọn phát triển 5 loại hình doanh nghiệp. Thực tế hơn 10 năm qua, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú là có sự phát triển mạnh mẽ nhất. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 770 cơ sở lưu trú có đăng ký kinh doanh du lịch với khoảng 12,5 nghìn phòng (ngoài ra còn một số phòng nghỉ các gia đình cho thuê khi đông khách), trong đó có 78 khách sạn đạt tiêu chuẩn sao (1 khách sạn 5 sao, 8 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 29 khách sạn 2 sao, 38 khách sạn 1 sao) với 2.756 phòng. Trong khi kinh doanh lưu trú phát triển vượt qua
số dự báo quy hoạch thì các loại hình doanh nghiệp khác chậm phát triển, đáng chú ý là kinh doanh lữ hành và kinh doanh vui chơi giải trí, dịch vụ.
Việc thực hiện định hướng này rõ ràng có sự lệch lạc. Do sự lệch lạc đó mà tính chủ động của du lịch Lâm Đồng chưa cao. Lâm Đồng “ngồi chờ” đón khách đến, chứ chưa tự đưa khách đến. Liên kết với thành phố Hồ Chí Minh được triển khai khá thuận lợi đã hỗ trợ cho Lâm Đồng trên hướng này. Ngược lại, liên kết của Lâm Đồng với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên lại rất yếu nên các tour du lịch do các doanh nghiệp Lâm Đồng tổ chức từ Đà Lạt ra tuyến biển, hoặc đi theo tuyến ngược Tây Nguyên hầu như không có (nếu có thì do các doanh nghiệp lữ hành thành phố Hồ Chí Minh tổ chức).
Chất lượng kinh doanh lưu trú chưa cao. Nhìn chung chất lượng buồng phòng, chất lượng phục vụ còn thấp. Đa số các doanh nghiệp chỉ có phòng nghỉ, không tổ chức các hoạt động giải trí (mặc dù tỉnh có chủ trương khuyến khích các cơ sở lưu trú tổ chức các hoạt động này).
- Về định hướng tổ chức không gian du lịch: quy hoạch dự định tổ chức 3 cụm du lịch, trong mỗi cụm lại có nhiều khu, điểm du lịch; các điểm du lịch trong tỉnh (và có thể kéo dài ra khỏi tỉnh) kết nối lại thành các tuyến du lịch. Các khu, cụm du lịch đều đã được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng. Nhưng trong tình trạng chung là tiến độ rất chậm, không đưa các cơ sở vào hoạt động được đồng bộ, dẫn tới sự nghèo nàn và chất lượng sản phẩm du lịch không cao.
- Về định hướng đầu tư phát triển: Trong quy hoạch xác định 6 hướng đầu tư chủ yếu, hơn 10 năm qua trên cả 6 hướng đều được triển khai.
+ Đã rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Trong thời kỳ 2001-2007 đã có 9 dự án đường giao thông hoàn thành đưa vào sử dụng (đường xã Lát - đỉnh Langbian vốn đầu tư 6,162 tỷ, đường Cam Ly-Măng Ling vốn đầu tư 17,5 tỷ, đường Hoàng Văn Thụ - sân bay Cam Ly vốn đầu tư 10,3 tỷ, đường vào ga cáp treo Đà Lạt vốn đầu tư 0,627 tỷ, đường Tùng Lâm - xã Lát vốn đầu tư 12 tỷ, đường xã Lát - Suối Vàng vốn đầu tư 17,5 tỷ, đường vòng hồ Tuyền Lâm nhánh trái vốn đầu tư 32 tỷ, đường Dinh 3 - Tuyền Lâm vốn đầu tư 18 tỷ, đường từ thị xã Bảo Lộc vào Khu du lịch thác Đạmb'ri vốn đầu tư 20,65 tỷ đồng).
Đã hoàn thành các quy hoạch trung tâm văn hóa du lịch Langbiang, Khu du lịch Cam Ly - Măng Ling, công viên văn hóa kết hợp vui chơi giải trí đường Bà Huyện Thanh Quan, công viên văn hóa thành phố Đà Lạt... Các dự án mở rộng vườn hoa thành phố, xây dựng quảng trường trung tâm, chỉnh trang thành phố... cũng đang được tiến hành.
+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí tổng hợp lớn, các khách sạn lớn chất lượng cao đạt tiêu chuẩn 4-5 sao đang được triển khai.
Các khu du lịch lớn như Khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm có diện tích quy hoạch 4.860 ha và đã có 32 nhà đầu tư đăng ký với tổng vốn đầu tư khoảng 5.542 tỷ đồng; Khu du lịch hồ thủy điện Đại Ninh có diện tích quy hoạch khoảng 5.000 ha, hiện Công ty cổ phần Vạn Phúc hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng 500 triệu USD; Khu du lịch hồ thủy điện Đa Nhim có diện tích quy hoạch khoảng 3.000 ha, hiện Công ty cổ phần Hương Sen đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng 4.800 tỷ đồng; .... được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt để các nhà đầu tư hoàn thành nhanh các thủ tục để triển khai đầu tư và sớm đưa dự án vào khai thác.
Các khu biệt thự liên hoàn lớn như Hoàng Anh Đà Lạt, Ana Mandara Villa Đà Lạt và các khách sạn Ngọc Lan, Sammi, Sài Gòn - Đà Lạt đạt tiêu chuẩn 4 sao đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động.
+ Về bưu chính viễn thông: Đã có 5 mạng điện thoại di động và cố định, đã mở rộng vùng phủ sóng đến các xã vùng sâu, vùng xa.
Các hướng đầu tư đều đã triển khai, có nhiều kết quả tốt, so với những năm trước thì bộ mặt cơ sở vật chất du lịch đã có nhiều biến đổi lớn. Tuy nhiên, so với tiềm năng, yêu cầu mà cụ thể là quy hoạch thì tiến độ triển khai chậm: Khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm đã triển khai đầu tư hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng trong 32 dự án chỉ mới có 5 dự án khởi công nhưng tiến độ rất chậm. Các khu, điểm du lịch khác cũng trong tình trạng tương tự.
Trải qua hơn 10 năm thực hiện quy hoạch, đánh giá lại công tác định hướng có thể nêu các nhận xét tổng quát sau:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996- 2010 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 762/QĐ-UB ngày
11/7/1996. Đây là một văn bản có tính chất tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn 15 năm đề cập đến: quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, các định hướng phát triển (3 cụm du lịch theo lãnh thổ; 6 loại hình sản phẩm, loại hình du lịch; 5 loại hình kinh doanh). Từ đó, xác định 6 hướng đầu tư phát triển. Đặc biệt, Quyết định số 762/QĐ-UB đưa ra 14 dự án đầu tư trước năm 2000, trong đó có 4 dự án đưa vào khai thác đầy đủ ngay sau năm 2000.
Tuy nhiên, trong khi những hướng đầu tư mới được định hướng khá rõ thì việc quy hoạch, sắp xếp bố trí lại những cái đã có lại mờ nhạt.
Ví dụ, quy hoạch xác định 6 hướng sản phẩm mới. Nhưng sau hơn 10 năm thực hiện, du lịch Đà Lạt về cơ bản vẫn là du lịch nghỉ dưỡng và tham quan cảnh quan thiên nhiên. Suốt hơn 10 năm qua sự đầu tư manh mún, sự trùng lắp dẫn tới hội chứng “na ná” nhau, ở đâu cũng giống ở đâu. Một ngày du khách có thể tham quan cả chục điểm du lịch, mỗi điểm vài ba chục phút là hết chỗ xem, chỗ ngắm. Rất tiếc là từ khi quy hoạch sự chỉnh trang, sắp xếp lại hệ thống nghỉ dưỡng, cảnh quan đã không được quan tâm đúng mức, nên sản phẩm này trở nên nhàm chán, thiếu nét độc đáo khác biệt, tạo sự thu hút.
- Chiến lược, quy hoạch mà quyết định 762/QĐ-UB phê chuẩn được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch rất phong phú của Lâm Đồng, nhưng thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường và cạnh tranh trong ngành du lịch với các nội dung: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm… ; cũng như các lợi thế, các chiến lược phát triển lựa chọn. Vì vậy tất cả các hướng sản phẩm đều triển khai dàn “hàng ngang”, thiếu sự lựa chọn ưu tiên; bước đi thích hợp.
- Giữa các mục tiêu chiến lược xác định và kết quả thực hiện hơn 10 năm qua còn có khoảng cách quá xa. Thực tế đó cho chúng ta thấy:
Một là, các dự báo và tiêu chuẩn định mức để tính toán quy hoạch là chưa chuẩn xác đối với Lâm Đồng. Thí dụ dự báo lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng năm 2005 là 290 nghìn lượt khách (thực hiện 100,7 nghìn), số ngày lưu trú 3,5 ngày (thực tế 2,3 ngày); mức chi tiêu của khách quốc tế ở Lâm Đồng năm 2005 là 130 USD/ngày (thực tế mới đạt 79,1 USD). Đặc biệt dự báo khả năng xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cao nên bố trí một danh mục khá nhiều các công trình dự án lớn hoàn thành trong kỳ quy hoạch. Trên thực tế việc triển khai một dự án không đơn giản. Thí
dụ, Khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm là một dự án thuộc 9 công trình trọng điểm của tỉnh (trong quy hoạch xác định đầu tư trước năm 2000 và khai thác toàn diện sau năm 2000); mặc dù từ năm 2004 đến nay đã thu hút được 32 dự án đầu tư (trong đó có 2 dự án đã hoạt động trước năm 2000 với quy mô nhỏ và nay điều chỉnh tăng quy mô đầu tư) và hầu hết trong số này đã quá hạn theo quy định của tỉnh, đến nay chỉ có 5 dự án được triển khai đầu tư nhưng các chủ đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng. Đây là khu du lịch trọng điểm, nên tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện và áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù riêng nhưng tiến độ vẫn quá chậm.
Hai là, tốc độ xây dựng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án cụ thể rất chậm; các khâu tổ chức thực hiện sau quy hoạch chưa tốt.
Ba là, công tác chỉ đạo thực hiện các định hướng chưa tốt, đặc biệt là chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch.
2.2.2. Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch địa phương
Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; trong giai đoạn 2001-2007, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chính sách về phát triển du lịch trên một số lĩnh vực như sau:
2.2.2.1. Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lâm Đồng
Căn cứ các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của Nhà nước; ngày 16/9/2002, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các văn bản về thu hút đầu tư như Quyết định số 126/2002/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 129/2002/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể là:
- Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài tham gia hợp doanh được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời hạn thực hiện dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; các doanh nghiệp BOT, BTO, BT, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng được miễn thuế trong 8 năm. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất.
- Ưu đãi về đất đai đối với các doanh nghiệp trong nước: Ngoài ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, nhà đầu tư được hưởng thêm ưu đãi của tỉnh về chính sách đất đai: Giảm từ 30-50% tiền thuê đất trong thời gian từ 7-10 năm tiếp theo kể từ khi kết thúc thời gian miễn giảm tiền thuê đất theo quy định đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục A, danh mục dự án gọi vốn đầu tư của tỉnh và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên. Miễn tiền thuê đất trong suốt thời kỳ thực hiện dự án: đối với các dự án đầu tư không thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục A nhưng thuộc danh mục dự án gọi vốn đầu tư của tỉnh và thực hiện tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (theo danh mục C) hoặc danh mục các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của tỉnh; các dự án đầu tư có xây dựng các công trình nhà ở, nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, công trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Giảm từ 50-70% tiền sử dụng đất khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất chuyên dùng đối với các dự án đầu tư vào ngành nghề ưu đãi đầu tư của Nhà nước hoặc của tỉnh phù hợp với quy hoạch (ngoài khu công nghiệp, khu du lịch đã quy hoạch), có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên, đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Về hỗ trợ đào tạo nghề cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và nước ngoài: Nhà đầu tư tự tổ chức đào tạo nghề lần đầu cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng được hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo đối với lao động phổ thông, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề từ bậc 2 trở lên theo dự án đào tạo nghề được cơ quan chức năng phê duyệt. Ngoài ra theo Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh thì doanh nghiệp gởi lao động đi học nghề trong nước với số lượng từ 10 lao động trở lên/năm và thời gian đào tạo từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ kinh phí đào tạo với mức từ 90-200 nghìn đồng/người/tháng tùy theo ngành nghề, thời gian đào tạo và tối đa không quá 24 tháng.
Phải nói việc UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành các quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư là phù hợp với xu thế phát triển, tình hình thu hút đầu tư để phát triển
KT-XH của tỉnh và phù hợp với chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư lúc bấy giờ. Các chính sách ưu đãi đầu tư theo các quyết định nêu trên thực hiện được 3 năm, sau đó Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu tỉnh phải điều chỉnh lại cho phù hợp với quy định hiện hành; do đó UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 Quy d?nh v? co ch? chính sách thu hút d?u tu trên d?a bàn t?nh Lâm é?ng, để thay thế các văn bản đã ban hành về chính sách ưu đãi đầu tư trước đây của tỉnh; nội dung quy định này gồm 9 chương, 42 điều trong đó chủ yếu là liệt kê, hướng dẫn, vận dụng cụ thể các quy định hiện hành của Nhà nước về các chính sách ưu đãi đầu tư; tỉnh Lâm Đồng không đề ra thêm chính sách ưu đãi đầu tư nào ngoài chính sách chung của Nhà nước. Ngày 29/12/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1387/2005/QĐ-TTg về xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành; tại quyết định này có 32 tỉnh, thành phố ban hành các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật; đồng thời yêu cầu nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc tham mưu, soạn thảo, thẩm định, trình thông qua, ký và ban hành văn bản có quy định về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư trái pháp luật trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, hiện nay tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư để thay thế các quy định trước đây nhưng cũng chỉ áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước chứ không đưa ra ưu đãi nào thêm ngoài quy định.
Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy KT-XH phát triển; đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương coi công tác thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình để xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện, do đó đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thời kỳ 2001-2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.415 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991- 2000; trong đó vốn ngân sách nhà nước khoảng 42,9%, vốn của DNNN và doanh dân khoảng 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 10,4%.
Thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển KT-XH nói chung và du lịch nói riêng có xu hướng ngày càng tăng mạnh, chất lượng đầu tư ngày càng được nâng lên; những năm trước đây đầu tư theo diện rộng thì trong thời gian gần đây quan tâm đến đầu tư chiều sâu. Trong 2 năm (2006-2007), tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.850 tỷ đồng, bằng 94% so với cả giai đoạn 2001-2005. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch đáng kể ngày càng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đã tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ để phát triển du lịch.
Bảng 2.8. Cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế
ĐVT | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng vốn đầu tư toàn XH | Tỷ đồng | 1.213 | 1.307 | 1.485 | 2.234 | 3.176 | 3.750 | 5.100 |
Tỉ lệ so với GDP (Giá HH) | % | 38,8 | 35,6 | 34,0 | 40,4 | 44,3 | 40,6 | 43,8 |
Cơ cấu đầu tư | % | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
- Nông, lâm, thuỷ sản | % | 37,0 | 27,9 | 33,1 | 34,0 | 32,7 | 32,0 | 31,2 |
- Công nghiệp | % | 13,3 | 13,0 | 13,5 | 28,0 | 29,1 | 28,3 | 28,0 |
- Dịch vụ và hạ tầng | % | 49,7 | 50,1 | 53,4 | 38,0 | 38,2 | 39,7 | 40,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Ở Địa Phương
- Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 9
- Những Nội Dung Chủ Yếu Của Chiến Lược, Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Giai Đoạn 1996 - 2010
- Chính Sách Tài Chính, Tín Dụng, Giá Cả Đối Với Phát Triển Du Lịch
- Điều Hành Về Đầu Tư Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Du Lịch
- Điều Hành Sắp Xếp Các Dnnn Và Hệ Thống Doanh Nghiệp Du Lịch
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Lâm Đồng
Trong thời gian 5 năm (2003-2007), nhất là từ sau khi tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp tác toàn diện về phát triển KT-XH; tỉnh đã thu hút được 399 dự án đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có 151 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, điều này chứng tỏ các cơ chế chính sách của tỉnh Lâm Đồng được ban hành trong thời gian qua đã thực sự thu hút và được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Các dự án đầu tư đã góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh; phù hợp định hướng phát triển KT-XH và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều dự án đã được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động, tạo điều kiện tốt cho phát triển hạ tầng KT-XH, bộ mặt KT-XH của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Tuy đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách thu hút đầu tư nhưng trong thực tế môi trường đầu tư ở Lâm Đồng chưa phải là thông thoáng, thuận lợi. Theo báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI, số 12 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2007 của Việt