Điều Tra Thu Thập Số Liệu Qlnn Về Đất Đai Của Cqq Tây Hồ


a. Về giao thông: Những năm gần đây, trung ương, thành phố và quận đã chú trọng đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường mới, tuyến đường quanh Hồ Tây. Nhưng, giao thông nhiều nơi còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đặc biệt là ở các phường vốn là các xã của huyện Từ Liêm và khu vực ở bên ngoài đê sông Hồng. Tuy giao thông đã đã tạo ra những điều kiện cho phát triển KT- XH của quận, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nhất là các ngành dịch vụ. Hiện tại tổng chiều dài đường các loại do CQQ quản lý là 89,128 km, được mô tả chi tiết tại (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Hệ thống giao thông tại quận

Đơn vị tính: Km


Kết cấu đường

Chiều dài

Thảm bê tông át phan

25,000

Nhựa

3,917

Đá dăm

0,410

Bê tông

43,936

Gạch

61,350

Đất

9,730

Tổng số

89,128

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ - 10

Nguồn: phòng TN & MT quận Tây Hồ- Tính đến 1/12/2006


Kể từ khi thành lập, quận đã đầu tư cải tạo hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực, nâng cấp được 139.150m2 đường bê tông nội bộ của quận. Đường bê tông chiếm tỷ lệ cao (khoảng 49,3 % tổng số đường do quận quản lý). Tuy nhiên, đường đất còn chiếm tỷ lệ khá cao (xấp xỉ 11 %).


b. Hệ thống điện: Các phường trên địa bàn quận đều có trạm biến áp, trước mắt về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện hiện tại của nhân dân. Trong các năm tới, giai đoạn 2005- 2010 nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng mạnh đòi hỏi ngành điện phải được sự đầu tư nhiều hơn mới có khả năng đáp ứng được cho nhân dân và các đơn vị trong quận.

c. Về cấp thoát nước: Nhìn chung hệ thống cấp thoát nước đã được đầu tư xây dựng, nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Các phường trong quận chưa giải quyết được vấn đề cấp nước. Đặc biệt việc thoát nước chủ yếu đổ ra các hồ nên đã làm tăng sự ô nhiễm, làm giảm sức hấp dẫn đối với các hoạt động dịch vụ khai thác các hồ trong quận.

d. Về sự phát triển của các ngành: Kinh tế của quận vẫn còn mang dáng dấp của các huyện ngoại thành. Trên địa bàn quận không có những cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chỉ có một số đơn vị sản xuất công nghiệp cỡ trung bình và nhỏ. Trong cơ cấu giá trị sản xuất kinh doanh của quận, công nghiệp chiếm từ 10,7% năm 2001 tăng lên 21,3% năm 2006. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù có xu hướng giảm (từ 27,2% năm 2001 giảm xuống còn 19,8% năm 2006). Dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, nhưng các hoạt động dịch vụ đặc trưng của quận nội thành chưa bộc lộ rõ, chủ yếu các hoạt động dịch vụ dưới dạng kinh doanh cá thể, quy mô nhỏ, phản ánh bộ mặt kinh tế của quận đang trong quá trình đô thị hoá, kinh tế chưa thật sự phát triển. Khả năng phát triển dịch vụ còn rất lớn, bởi vì tuy tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung lớn, nhưng tỷ trọng đó chưa phản ánh mức độ khai thác các tiềm năng về phát triển dịch vụ.

2.2. Điều tra thu thập số liệu QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu QLNN về đất đai của CQQ

1. Số liệu thứ cấp: (i) Luận án thu thập từ các báo cáo tổng kết của các cơ quan QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương; các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về các sự kiện có tính chất điển hình trong QLĐĐ


nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm QLNN về đất đai cho CQQ Tây Hồ; (ii) Luận án thu thập số liệu thông qua báo cáo tổng hợp của các phòng ban chức năng, UBND phường thuộc quận Tây Hồ thời gian từ năm 2002 đến nay làm cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về đất đai của CQQ.

2. Số liệu sơ cấp: (i) Luận án sử dụng phiếu hỏi nhằm điều tra các thông tin liên quan đến QLNN về đất đai của CQQ từ các đối tượng SDĐ (Bảng 2.5). Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 [26]; (ii) Luận án thực hiện 10 cuộc phỏng vấn theo dàn bài được chuẩn bị tại phụ lục 02 đối với những công chức trực tiếp QLNN về đất đai tại UBND quận và phường.

Thời gian điều tra và phỏng vấn tiến hành trong 2 tháng, từ giữa tháng 4

đến cuối tháng 5 năm 2006, chi tiết tại (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Mô tả điều tra nghiên cứu bằng phiếu hỏi


Bước

Dạng

Phương pháp

Kỹ thuật

Thời gian

1

Sơ bộ 1

Khảo sát

Thảo luận tay đôi n = 5- 10

15/4/2006

2

Sơ bộ 2

Hiệu chỉnh

Phiếu điều tra sơ bộ n = 10- 15

5/5/2006 –

10/5/2006

3

Chính thức

Định lượng

Phiếu điều tra trực tiếp n =100- 200

15/5/2006 –

30/5/2006


Đối tượng điều tra: (i) thực hiện 160 phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể ý kiến của người trả lời được thiết kế theo thang điểm từ 1 đến 7, với mức ý nghĩa: 1 = Rất không đồng ý; 2 = Đồng ý rất thấp; 3 = Đồng ý thấp; 4 = Đồng ý; 5 = Đồng ý cao vừa; 6 = Đồng ý cao; 7 = Rất đồng ý, (theo phiếu điều tra tại phụ lục 03), với các đối tượng là gia đình và hộ cá nhân SDĐ tại 8 phường. Đối tượng được phân thành 2 nhóm theo tiêu thức thời gian định cư


tại quận trước và sau năm 1995 (năm thành lập quận). Vì các lý do: những hộ định cư trước thời điểm thành lập quận phần lớn là sống lâu năm tại quận và làm các nghề truyền thống như trồng đào quất, cây cảnh trình độ văn hoá thường không cao; các hộ định cư sau thời điểm thành lập quận thường từ nhiều nơi khác nhau, có thu nhập và trình độ văn hoá cao hơn đối tượng đã nêu; (ii) thực hiện 60 phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể được thiết kế theo thang điểm từ 1 đến 7, với mức ý nghĩa: 1 = Rất không đồng ý; 2 = Đồng ý rất thấp; 3 = Đồng ý thấp; 4 = Đồng ý; 5 = Đồng ý cao vừa; 6 = Đồng ý cao; 7 = Rất đồng ý, (theo phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục 05) với các đối tượng SDĐ là tổ chức, DN phân thành 2 nhóm theo tiêu thức có và không tham gia hoạt động kinh doanh BĐS; (iii) phỏng vấn trực tiếp 10 cuộc theo nội dung được chuẩn bị trước đối với các công chức QLNN về đất đai với thời lượng từ 30 đến 45 phút (theo mẫu phỏng vấn tại phụ lục 02). Quy trình điều tra, phỏng vấn được chia thành 3 bước được mô tả tại (Hình 2.2).

Bước 1, thực hiện nghiên cứu sơ bộ khảo sát được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi (n = 5.. 10), để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên những nền tảng của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ là một bảng câu hỏi và dàn bài phỏng vấn trực tiếp về hành vi quản lý và SDĐ và mức độ nhận biết đối với QLNN về đất đai.

Bước 2, sẽ tiến hành thêm một nghiên cứu sơ bộ nhằm kiểm tra hiệu chỉnh. Tại lần này sẽ sử dụng phiếu hỏi thử trực tiếp khoảng 10...15 người, nhằm xác lập tính logic của bảng câu hỏi hay để loại bớt những biến bị xem là thứ yếu và không đáng quan tâm.

Bước 3, đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, với kỹ thuật thu thập dữ liệu phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp nhưng theo những dàn bài đã được hiệu chỉnh. Sau khi thực hiện cho kết quả điều tra thô về QLNN về đất đai tại quận Tây Hồ. Các dữ liệu thu thập này sẽ được xử lý làm sạch bằng phần mềm


Dàn bài thảo luận tay đôi Phiếu câu hỏi dự kiến

Hiệu chỉnh

SPSS 13.0. Kết quả sau xử lý được dùng để phân tích và đánh giá QLNN về đất đai của quận Tây Hồ.


Cơ sơ lý luận đối với quản lý NN về đất

Quận Tây Hồ


Thu thập & Xử lý: Thống kê mô tả; Phân tích khác biệt

Báo cáo kết quả điều tra.


Phỏng vấn trực tiếp; Phiếu câu hỏi điều tra

Nguồn: Tác giả 2006


Hình 2.2. Quy trình điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn tại quận

2.2.2. Kết quả thu thập số liệu QLNN về đất đai của chính quyền quận

Kết quả điều tra chính thức Luận án thu được 142 phiếu điều tra đối với các HGĐ & CN (tỷ lệ: 142/160); 48 phiếu đối với DN (tỷ lệ: 48/60); 10 ghi chép các ý kiến của công chức QLNN về đất đai. Kết quả điều tra phiếu hỏi đối các HGĐ & CN chi tiết tại Phụ lục 04; doanh nghiệp SDĐ tại Phụ lục 06; ghi chép chính về nội dung phỏng vấn tại phụ lục 02. Báo cáo tóm tắt nội dung điều tra sau khi đã qua xử lý bằng SPSS 13.0 gồm: (i) kết quả đối với


HGĐ & CN được thể hiện tại (Bảng 2.6) và mô tả tại (Hình 2.3); (ii) kết quả đối với DN được thể hiện tại (Bảng 2.7) và mô tả tại (Hình 2.4).

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra đối với hộ gia đình và cá nhân


Định cư

Tần suất

Phần

trăm (%)

Phần trăm

hợp lệ (%)

Phần trăm

cộng dồn (%)

Trước 1996

38

26,8

26,8

26,8

Năm 1996

6

4,2

4,2

31,0

Sau 1996

50

35,2

35,2

66,2

Khuyết năm

48

33,8

33,8

100,0

Tổng số

142

100,0

100,0



Định cư trước và sau năm 1996


Sau 1996

Năm 1996

Trước 1996 Khuyết năm


sau 1996


truoc 1996

999

dinh cu truoc va sau 1996

Nguồn: Số liệu điều tra, tác giả 2007


Hình 2.3. Mô tả kết quả điều tra đối hộ gia đình và cá nhân


Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả điều tra đối với doanh nghiệp


Tham gia kinh doanh BĐS

Tần suất

Phần trăm (%)

Phần

trăm hợp lệ (%)

Phần trăm cộng dồn (%)

Không

25

52,1

58,1

58,1

18

37,5

41,9

100,0

Tổng số

43

89,6

100,0


Khuyết năm

5

10,4



Tổng số

48

100,0





Có Tham gia KDBĐS

Không tham gia KDBDS Khuyết năm


Nguồn: Số liệu điều tra, tác giả 2007


Hình 2.4. Mô tả kết quả điều tra đối với doanh nghiệp

Kết quả điều tra sau khi được phân tích hàm hồi quy tuyến tính theo chương trình xử lý số liệu điều tra SPSS 13.0 cho thấy mối liên hệ chủ yếu


giữa các biến đối với việc đánh giá QLNN về đất đai của quận Tây Hồ cho kết quả như sau (với mức ý nghĩa <= 5%):

a. Đối với doanh nghiệp:)

Y = 4,954- 0,605 X1 + 0,319 X2 (2.1)

Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc “đánh giá việc thực hiện QLNN về đất đai hiện nay của CQQ Tây Hồ”.

- X1 là biến độc lập “ các tranh chấp giải quyết khiếu kiện kéo dài do công tác giải quyết của chính quyền cơ sở chưa tốt”.

- X2 là biến độc lập “ quy hoạch SDĐ chi tiết phường là rất cần thiết với đơn vị”.

Chi tiết theo (Bảng 2.8) dưới đây:

Bảng 2.8. Mô tả mối quan hệ giữa các biến và QLNN về đất đai của CCQ dưới góc độ doanh nghiệp


Modal

Hệsốdựđoán không chuẩn hoá

Hệsốdự đoánchuẩn

hoá


T


Sig

B

độ lệch

Beta

Q32.các tranh chấp khiếu

5,191

1,035

-0,432

5,018

0,000

kiện đất đai do công tác

-0,372

0,162


-2,299

0,031

giải quyết của chính quyền






cơ sở chưa tốt






Q32.các tranh chấp khiếu

4,954

0,772

-0,703

6,417

0,000

kiện đất đai do công tác






giải quyết của chính quyền

-0,605

0,131


-4,01

0,000

cơ sở chưa tốt






Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 31/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí