Sáu là, CQQ cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, SDĐ không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống để đấu thầu, đấu giá cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả hơn.
Tóm lại: Sau khi xem xét một số hoạt động quản lý và vụ việc tiêu cực đã xẩy ra, những mặt đạt được và tồn tại trong QLNN về đất đai của một số quận tại 3 thành phố nhất lớn của Việt Nam. Qua đó đó có thể đưa ra những kinh nghiệm hữu ích mà QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ cần học tập hoặc tránh lập lại, nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ được thành lập theo Nghị định 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ, có 8 đơn vị hành chính cấp phường hình thành trên cơ sở tách 3 phường thuộc quận Ba Đình (Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê) và 5 xã thuộc huyện Từ Liêm (Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La). So với các quận khác của thành phố, Tây Hồ có những yếu tố tiềm năng thuận lợi cho phát triển KT- XH.
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ nằm ở khu vực cửa ngõ phía tây bắc của thành phố Hà Nội, phía nam giáp quận Ba đình. Từ đông bắc xuống đông nam dọc theo sông Hồng, giáp huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm. Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy. Hồ Tây với diện tích trên 550 ha mặt nước nằm trọn trong địa bàn quận, tạo cảnh quan đẹp, tiềm năng phát triển du lịch, văn hoá thể thao, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của Thủ đô. Như vậy, về vị trí địa lý, quận Tây Hồ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT- XH, đặc biệt là thương mại, du lịch, dịch vụ.
2.1.2. Cảnh quan và di tích lịch sử
Quận Tây Hồ nổi bật với Hồ Tây- lá phổi của thành phố, là một trong những hồ đẹp nhất của Hà Nội và cả nước, một lợi thế và ưu đãi của thiên nhiên đối với quận. Với một quần thể các di tích lịch sử xung quanh, Hồ Tây giữ một vị trí thật đặc biệt, gồm 61 di tích trong đó có 15 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Trên toàn thành phố thì Tây Hồ là quận "trung tâm" của các di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích tuổi đời hàng trăm nghìn năm. Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc tới Hồ Tây với Chùa Trấn Quốc (từ Năm
544- 548) có giá trị nghệ thuật kiến trúc với pho tượng Phật niết bàn thép vàng, hay chùa Kim Liên được xây dựng từ thế kỷ XVII, hay Phủ Tây Hồ với ngày lễ hội 15 tháng 1 hàng năm. Với những truyền thuyết dã sử và chính sử, những di tích lịch sử này đã trở thành một nét riêng độc đáo thu hút khách du lịch trong cả nước và quốc tế đến quận Tây Hồ. Trong tương lai quận Tây Hồ sẽ trở thành một trung tâm văn hoá, du lịch của Thủ đô, chính vì vậy, bên cạnh vẻ đẹp văn minh, hiện đại cần giữ gìn hồi ức quá khứ, con người cảnh vật tạo nên một nét đẹp riêng của Tây Hồ mà không phải nơi nào cũng có được.
Tuy nhiên, do xây dựng từ lâu đời nên một số di tích đang trong tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng, cần có sự tôn tạo để giữ gìn truyền thống lịch sử văn hoá. Không những thế, hiện tượng lấn chiếm đất đai ở một số di tích làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan đình chùa, cùng với quá trình đô thị hoá, Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường do ảnh hưởng của tệ lấn chiếm hồ, tình trạng xây dựng không theo quy hoạch, không phép và trái phép, tệ xả chất thải xuống sông hồ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì các nguy cơ phá vỡ cảnh quan môi trường và gây ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng tăng, sông hồ sẽ dần bị thu hẹp lại và bị ô nhiễm nặng như vậy những lợi thế sẽ chuyển dịch thành bất lợi thế.
2.1.3. Đất đai
Tây Hồ là quận đứng đầu trong số 7 quận nội thành Hà Nội về diện tích đất tự nhiên. Quận Tây Hồ có 2.401 ha trong tổng số 8.430 ha (chiếm 28,48% diện tích của các quận nội thành). Do được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng nên đất đai của quận có chiều hướng được nâng cao cùng với địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình đô thị. Diện tích đất đai của quận, chi tiết tại (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất của quận
Đơn vị tính: m2
Diện tích | Tỷ lệ % | |
Đất nông nghiệp | 9.963.811 | 36,59 % |
Đất phi nông nghiệp | 11.012.514 | 38,04 % |
Đất chưa sử dụng | 6.090.430 | 25,37 % |
Tổng số | 24.000.096 | 100 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Giao Đất, Cho Thuê, Thu Hồi Và Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Quản Lý Và Phát Triển Thị Trường Bđs Và Dịch Vụ Công Về Đất Đai
- Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Đánh Giá Qlnn Về Đất Đai Của Cqq
- Điều Tra Thu Thập Số Liệu Qlnn Về Đất Đai Của Cqq Tây Hồ
- Mô Tả Mối Quan Hệ Giữa Các Biến Và Qlnn Về Đất Đai Của Cqq Dưới Góc Độ Hộ Gia Đình Và Cá Nhân
- Trình Độ Công Chức Thực Hiện Qlnn Về Đất Đai Của Quận
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng TN & MT quận Tây Hồ- Tính đến 1/12/2006 Đất nông nghiệp chiếm 36,59%, trong đó diện tích tương đối lớn trồng quất (19,3 ha) và hoa cây cảnh (124,6 ha), một nghề truyền thống của người dân Tây Hồ với giá trị kinh tế khá cao. Đây là quỹ đất cho phát triển nông nghiệp đô thị với những nét đặc trưng của nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, là nguồn lực cho phát triển" phố vườn", nhà vườn, phục vụ cho du lịch, dịch vụ, kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế du lịch tạo nên nét độc đáo tinh tế mà các quận khác không có được. Tuy nhiên, thực tế diện tích đất nông nghiệp chưa chính thức giao cho người nông dân nên vấn đề SDĐ chưa đạt hiệu quả cao, người nông dân không yên tâm đầu tư, do đó ngành nghề truyền thống đang dần dần bị mất đi. Hơn nữa, ở một số phường như Xuân La, Phú Thượng diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng do đất trũng, khó có khả năng trồng các loại cây cao cấp, hiện tại chủ yếu là trồng lúa với năng suất và hiệu quả rất thấp (riêng ở Xuân La, diện tích đất trồng lúa lên tới 47 ha, Phú Thượng 60 ha). Nếu như diện tích đất này được chuyển đổi mục đích sử dụng hay có phương hướng chuyển đổi cây trồng thì vừa nâng cao đời sống của người dân, vừa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của quận. Quỹ đất chưa sử dụng của toàn quận lên tới 6.090.430 m2 trong đó 1.096.620 m2 là đất chưa sử dụng và
266.804 m2 có mặt nước chưa sử dụng, chi tiết tại (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Diện tích đất chưa sử dụng chia theo đơn vị hành chính
Đơn vị tính: m2
Diện tích đất chưa sử dụng | Đất bằng chưa sử dụng | Đất có mặt nước chưa sử dụng | Đất chưa sử dụng khác | |
Yên Phụ | 169.424 | 8.528 | 7.504 | 0 |
Thuỵ Khê | 0 | 0 | 0 | 0 |
Bưởi | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhật Tân | 128.175 | 0 | 32.872 | 86.887 |
Quảng An | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tứ Liên | 2.592.015 | 122.508 | 1.33.084 | 0 |
Xuân La | 6.894 | 0 | 6.894 | 0 |
Phú Thượng | 2.040.248 | 965.594 | 96.450 | 0 |
Tổng số | 6.094.240 | 1.096.620 | 266804 | 86.887 |
Nguồn: Phòng TN & MT quận Tây Hồ- Tính đến 1/12/2006 Với 965.594 m2 đất bằng, phường Phú Thượng là Phường duy nhất của quận trong số 7 quận nội thành có diện tích chưa sử dụng rất lớn. Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu SDĐ ở mọi lĩnh vực đều rất lớn, đặc biệt là trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhu cầu cho những dự án liên doanh với nước ngoài đồng thời cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm cơ cấu SDĐ
biến động liên tục. Từ khi thành lập quận tới nay diện tích đất nông nghiệp giảm đi 1.899.162 m2. Đây là sự biến động lớn nhất trong các loại đất đã và đang được triển khai trên địa bàn quận đã dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, được thể hiện tại (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Biến động cơ cấu đất đai tại quận
Đơn vị tính: m2
Diện tích năm 1996 | Diện tích năm 2006 | Tăng (+) Giảm (-) | |
Tổng diện tích | 23.937.842 | 24.008.096 | -70.254 |
I. Đất nông nghiệp | 11.862.973 | 9.963.811 | -1.899.162 |
1. Đất trồng cây hàng năm | 5.652.005 | 4.971.077 | -480.928 |
- Đất ruộng lúa, màu | 2.146.317 | 1.652.222 | -394.095 |
- Đất trồng cây hàng năm khác | 3.505.688 | 3.318.855 | -186.833 |
2. Đất vườn tạp | 34.781 | 282.655 | -245.974 |
3. Đất trồng cây lâu năm | -384.069 | ||
4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản | 6.176.187 | 5.931.502 | -244.685 |
II. Đất phi nông nghiệp | 6.331.203 | 6.011.778 | -5.320.803 |
1. Đất Xây dựng | 1.203.807 | 3.804.661 | -194.028 |
2. Đất giao thông | 1.040.799 | 1.113.224 | -72.425 |
3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng | 492.988 | 610.357 | -117.369 |
4. Đất di tích lịch sử văn hoá | 68.344 | 104.187 | -35.843 |
5. Đất an ninh quốc phòng | 214.167 | 237.595 | -23.425 |
6. Đất khai thác khoáng sản | |||
7. Đất làm nguyên vật liệu XD | 25.193 | 95.000 | + 69.807 |
8. Đất nghĩa trang nghĩa địa | 92.803 | 159.115 | -11.921 |
9. Đất chuyên dùng khác | 87.351 | -5.452 |
3.054.908 | 2.927.771 | -127.137 | |
11. Đất ở đô thị | 3.054.938 | 2.927.117 | -127.137 |
III. Đất chưa sử dụng | 5.734.666 | 6.090.430 | -355.764 |
1. Đất bằng chưa sử dụng | 146.621 | 1.096.430 | + 949.999 |
2. Đất có mặt nước chưa SD | 171.832 | 266.804 | -94.972 |
3. Sông mương thoát nước | 5.381.129 | 4.640.119 | -741.010 |
4. Đất chưa sử dụng khác | 35.084 | 86.887 | -51.803 |
Nguồn: Phòng TN & MT quận Tây Hồ- Tính đến 1/12/2006 Mặt khác trong tổng số khoảng 560 ha đất canh tác của các phường (trừ diện tích Hồ Tây) thì 430 ha là vùng trong đê chính sông Hồng và 130 ha là vùng ngoài bãi (ngoài đê chính sông Hồng). Vùng bãi này được hình thành do phù sa giữa dòng nước chảy mạnh mang theo những hạt cát lắng đọng ở giữa dòng hay ven sông nên hàng năm nước ngập, bãi cát được bồi thêm hoặc bị cuốn đi do có địa hình địa mạo luôn bị thay đổi. Đặc biệt năm 1998 nước lũ sông Hồng đã gây sạt lở bãi bồi làm mất đi hàng chục héc ta đất nông nghiệp của các phường Tứ Liên, nhật Tân, Phú Thượng. Được phù sa bồi đắp hàng năm nên 130 ha ngoài bãi có độ màu mỡ cao. Thích hợp cho trồng trọt, do đó tuy không được sử dụng trọn vẹn cả 12 tháng trong năm nhưng hiệu quả sử
dụng của diện tích đất này rất lớn.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, người dân Tây Hồ đã chuyển một phần đất ở sang làm đất kinh tế, chủ yếu trồng các loại đào, quất, hoa cây cảnh xen lẫn các khu dân cư. Chính điều này làm cho Tây Hồ có dáng dấp "phố vườn", một nét đẹp độc đáo của quận. Diện tích đất chưa sử dụng sẽ biến động không nhiều do phần lớn diện tích này là cồn cát và đất sông. Đất đai là lợi thế của quận trong phát triển các ngành, lĩnh vực, kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, sinh thái và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đất
đai là một nguồn lực quý giá cố định, tài sản và là nguồn vốn phát triển của quận có giới hạn nên cần phải sử dụng lợi thế này một cách hiệu quả.
2.1.4. Dân số và lao động
Quận Tây Hồ được thành lập trên 10 năm nên dân số và lao động của quận cũng mang tính đặc trưng của đơn vị hành chính đang trong quá trình đô thị hoá. Tổng số dân số trung bình năm 2006 là 93.475 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động ước tính là 50.680 người. Quận có cơ cấu dân số và lao động theo thành phần kinh tế khá đa dạng, tỷ lệ dân số và lao động nông nghiệp còn cao (năm 2002 chiếm 17,2% dân số, năm 2006 giảm còn 14,1%). Quận có mức tăng dân số và lao động khá cao, đặc biệt là tăng về cơ học: năm 2002 là 14,73% năm 2003 là 12,16%, năm 2004 là 11,2%, năm
2005 là 6, 29% và năm 2006 tăng 8,17%, mô tả tại (Hình 2.1).
%
14.73
12.16
11.2
8.17
6.29
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Nguồn: phòng Thống kê quận Tây Hồ- Tính đến 1/12/ 2006
Hình 2.1. Tỷ lệ tăng dân số cơ học của quận
2.1.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế
Tây Hồ là quận mới nên hệ thống kết cấu hạ tầng chưa thực sự phát triển
đáp ứng yêu cầu của một đô thị.