Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


HĐDL

: Hoạt động du lịch

IUOTO

: International Union of Official Travel Oragnization- Liên hiệp

quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QLNN

: Quản lý nhà nước

UNESCO

: Tổ chức di sản thế giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH-TT-DL

: Văn hóa, thể thao và du lịch

VH-TT

: Văn hóa thông tin

WTO

: World Tourism Organization – Tổ chức du lịch thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU‌

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý HĐDL thành phố Hạ Long 57

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016 - 2020 35

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú của thành phố Hạ Long được phân hạng sao 42

Bảng 2.3. So sánh mức chi tiêu và lưu trú của khách tại Hạ Long 47

Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ Long 56

Biểu đồ 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ năm 2013-2018 41

Biểu đồ 2.2. Số lượng khách sạn 1-2 sao ở Hạ Long so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh 43

Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2013-2019 44

Biểu đồ 2.4. Số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long 45

Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 46

Biểu đồ 3.1. Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 72

Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong lượng khách đi du lịch nước ngoài, khởi hành trong giai đoạn 2020-2025 73

Biểu đồ 3.3. Tầng lớp khách du lịch hạng trung lưu mới nổi, đặc biệt là châu Á 74


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


Tên đề tài: Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT- XH của thành phố Hạ Long.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kế hoạch nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL.

2. Phương pháp nghiên cứu:


Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về phát triển du lịch, thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc; các văn bản QPPL liên quan đế hoạt động QLNN về du lịch như Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu mô tả như sau: Phương pháp phân tích và xử lý thông tin; Phương pháp tổng hợp: Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp thống kê

3. Kết quả nghiên cứu:


Thứ nhất, nghiên cứu những nội dung cơ bản quản lý HĐDL của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác công tác này; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý HĐDL ở một số thành phố có điều kiện tương đồng về phát triển du lịch biển đảo như thành phố Hạ Long. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho quản lý HDDL tại Hạ Long.


Thứ hai, qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tài nguyên phát triển du lịch cùng với tình hình phát triển các HĐDL trên địa bàn Thành phố; đánh giá thực trạng quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long, đồng thời đưa ra được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và qua đó nêu nguyên nhân của những hạn trong công tác quản lý để có phương hướng khắc phục.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL của chính quyền thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long.


MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài


Đề tài: "Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh" được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu xuất phát từ các lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT- XH của thành phố Hạ Long. Trong những năm qua, các HĐDL đã góp phần chuyển đổi nền kinh tế của thành phố Hạ Long từ “nâu” sang “xanh”, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác, hội nhập quốc tế; các tuyến, điểm tham quan được mở rộng. Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh hưởng tốt và trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, góp phần tạo ra diện mạo mới. Nhờ đó, những năm qua, ngành du lịch thành phố Hạ Long luôn tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Hạ Long đạt 34,7 triệu lượt, bằng 126% giai đoạn 2011-2015; doanh thu từ HĐDL đạt gần 40.000 tỷ đồng, bằng 144% giai đoạn 2011-2015; thời gian lưu trú đạt 2,8 ngày/du khách, tăng 1,3 ngày so với giai đoạn trước (Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long, 2020).

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh nói chung, trong đó có thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch, thành phố cũng cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, QLNN đối với các HĐDL đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hướng cho HĐDL phát triển tích cực, một mặt giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống và bảo tồn tài nguyên du lịch của Hạ Long; dung hoà mối quan hệ và lợi ích giữa du lịch với các ngành kinh tế khác; đảm bảo hài hoà về quyền lợi giữa cộng đồng dân cư, nhà đầu tư du lịch và khách du lịch. Đặc biệt, chính quyền thành phố Hạ Long thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các HĐDL, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch của thành phố phát triển theo đúng định hướng và hiệu quả.


Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kết hoạch nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL. Trong thời gian qua, các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch. Tuy vậy, công tác quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long vần còn tồn tại một số bất cập làm hạn chế, đặc biệt quá trình khai thác và phát triển HĐDL ồ ạt, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng đã phần nào dẫn đến tình trạng ô nhiểm môi trường, làm mất sự đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sinh thái của Thành phố, nhất là khu vực Vịnh Hạ Long. Vì thế, để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thách thức trong công tác quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm quản lý HĐDL theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của Thành phố là yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý HĐDL là một vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu nhằm đảm bảo các hoạt động này được khai thác hiệu quả phục vụ phát triển KT-XH và nhu cầu nghỉ dưỡng, hưởng thụ của người dân. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

Tác giả Lê Long, 2012, Tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên. Đây là công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở một địa phương cụ thể. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về hoạt động kinh doanh lữ hành ở tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở Quảng Ninh, khác với việc quản lý HĐDL nói chung.

Tác giả Vũ Thị Hạnh, 2012, Phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh 2011 – 2012, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại


học Quốc gia Hà Nội. Nội dung nghiên cứu này cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển HĐDL trên địa bàn.

Tác giả Nguyễn Thị Thùy, 2013, QLNN về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích được đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề về du lịch ở một huyện đảo nhỏ.

Tác giả Lê Anh Cường, 2013, Tăng cường QLNN về du lịch ở Thành phố Hạ Long, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Nội dung luận văn này đề cập đến thực trạng quản lý HĐDL của Thành phố Hạ Long trong giai đoạn trước đó là từ năm 2007-2013.

Tác giả Đỗ Hồng Thủy, 2014, QLNN về bảo tồn khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Nội dung này chỉ đề cập tới một phần của HĐDL đó chính là các di tích lịch sử phục vụ HĐDL văn hóa và tâm linh.

Tác giả Bùi Thị Đức Hằng, 2015, QLNN đối với HĐDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu này là nhằm ra công tác QLNN về HĐDL vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trên cơ sở đó đưa ra 6 giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tác giả Trần Như Đào, 2017, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Nội dung nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và QLNN về du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua; chỉ ra những Thành công, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh năm 2017, Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà


Vinh” của tác giả Huỳnh Văn Kiên, 2017. Đề tài này được thực hiện nhằm hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch như: HĐDL, QLNN về HĐDL; đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với HĐDL; bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh từ hiệu quả QLNN về HĐDL ở Thành phố Cần Thơ và Thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đề tài phân tích thực trạng phát triển du lịch và thực trạng QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Tác giả Đinh Thị Thùy Liên, 2018, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công. Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Ninh để tìm ra 2018 các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Nhìn chung các nghiên cứu nêu trên đều có ít nhiều đề cập đến quản lý HĐDL của các địa phương, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, trong đó có địa bàn Thành phố Hạ Long, thậm chí có đề tài đã đề cập đến công tác quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long, nhưng ở giai đoạn từ 2007-2012. Do vậy, có thể khẳng định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (phạm vi về thời gian) của đề tài này không có sự trùng lắp với nội dung của các nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


3.1. Mục đích


Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý HĐDL nhằm thúc đẩy ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng.

3.2. Nhiệm vụ


Để thực hiện được các mục đích trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý HĐDL của cơ quan chức năng nhà nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023