Phương Hướng Quản Lý Động Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long


Tiểu kết chương 2


Qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, KT-XH và những tài nguyên phát triển du lịch cùng với tình hình phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long; đánh giá thực trạng quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. Tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về tình hình quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố, từ đó nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và qua đó nêu nguyên nhân của những hạn chế đó.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố cho thấy HĐDL trên của Thành phố đã từng bước lớn mạnh, dần dần từng bước trở thành một trung tâm du lịch của vùng Đông Bắc bộ và trong cả nước. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá và phân tích những nguyên nhân về những hạn chế trong quản lý HĐDL của Thành phố để làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý, từng bước đưa du lịch Hạ Long trở Thành ngành kinh tế động lực trong giai đoạn tiếp theo.


Chương 3


GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG‌

3.1. Phương hướng quản lý động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long


* Dự báo nhu cầu chung

Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống KT-XH trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. UNWTO dự báo, HĐDL toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân khoảng 3-4%/năm. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở Thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới. Với xu hướng chủ đạo sau:

Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng nổ, đặc biệt là trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á.

Nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hằng năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.

Trung Quốc là thị trường nguồn lớn nhất thế giới sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.

Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn là mục đích của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới hình Thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).

Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.


Sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành Du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, xu hướng du lịch tàu biển tiếp tục gia tăng với các du thuyền hiện đại, sang trọng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình Thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo. Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu.

Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế và khu vực đã trở Thành xu hướng quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới.

Vai trò của thị trường khách nội địa ngày càng lớn đối với sự phát triển du lịch do thu nhập ngày càng tăng, sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu là động lực lớn thúc đẩy tiêu dùng du lịch.

Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể. Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy, những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp...ngày càng được ưa chuộng hơn. UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Trên thực tế, ngành Du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại...

* Dự báo nhu cầu đối với hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long

Đối với du lịch của thành phố Hạ Long, HĐDL được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và được củng cố bằng một số xu hướng có lợi cho thành phố Hạ Long trong khu vực và trên toàn cầu, cụ thể:


Một là, khả năng tiếp cận dễ dàng của lĩnh vực du lịch hàng không, đặc biệt là trong khu vực. Sự tăng trưởng của các hãng hàng không giá rẻ với mục tiêu và các kế hoạch phát triển đầy tham vọng đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Như số liệu dưới đây thể hiện, số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không giá rẻ trong giai đoạn năm 2008 - 2018 đã tăng lên đáng kể ở mức 16%/năm. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng: khi xem xét dữ liệu theo dõi tình hình đặt vé máy bay của phần lớn các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới, khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực có sự mở rộng công suất dự kiến cao nhất trong thập kỷ tới.


Biểu đồ 3 1 Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá 1

Biểu đồ 3.1. Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2015 Với sự mở rộng công suất này, những khách du lịch tiềm năng có thể mua được giá vé máy bay giá rẻ hơn, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch, đặc biệt là

trong khu vực.


Hai là, tăng cường hơn nữa kết nối với những thị trường du lịch trọng điểm.


Trong những năm gần đây, sự kết nối với các thị trường du lịch trọng điểm như Hàn Quốc, Trung Quốc đã được tăng cường mạnh mẽ, cụ thể: VietJet gần đây đã ra mắt đường bay thẳng từ Incheon đến Đà Nẵng và Hà Nội, đồng thời cũng đã công bố kế hoạch sẽ mở đường bay mới nối Busan với Hà Nội trong tương lai gần. Điều này được hỗ trợ bằng việc thực hiện các chính sách mở cửa bầu trời ASEAN, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều chuyến bay giá rẻ hơn trong khu vực châu Á cả về số lượng chuyến bay và tuyến bay.


Ba là, phát triển phân khúc khách du lịch hạng trung ở châu Á, đặc biệt là tại các thị trường chính đối với Thành phố Hạ Long.

Đối với vấn đề này, trước hết là sự gia tăng về lượng khách Trung Quốc đi du lịch. Cụ thể, sẽ có sự bùng nổ tăng trưởng về lượng khách Trung Quốc đi du lịch trên thế giới nhờ vào nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Theo dự báo của Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu (Economist Intelligent Unit), dựa trên tỷ giá hối đoái thị trường, Trung Quốc sẽ trở Thành cường quốc kinh tế lớn nhất. Thực tế Trung Quốc ngày càng giàu lên, người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm sẽ tăng xấp xỉ 47 triệu lượt trong 5 năm tới, gấp 3 lần mức tăng của các nước khác như thể hiện ở hình dưới đây.


Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong lượng khách đi du lịch nước ngoài, khởi hành trong giai đoạn 2020-2025

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2015

Tiếp theo là sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu mới nổi: Phân khúc tầng lớp trung lưu sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân trên toàn cầu dựa trên hiệu ứng tăng trưởng ở châu Á. Theo Ngân hàng Thế giới, hiện tại tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới có khoảng 400 triệu người, đến năm 2030, con số này sẽ được kỳ vọng đạt mốc 1,2 tỷ người và đây mới chỉ tính riêng cho những nước đang phát triển. Đại bộ phận người mới gia nhập tầng lớp trung lưu sẽ là người châu Á do có sự tăng trưởng về thu nhập và đây sẽ là yếu tố quyết định nhu cầu về du lịch. Như thể hiện


ở hình dưới, dự báo tầng lớp trung lưu ở Châu Á sẽ chiếm tỷ lệ 66% trong tổng số giai cấp này trên toàn thế giới đến năm 2030 (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).



Biểu đồ 3.3. Tầng lớp khách du lịch hạng trung lưu mới nổi, đặc biệt là châu Á


Nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2015

Thành phố Hạ Long sẽ được hưởng lợi khi lượng khách du lịch và thu nhập sau thuế tăng lên do sự tăng lên đáng kể của thị trường khách nội địa và các thị trường nước bạn.

Bốn là, gia tăng nhu cầu đối với du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Du lịch sinh thái hiện được coi là một trong những loại hình du lịch phát triển nhất của ngành Du lịch do đặc điểm của du lịch sinh thái là có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương. Để đón đầu xu thế này, Tỉnh Quảng Ninh nói chung và đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long cần chủ động có biện pháp cải thiện điều kiện môi trường cho vịnh Hạ Long và mở rộng loại hình dịch vụ du lịch sinh thái hơn nữa.

Bên cạnh đó là xu hướng tìm kiếm trải nghiệm chân thực, khách du lịch ngày nay có nhu cầu ngày càng tăng về du lịch trải nghiệm chân thực theo định hướng văn hóa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng các nhu cầu về du lịch trải nghiệm chân thực sẽ cho phép khách du lịch có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người dân địa phương ngày càng phát triển.


Năm là, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện nay, cách mạng 4.0, từng bước tác động vào tất cả các khâu trong chuỗi dịch vụ du lịch nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các du khách cũng như các hãng du lịch. Có thể nói, bước tác động ban đầu của của công nghiệp 4.0 tạo ra du lịch trực tuyến. Các tiện ích của internet, điện thoại và thiết bị di động, các trang mạng xã hội tạo điều kiện để chuyển từ giao dịch du lịch trực tiếp sang giao dịch du lịch trực tuyến chẳng hạn như quảng cáo trực tuyến (E-Marketing), đặt mua và thanh toán trực tuyến (EPayment) các tour du lịch, giải quyết các khiếu nại của các du khách trực tuyến,… Việc gia tăng các khách du lịch, nhất là nhóm du lịch đơn lẻ trong việc sử dụng thông tin du lịch trực tuyến dẫn đến việc ra đời các hãng du lịch trực tuyến (OTA) đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch. Giai đoạn tiếp theo trong phát triển du lịch dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là du lịch thông minh (Smart travel). Trong giai đoạn này, nhờ du lịch trực tuyến đã phát triển hoàn chỉnh và các ứng dụng trực tuyến, cá nhân du khách có khả năng thiết kế tour phù hợp với các yêu cầu của mình với giá cả tối thiểu. Trong giai đoạn này các công đoạn dịch vụ du lịch được số hóa hoàn toàn, được kết nối với nhau thành một hệ thống chung nhờ IoT, và được thực hiện chủ yếu bởi người máy và các thiết bị có trí tuệ nhân tạo. Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có nền văn hóa phong phú, đa dạng với nhiều hạng mục được xếp hạng thế giới. Việt Nam có nền chính trị ổn định, an ninh đảm bảo. Đó là những điều kiện để du lịch phát triển nhanh chóng.

Sáu là, từ tháng 2-2020, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch như Hạ Long, ngành Du lịch phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Kể từ tháng 3-2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn HĐDL trong nước. Nhưng thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Trong nước, dù dịch Covid-19 nhanh chóng được khống chế tốt, Việt Nam trở thành điểm sáng về an toàn phòng dịch trên toàn thế giới nhưng ngành du lịch không tránh khỏi những tổn thất nặng nề. Theo báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lượng khách quốc tế cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước


cũng giảm gần 50%; khoảng 40-60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10- 15%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD) (Quang Đông, 2020). Những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến ngành Du lịch năm 2020 là rất nặng nề, Du lịch Hạ Long cũng nằm trong xu thế chung đó của cả nước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng gợi mở nhiều cơ hội để ngành du lịch vượt qua thách thức. Trải qua hai đợt dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi về hành vi dẫn đến nhiều thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh hiện đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm soát thành công dịch Covid-19 được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là lợi thế để Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn.

3.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long


* Về quan điểm chung của tỉnh Quảng Ninh

Tại Nghị quyết 07, "Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" như sau:

Một, Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở Thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của Tỉnh, đổi mới mô hình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Hai, Phát triển dựa trên các nguồn nội lực được xác định là phát triển quan trọng nhất, là nền tảng cơ bản để phát triển lâu dài; trong khi đó, phát triển dựa vào nguồn lực bên ngoài cũng rất quan trọng.

Ba, Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Bốn, Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng tỉnh Quảng Ninh Thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển du

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí