Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 14


như Tỉnh Đoàn Thanh niên và các cá nhân và tổ chức về quản lý và giáo dục môi trường. Hội sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

- Lập dự án về truyền thông nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường,

- Đưa ra thiết kế đề xuất về nâng cao nhận thức đối với thanh thiếu niên và người dân cho các hành động vì một Hạ Long Xanh;

- Tiến hành chiến dịch làm sạch bờ biển, bãi tắm, tập trung vào sinh viên và thế hệ trẻ;

- Lập đề xuất về Con thuyền sinh thái cho trẻ em độ tuổi dưới 10 tuổi nhằm cung cấp kiến thức về giá trị Di sản vịnh Hạ Long và bảo vệ môi trường;

- Phối hợp với các tổ chức có liên quan khác để thực hiện chương trình nghiên cứu có tên “Hành trình Di sản” với Đoàn thanh niên của 3 tỉnh của Lào (Huay Xai, Luang Prahang and Xayaburi);

- Tham gia vào các chương trình Sản xuất Nông nghiệp xanh và thúc đẩy thực hiện chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP);

- Triển khai phân loại rác trên tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long;

- Thực hiện trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Cùng với việc tăng cường tuyên truyền, thành phố Hạ Long cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về lĩnh vực môi trường. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan và Ban Quản lý vịnh Hạ Long phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tàu du lịch tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường cảnh quan di sản, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong nước và quốc tế.

3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch của Thành phố Hạ Long

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 14


Trong phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch bền vững thì việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ mang hiệu quả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội mà còn quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, việc duy trì và tăng cường mở rộng thêm mối quan hệ hợp tác


với các tổ chức trong nước và quốc tế là giải pháp tối ưu, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Duy trì quan hệ hợp tác giữa Vịnh Hạ Long với các tổ chức quốc tế một cách tích cực. Vịnh Hạ Long là Thành viên trong mạng lưới các khu bảo tồn biển quốc tế; Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương; Thành viên các Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới. Mối quan hệ được duy trì và mở rộng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNESCO, Trung tâm Di sản thế giới, FFI, MPA. Các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã tạo ra những mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý di sản, thông qua đó, các dự án, công tác hợp tác, nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý di sản được triển khai thực hiện.

Tiếp tục duy trì và mở rông quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc,… Tham dự các liên hoan du lịch quốc tế để mở rộng quan hệ với các nước trên khu vực và thế giới. Đặc biệt, ngành Du lịch cần tích cực triển khai mở văn phòng đại diện tại các thị trường quốc tế nhằm khai thác tối đa các nguồn khách du lịch tại các thị trường nhiều tiềm năng này. Cùng với việc đẩy mạnh hợp tác với các nước trên thế giới, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh, Thành phố trong cả nước cũng hết sức quan trọng. Để tăng cường hợp tác, phát triển lợi thế ngành du lịch, cần tập trung xây dựng tour, tuyến du lịch; xây dựng tuyến, điểm du lịch Hạ Long gắn với một số tuyến điểm du lịch của các tỉnh, Thành phố khác: Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông vành đai kinh tế, đặc biệt là tuyến trục chính ven bờ từ Móng Cái đến Đồ Sơn và các cảng biển, sân bay,…Phát triển hệ thống đường tạo liên kết với các Thành phố ven biển, đường 18, đường 10.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế, đã thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chú trọng đến các vấn đề bảo tồn và phát triển tài nguyên – môi trường, KT-XH ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn Quảng Ninh, hướng tới phát triển du lịch một cách bền vững.

3.2.8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hạ Long


Theo quy định của Luật du lịch thì chủ thể QLNN về du lịch ở địa phương là của cấp tỉnh chứ không đề cập đến trách nhiệm QLNN về du lịch ở cấp huyện. Tuy


nhiên, theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện thì phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các HĐDL trên địa bàn. Quá đó, ta thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn các cơ quan QLNN không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong QLNN ở các cấp trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, đề nghị hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống Thành phố cho đến xã, phường đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...).

Do đó, Tỉnh cần khẩn trương sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy của ngành du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Vấn đề cần quan tâm là việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về du lịch không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của ngành du lịch trong thời gian tới.

Bộ máy QLNN về du lịch phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch; phải là người phối hợp với các cấp, các ngành triển khai các HĐDL đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của Tỉnh.

Các cơ quan nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp mới, mong muốn bước vào ngành để kinh doanh, bước đầu tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp. Không được đưa ra các chính sách, các thủ tục hành chính nhằm nhiễu


khách, gây bất lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch tỉnh cần phối hợp với các cơ quan hữu quan (Cục quản lý Xuất nhập cảnh, Tổng cục Hải quan) xây dựng đề án “Đơn giản hóa thủ tục hành chính”, nghiên cứu khả năng cấp visa hoặc miễn visa song phương hoặc đơn phương tại cửa khẩu.

Ngoài ra cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề lien quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với HĐDL. Ngoài việc đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch. Chính quyền thành phố Hạ Long cần tập trung vào việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về tầu du lịch trên vịnh Hạ Long, đây được coi là một vấn đề nổ cộm trong hoạt động du lịch của Hạ Long nhằm đảm bảo cho hoạt động này được đưa vào khuôn khổ, và đặc biệt là để bảo vệ an toàn cho du khách cũng như bảo vệ bền vững môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó trong thời gian tới, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, các đơn vị vận tải khách bằng tầu du lịch trên vịnh nhằm chấm rứt các vi phạm như Thuyền trưởng cố tình không mua vé cho khách (trốn vé); đưa khách đi tham quan tuyến, điểm không phù hợp với vé tham quan đã mua; tự ý cho bạn bè,


người thân không mua vé lên tàu…Các hành vi này vi phạm quy định của Chính phủ và của tỉnh trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, "gian lận, trốn nộp phí, lệ phí” và vi phạm quy định quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Tăng cường thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý sai phạm các cơ sở du lịch, dịch vụ cũng như vi phạm của tàu du lịch là những hoạt động nhằm khẳng định việc xây dựng thương hiệu du lịch Vịnh Hạ Long, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh cương quyết chấn chỉnh các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch, đảm bảo trong sạch môi trường du lịch, bảo đảm quyền lợi cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch chân chính.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian tới cần:

Thứ nhất, hàng năm, chính quyền thành phố Hạ Long cần xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kế hoạch phối hợp thực hiện công tác thanh tra kiểm tra theo từng chuyên đề, phối hợp với Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố. Đặc biệt chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch như: cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành và các hoạt động cấp phép kinh doanh du lịch nhất là các khu, điểm du lịch, lữ hành quốc tế trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt các hướng dẫn viên và thuyết minh viên nhằm duy trì chất lượng phục vụ du lịch, nhất là các đơn vị lữ hành quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách và nghĩa vụ trong hoạt động.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ đối với các cơ sở lưu trú, ít nhất một năm một lần đối với các dịch vụ khách sạn và hai năm một lần đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng trong hoạt động du lịch như: lữ hành, lưu trú, ăn uống, du lịch sinh thái,… Hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động này với sự tham gia của các DNDL và cộng đồng nhằm khuyến khích việc nâng cao chất lượng phục vụ vá cải tiến SPDL của thành phố.


Thứ năm, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tái vi phạm theo quy định của pháp luật về du lịch.

Thứ sáu, đề xuất công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường các cán bộ có năng lực, có trình độ và có đạo đức nghề nghiệp cho bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch.


Tiểu kết chương 3


Trong chương này, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL của chính quyền tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long, đó là: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, và thực hiện các quy định pháp luật về phát triển du lịch; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các HĐDL; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ HĐDL; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL của thành phố Hạ Long; Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu của thành phố Hạ Long; Tăng cường bảo vệ môi trường nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói riêng; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về HĐDL; Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch của Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra HĐDL.


KẾT LUẬN


Thành phố Hạ Long, với dân số trung bình xấp xỉ 230.000 người, là thủ phủ và trung tâm kinh tế sôi động của tỉnh Quảng Ninh. Là một trong 3 địa phương sản xuất than lớn nhất tại Việt Nam, Hạ Long đồng thời đã phát triển thành công nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ chế biến thực phẩm đến công nghiệp đóng tàu và xây dựng. Hạ Long hiện đang dẫn đầu các địa phương khác tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" với lĩnh vực dịch vụ du lịch đóng góp khoảng 25% giá trị sản xuất của Thành phố. Để đạt được thành quả như vậy, thành phố Hạ Long đã rất thành công trong việc khai thác hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, mang lại sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại và nhờ sở hữu Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, ngành du lịch của thành phố đã phát triển hết sức nhanh chóng.

Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm. Không gian du lịch được mở rộng. Cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Du lịch cộng đồng ở khu vực các xã bước đầu khởi sắc. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song tổng số khách du lịch 5 năm ước đạt 45,1 triệu lượt, bằng 1,9 lần giai đoạn 2011-2015, trong đó khách quốc tế là 16,5 triệu lượt, bằng 1,4 lần giai đoạn 2011-2015; tổng doanh thu du lịch ước đạt 79.287 tỷ đồng, bằng 5,6 lần giai đoạn 2011-2015. Nhiều chi, đảng bộ doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ đã có nhiều giải pháp giải pháp gì để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong chỉ đạo thực hiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo uy tín thương hiệu, bảo vệ môi trường và giữ vững năng lực cạnh tranh trên thị trường đồng thời đóng góp nguồn thu không nhỏ cho Thành phố.

Trong khuôn khổ luận văn “Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã hoàn thành kết quả nghiên cứu trên các mặt nội dung như sau:

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí