Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỀN LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

PHỤ LỤC 165


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1: Tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018 64

Bảng 3.2. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên 69

Bảng 3.3. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018 73

Bảng 3.4. Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018 76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Bảng 3.5. Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) nguồn vốn triển khai so với Nghị quyết HĐND tỉnh 78

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2014 – 2018 80

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.7. Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ của các đơn vị cấp tỉnh 86

Bảng 3.8. Cơ cấu chi đầu tư phát triển của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

...................................................................................................................................87

Bảng 3.9. Kết quả cấp phát vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018 88

Bảng 3.10. Tình hình từ chối thanh toán của Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên (2014-2018) 90

Bảng 3.11. So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán được giao đầu năm 91

Bảng 3.12. Kết quả thanh tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên 95

Bảng 3.13. Tình hình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên 2014- 2018 96

Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ trong các cơ quan quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Thái Nguyên 100

Bảng 3.15. Tình hình dừng, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 - 2018 103

Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách địa phương 107


tỉnh Thái Nguyên về quyết toán ngân sách 107

Bảng 3.17. Ý kiến của người dân về nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng124 Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ đơn vị thụ hưởng ngân sách về các danh mục cần đổi mới để mở rộng cơ chế khoán chi 132

Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ tài chính tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách về những tác động của những quy định về ổn định kế hoạch đầu tư công (5 năm) 135


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Chi thường xuyên giai đoạn 2014 – 2018 ở tỉnh Thái Nguyên 80

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu chi giáo dục đào tạo 81

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu chi y tế 83

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu chi kinh tế 84

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu chi quản lý hành chính 85

Biểu đồ 3.6. Hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014

- 2018.................................................................................................108


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong quản lý xã hội, mà còn trong quản lý kinh tế. Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ và phương tiện quan trọng nhất để Nhà nước thực thi nhiệm vụ của mình. Trong nhiều năm trở lại đây, quy mô NSNN ở Việt Nam khá lớn, chiếm gần ¼ GDP. Chính vì thế, việc sử dụng NSNN đúng mục đích với hiệu quả cao là vấn đề rất quan trọng, tác động không chỉ đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà còn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như quy mô thực thi các chính sách an sinh xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sử dụng hiệu quả NSNN, trong những năm qua, Nhà nước đã tích cực đổi mới quản lý chi NSNN, chuyển từ phương thức quản lý NSNN mang nặng tính bao cấp sang phương thức quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh hai nội dung cơ bản là phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, từng bước mở rộng quyền chủ động cho các cấp ngân sách địa phương gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn.

NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước, giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính. NSNN với ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển, trong những năm qua đã khẳng định vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hệ thống NSNN ở Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và NSĐP, trong đó, NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND, cụ thể là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã; ngân sách cấp dưới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên.

Ngân sách cấp tỉnh là một cấp ngân sách có vai trò trong hệ thống NSNN. Việc tổ chức, quản lý ngân sách địa phương ở cấp tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc. Tăng cường quản lý chi NSNN là nhiệm vụ cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tạo niềm tin cho nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước.


Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm nhiều đến quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng, bằng chứng là Luật NSNN sửa đổi năm 2015 đã có những thay đổi rất lớn trong quản lý chi NSNN, chi đầu tư công đã có Luật Đầu tư công 2014 và hiện đang nghiên cứu sửa đổi. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của tổ quốc, có vị trí địa lý thuận lợi – Là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng bắc bộ. Thái Nguyên cũng là một tỉnh thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về quản lý chi NSNN và đã đạt được những kết quả quan trọng trong quản lý chi NSNN. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ, lãnh đạo ngành Tài chính đã tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, HĐND, UBND chỉ đạo thực hiện khá đồng bộ các giải pháp quản lý điều hành ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách như; có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo tiền đề phát triển nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách tỉnh. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chú trọng và tăng cường quản lý, điều hành chi ngân sách có kỷ cương, kế hoạch chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo trong dự toán được giao. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong quản lý chi NSNN của tỉnh Thái Nguyên như: Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN….

Căn cứ vào những vấn đề trên, tác giả chọn vấn đề: “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng những luận cứ khoa học về quản lý chi NSNN, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN.


- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Thái Nguyên trong đó tập trung trên bốn nội dung: Lập kế hoạch chi NSNN trung hạn và hằng năm; Tổ chức chấp hành chi NSNN; Quyết toán chi NSNN; Thanh tra, kiểm toán, kiểm tra chi NSNN tỉnh Thái Nguyên.

- Trên cơ sở định hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên, dựa trên những đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo.

2.3. Khung phân tích và câu hỏi nghiên cứu trong luận án

Khung phân tích trong luận án được thiết lập phù hợp với cách tiếp cận quản lý chi NSNN đặt trong thể chế chung về quản lý NS quốc gia thống nhất của Việt Nam. Trọng tâm nghiên cứu chính là nội dung quản lý chi NSNN của chính quyền cấp tỉnh. Nội dung quản lý chi NSNN cấp tỉnh được tiếp cận vừa theo chu trình NS, vừa theo hai khoản mục chi lớn là chi ĐTPT và CTX. Bộ máy và cán bộ quản lý chi NSNN chỉ được tiếp cận ở cấp tỉnh, bao gồm các bộ phận chính là UBND, HĐND, cơ quan tham mưu về quản lý chi NSNN là Sở Tài chính, Sở KH & ĐT. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp tỉnh gồm: Thể chế chung về quản lý NS quốc gia thống nhất của Việt Nam, trong đó nội dung có ảnh hưởng lớn nhất là chế độ, chính sách, định mức chi NSNN thống nhất trong cả nước; yêu cầu từ chủ trương, chiến lược phát triển KT-XH của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đến quản lý chi NSNN. Các mục tiêu cần đạt tới của quản lý chi NSNN cấp tỉnh bao gồm: đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng của bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh; sử dụng NSNN tiết kiệm, đúng mục đích, phòng, chống lãng phí, tham nhũng NSNN.

Luận án được tiến hành để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của quản lý chi NSNN đặt trong khung khổ thể chế quản lý NS quốc gia thống nhất ở Việt Nam?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Những tiêu chí đánh giá và nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên?


- Câu hỏi nghiên cứu 3: Kinh nghiệm quản lý chi NSNN các địa phương có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên không?

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua được thực hiện như thế nào, có những thành công, hạn chế gì? Nguyên nhân của hạn chế đó?

- Câu hỏi nghiên cứu 5: Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

Yêu cầu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đối với chi NSNN

1. Cung cấp tài chính phục vụ bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh

2. Thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh

3. Sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả

4. Phòng, chống lãng phí, tham nhũng trong chi NSNN


Quy trình và nội dung quản lý chi NSNN:

- Lập dự toán

- Chấp hành dự toán

- Quyết toán

- Thanh tra, kiểm toán, kiểm tra

* Khung phân tích lý thuyết


Thể chế quản lý ngân sách quốc gia

Mục tiêu quản lý chi NSNN cấp tỉnh

Nhân tố ảnh hưởng



Sơ đồ 1.1. Khung phân tích lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh

3. Đối tượng, phạm vi

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: tỉnh Thái Nguyên

Phạm vi không gian nghiên cứu kinh nghiệm địa phương khác: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

+ Phạm vi nội dung: Quản lý chi NSNN cấp tỉnh tỉnh Thái Nguyên phải thực hiện quản lý nhiều nội dung, song trong phạm vi nghiên cứu của luận án,

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí