Kịp Thời Ban Hành Các Văn Bản Hướng Dẫn Về Thừa Kế

+ Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho những người khác. Việc nhường quyền hưởng di sản phải được lập thành văn bản.

+ Người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp thoả thuận khác.

*Về thừa kế thế vị:

Khoản 1 Điều 634 BLDS 2005 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng con đó khi còn sống đã bị kết án một trong những hành vi theo quy định của Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 thì cháu có đựơc thừa kế thế vị không? Pháp luật hiện hành chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo cách hiểu từ trước đến nay và suy luận trên tinh thần điều luật thì con của người đó không được hưởng thừa kế thế vị. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các cháu của người để lại di sản cũng như cho việc áp dụng PLVTK được thuận lợi, thiết nghĩ nên quy định rõ ràng cụ thể trong trường hợp cha và mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha mẹ. Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, thấy rằng trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu (chắt) khi còn sống bị pháp luật tước quyền thừa kế do những hành vi vi phạm thì cháu (chắt) vẫn được hưởng di sản thừa kế của ông bà hoặc cụ. Do vậy, cần phải bổ sung trường hợp những người bị tước quyền thừa kế theo Điều 643 BLDS 2005 thì con cháu họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị, trừ khi chính con, cháu họ cũng vi phạm Khoản1 Điều 643 BLDS 2005.

Khi nghiên cứu về thừa kế thế vị, còn một vấn đề đặt ra mà nhiều chuyên gia pháp lý đang tranh luận sôi nổi, đó là quyền thừa kế thế vị của con riêng. Theo Điều 677 BLDS, người thừa kế thế vị phải là người cùng huyết thống với người để lại di sản và người đáng lẽ ra được hưởng di sản nhưng lại chết cùng thời điểm hoặc chết trước người để lại di sản. Cụ thể, cha chết để lại di sản cho con, nhưng con lại chết trước cha, thì cháu được thừa kế thế vị. Còn vợ của người con là con dâu, lại không được thừa kế thế vị đối với phần di sản đó, vì con dâu và bố chồng cũng như vợ và chồng là những người không cùng huyết thống. Trong khi đó theo Điều 679 BLDS, con riêng lại được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng. Mặc dù,

giữa họ không có quan hệ huyết thống và cũng chẳng có mối quan hệ pháp lý ràng buộc nào cả. Mặt khác, khi bố dượng đã chết, về nguyên tắc mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng được coi là chấm dứt. Thế thì, tại sao con riêng lại được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng. Tôi thiết nghĩ các cơ quan thẩm quyền nên xem xét lại Điều 679 BLDS, nên chăng huỷ bỏ thừa kế thế vị đối với con riêng.

* Về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện

đại.

PLVTK hiện hành ở nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong

xã hội phát triển, trên thế giới cũng như Việt Nam, ngày càng có nhiều người mong muốn được sinh con theo phương pháp khoa học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha cho những đứa trẻ sinh ra theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết sức quan trọng. Điều đó không những có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ mà còn mang lại tình thương yêu, tạo ra những suy nghĩ tốt đẹp trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Ngược lại, nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề này sẽ hình thành những suy nghĩ không tốt và gây những vết thương lòng cho những đứa trẻ vô tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Vì vậy, tôi nghĩ trong thời gian tới cần phải bổ sung vấn đề những người thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách cụ, thể rõ ràng. Trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học thì giữa con và cha, mẹ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định như cha mẹ đối với con đẻ và họ có quyền thừa kế di sản của nhau. Người con sinh ra theo phương pháp khoa học không được quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Có như vậy, khi phát sinh tranh chấp về thừa kế liên quan đến những người này thì những nhà áp dụng luật mới có cơ sở để giải quyết một cách thấu tình đạt lý, nâng cao công tác xét xử và tạo niềm tin vào pháp luật trong lòng nhân dân.

* Về người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 654):

Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 12

Theo quy định của Điều 654, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Để đảm bảo di chúc được lập ra theo đúng ý chí của người để lại di sản, không bị tác động bởi người vì lợi ích của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình là

người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo chúng tôi cần bổ sung thêm một trường hợp không được làm chứng cho việc lâp di chúc (Khoản 4 Điều 654) đó là: "người có cha, mẹ, vợ, chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật". Bổ sung thêm khoản này sẽ làm cho Điều 654 được chặt chẽ hơn đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất giữa Điều 654 và Điều 659 BLDS năm 2005 (những người không được công chứng, chứng thực di chúc).

* Về người viết hộ di chúc:

BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 không quy định người viết hộ di chúc phải có những điều kiện gì, những đối tượng nào không được viết hộ di chúc... vì vậy để đảm bảo việc thống nhất khi áp dụng pháp luật cũng như người viết hộ thấy được vai trò của mình và trách nhiệm trong trường hợp người viết hộ trốn tránh pháp luật khi họ thông đồng với người làm chứng viết không đúng ý muốn đích thực của người lập di chúc, theo chúng tôi pháp luật nên quy định những điều kiện đối với người viết hộ di chúc, diện những người được viết hộ di chúc theo hướng: "những người viết hộ di chúc phải đảm bảo các điều kiện như người làm chứng cho di chúc được quy định tại Điều 654 BLDS năm 2005.

* Về việc thừa kế có yếu tố nước ngoài: hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ mọi mặt giữa nước ta và các nước ngày càng phát triển, công dân nước ngoài ở nước ta cũng như công dân nước ta ở nước ngoài ngày càng đông, tài sản của họ ở nước ngoài ngày càng nhiều. Với tình hình đó, nhất định sẽ phát sinh mối quan hệ PLVTK có yếu tố nước ngoài. Trong lúc đó, do bản chất chế độ chính trị, kinh tế mỗi nước, do tình hình, đặc điểm của mỗi dân tộc, nội dung PLVTK của mỗi nước sẽ khác nhau như về quyền thừa kế, về năng lực lập di chúc, về hình thức và nội dung lập di chúc về diện và hàng thừa kế, về xác định khối di sản... ví dụ về năng lực lập di chúc, theo pháp luật nước ta cũng như pháp luật của đại đa số các nước quy định người có quyền lập di chúc phải là người đạt tuổi trưởng thành có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy vậy theo pháp luật của một bang ở Mỹ lại quy định là người 14 tuổi đã được quyền lập di chúc. Hoặc theo pháp luật một số nước khác, người đạt 14, 15 tuổi đã được lập di chúc: Câu hỏi được đặt ra là:

Công dân nước ngoài dưới 18 tuổi xin lập di chúc ở cơ quan có thẩm quyền nước ta theo pháp luật của nước ngoài này, thì đương sự đủ điều kiện lập di chúc. Vậy cơ quan có thẩm quyền nước ta chấp thuận hay từ chối trong việc công chứng?

Công dân nước ta dưới 18 tuổi xin lập di chúc ở cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài và đã được cơ quan nước này chấp nhận. Vậy pháp luật nước ta coi di chúc hợp lệ hay không hợp lệ?

Hoặc về hình thức: Nhìn chung, pháp luật đại đa số các nước quy định có loại di chúc mật, pháp luật nước ta lại không quy định loại di chúc này. Di chúc mật là loại di chúc, mà sau khi người lập di chúc viết xong, tự bỏ di chúc này vào phong bì, có hai người làm chứng và được gián kín lại. Công chứng viên chỉ tiến hành công chứng ngoài phong bì. Câu hỏi đặt ra là:

Công dân nước ta xin lập di chúc mật ở cơ quan thẩm quyền ở nước ngoài và được cơ quan này chứng nhận vậy pháp luật nước ta có coi di chúc mật này là hợp lệ hay không?

Công dân nước ngoài xuất trình di chúc mật với cơ quan có thẩm quyền nước ta để nhận di sản ở nước ta. Vậy pháp luật nước ta có chấp nhận di chúc mật này không?

Để giải quyết bất đồng nói trên, trong nội luật các nước có những quy phạm xung đột PLVTK. Theo Điều 768 BLDS 2005 Việt Nam, năng lực lập di chúc được điều chỉnh theo pháp luật của nước người lập di chúc "là công dân" hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước "nơi lập di chúc" trong khi đó theo pháp luật Liên Xô lại quy định năng lực lập di chúc được xác định theo pháp luật nơi thường trú" pháp luật một số nước khác lại quy định "theo luật quốc tịch"... Vậy, để giải quyết xung đột PLVTK chúng ta nên áp dụng công thức nào cho thích hợp, vừa đảm bảo tính nguyên tắc, vừa đảm bảo tính tự nguyện cho người lập di chúc, vừa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Theo chúng tôi cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các quy phạm xung đột về thừa kế, tiếp tục tham gia các công ước đa phương hoặc ký kết hiệp định song phương để giải quyết vấn đề này.

* Về cấu trúc và sử dụng từ ngữ trong một số quy phạm PLVTK:

Xét về mặt kỹ thuật pháp lý PLVTK hiện hành vẫn còn những quy định chưa lôgích, một số từ ngữ sử dụng chưa khoa học, chưa chính xác nên cần thiết phải khắc phục, chẳng hạn cần sửa đổi một số từ trong Khoản 3 Điều 654 BLDS năm 2005. Bởi vì trong trường hợp người chưa đủ 18 tuổi, theo quy định tại Điều 18,19,20,21,22 thì người chưa đủ 18 tuổi gọi là người chưa thành niên được chia thành hai nhóm: nhóm từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là nhóm năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ và nhóm chưa đủ 6 tuổi là nhóm không đủ năng lực hành vi dân sự. Do đó tại Khoản 3 điều này quy định: "người chưa đủ 18 tuổi, người không có

năng lực hành vi dân sự" là chưa chính xác. Vì vậy, cần sửa đổi : "người không có năng lực hành vi dân sự" thành người "mất năng lực hành vi dân sự" tức là những người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình. Sự sửa đổi này sẽ làm cho quy định của điều luật được chặt chẽ thống nhất với Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 BLDS 2005,

Hoặc những quy phạm pháp luật xung đột về thừa kế tại Điều 767 và Điều 768 BLDS 2005 cũng cần chỉnh lý lại một số từ ngữ cho thích hợp. Ví dụ: "thừa kế theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết" (17, Điều 767). Theo ý kiến chúng tôi, quy phạm pháp luật xung đột này phải được diễn đạt lại "thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh hoặc được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân".

“Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”

17, Điều 768, theo ý kiến chúng tôi, quy phạm pháp luật xung đột này được diễn đạt như sau: hình thức di chúc được điều chỉnh, hoặc được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Ngoài ra, cấu trúc các điều luật trong một số chương không hợp lý, ví dụ như chương thừa kế theo di chúc có những điểm không hợp lý với nội dung cũng như việc sắp xếp các điều luật, điều đó không tạo ra sự liền mạch về cùng một vấn đề gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Theo chúng tôi, những quy định về di chúc và các loại di chúc quy định hết ở phần đầu của chương này gồm các Điều 646 (di chúc), Điều 647 (người lập di chúc), Điều 648 (quyền người lập di chúc) và các điều tiếp theo là thế nào là di chúc hợp pháp, hiệu lực pháp luật của di chúc, người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, người làm chứng di chúc... sau đó mới quy định các hình thức di chúc.

* Về luật tố tụng: Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 toà án nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết tất cả các vụ án dân sự, kinh tế, thương mại. Điều này không những không đảm bảo được tính chuyên nghiệp của toà án mà còn kéo theo tình trạng án sửa, án huỷ, án tồn đọng hàng năm. Quan hệ thừa kế có những nét đặc thù riêng, nó khác nhau về bản chất so với quan hệ pháp luật khác, và khi giải quyết các quan hệ thừa kế toà án cũng phải dựa trên các nguyên tắc khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng các cơ sở pháp lý cho các thẩm phán chuyên trách về thừa kế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay góp phần giúp các thẩm phán có thời gian và điều kiện tập trung chuyên môn sâu hơn về lĩnh vực thừa kế, hạn chế việc sửa án và huỷ án, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng án tồn đọng. Ngoài ra, cần

sớm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật tố tụng để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp toà án giải quyết chính xác, hiệu quả các tranh chấp về thừa kế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3.2.3. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về thừa kế

Xây dựng luật là công việc hết sức khó khăn nhưng để luật đi được vào cuộc sống, phát huy giá trị trong cuộc sống còn khó khăn hơn gấp bội. Để luật đi được vào cuộc sống, điều chỉnh một cách hiệu quả các quan hệ xã hội thì công tác hướng dẫn thi hành luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng [72, tr.100].

Như chúng tôi đã phân tích ở các phần trước thì các quy định về thừa kế hiện hành còn khái quát cô đọng nhưng thực tiễn lại hết sức đa dạng phong phú và không ngừng biến đổi. Đặc biệt, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thu nhập của nhân dân ta không chỉ đủ để chi phí sinh hoạt hàng ngày mà còn có điều kiện tích luỹ để lại cho con cháu sau này, rồi đây di sản thừa kế không chỉ đơn thuần là tài sản có thể xác định ngay được ở thời điểm mở thừa kế, mà còn là giá trị phần trăm, cổ phần, sở hữu đối với một công ty, một tập đoàn kinh tế... Do đó, để áp dụng pháp luật đạt hiệu quả không chỉ dựa vào các văn bản đã được pháp điển hoá thành bộ luật mà còn dựa vào các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vấn đề này đã được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội về việc hướng dẫn thi hành BLDS 2005 như sau: "Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện BLDS ". Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng chúng tôi thấy những vấn đề sau đây cần có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất :

* Về quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế:

Điều 679 BLDS 2005 quy định: “Con riêng và bố dượng mẹ kế đều có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật này”.

Trên tinh thần Điều 679 thì tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay không là dựa trên quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng thì không được thừa kế của nhau. Tuy nhiên “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” là một phạm trù rất trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Vậy, dựa vào tiêu

chí đâu để đánh giá “chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con?” Mức độ như thế nào? Thời gian bao lâu? Nếu chỉ quan hệ một chiều, một bên chăm sóc nuôi dưỡng, còn bên kia không chăm sóc nuôi dưỡng thì có được hưởng thừa kế không? Pháp luật có đòi hỏi con riêng và bố dượng sống chung nhà hay không?... Như vậy, nếu không có sự hướng dẫn kịp thời của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định quyền thừa kế giữa con riêng và cha, mẹ kế là một vấn đề rất phức tạp, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng quy phạm này để giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, tuỳ theo cách hiểu của thẩm phán, có trường hợp toà án cho hưởng thừa kế, nhưng có trường hợp chỉ trích công sức nuôi dưỡng lo ma chay và thậm chí không chấp nhận yêu cầu của họ. Lúc đó quyền lợi con riêng với bố dượng, mẹ kế khó có cơ sở pháp lý để bảo vệ, khi xung quanh họ có rất nhiều người, có quan hệ thân thuộc, gần gũi trong diện thừa kế. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cơ quan thẩm quyền cần phải có một văn bản hướng dẫn cụ thể Điều 679, để cơ quan chức năng nhất quán thi hành.

Theo tác giả, khi xây dựng điều luật về vấn đề thừa kế theo pháp luật giữa con riêng với cha kế, mẹ kế thì phải quy định cụ thể về tiêu chí xác định "quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con mẹ con" như về thời gian chăm sóc, mức độ chăm sóc, căn cứ xác định... có quy định cụ thể như vậy, không những thuận tiện cho việc áp dụng quy phạm để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế mà còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

* Về sự đồng ý của cha mẹ đối với con từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc.

Để đảm bảo quyền tự định đoạt của những người ở độ tuổi này, pháp luật nước ta vẫn quy định cho họ được lập di chúc dù họ chưa thành niên. Tuy nhiên, vì sự nhận thức của họ còn hạn chế nên trong Khoản 2 Điều 652 BLDS2005 đã quy định việc lập di chúc của những người này phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Do hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về thời điểm cũng như hình thức đồng ý của cha mẹ người giám hộ là đồng ý về việc lập di chúc hay là đồng ý về sự định đoạt trong nội dung di chúc, nên còn có những ý kiến khác nhau trong khoa học pháp lý. Về nguyên tắc thì do chưa có văn bản nào khác ngoài quy định BLDS 2005, nên cha mẹ có thể đồng ý bất kỳ ở giai đoạn nào của quá trình lập di chúc; Trước, trong, sau khi lập di chúc. Nếu để cha, mẹ có ý kiến sau khi di chúc đã được lập thì sẽ không đảm bảo được tính

khách quan. Nếu như di chúc không có lợi cho cha, mẹ thì việc để cha, mẹ đồng ý là vấn đề rất khó, vì người cha, mẹ chỉ cần không đồng ý thì di chúc đương nhiên không có hiệu lực, di sản được chia theo pháp luật, cha mẹ sẽ là người ở hàng thừa kế thứ nhất của người con chưa thành niên. Nếu hiểu sự đồng ý là đồng ý việc định đoạt nội dung di chúc thì vô hình dung pháp luật đã can thiệp đến quyền tự định đoạt, ý chí tự nguyện của người lập di chúc, trong lúc đó ý chí tự nguyện là một trong những điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp.

Từ những lý lẽ trên, chúng tôi cho rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành các văn bản để giải thích luật hoặc để hướng dẫn thi hành Đ 652 BLDS 2005 thì cần phải quy định cụ thể theo hướng sau:

Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là ý kiến của họ về việc cho hay không cho người trên 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập di chúc chứ không can thiệp sự định đoạt của họ trong nội dung của bản di chúc. ý kiến của những người nói trên phải được thể hiện trong một văn bản riêng và phải thể hiện trước khi di chúc được lập.

Nếu di chúc đã được lập mà cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc không có ý kiến gì thì coi như họ đã đồng ý cho lập di chúc và vì vậy di chúc đó sẽ được coi là hợp pháp.

Nếu những người nói trên không đồng ý việc lập di chúc của người chưa đủ 18 tuổi sau khi đã nắm bắt nội dung của di chúc vì sự định đoạt trong nội dung di chúc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người không đồng ý thì di chúc đó vẫn được coi là có hiệu lực pháp luật.

* Về di chúc miệng: hình thức di chúc miệng vốn là một trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng. Tuy nhiên, đây là hình thức di chúc được thực hiện "bằng lời nói" nên thực tế rất khó khăn cho việc ghi nhận sự thật cũng như xác định tính khách quan của di chúc. Do vậy Điều 651 BLDS 2005 đã quy định di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu cụ thể:

Trước hết, việc lập di chúc miệng chỉ được áp dụng trong trường hợp khi tính mạng của một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí