Ứng Dụng Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận Cho Quá Trình Ra Quyết Định


BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT TƯ


STT

Loại vật tư

ĐVT

KLượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Cấp phối sông suối

m3

7.177,37

110.000

789.510.784

2

Cấp phối đá dăm loại 1

m3

4.081,98

170.000

693.937.408

3

Nhũ tương

kg

24.554,18

8.000

196.433.460

4

Nhựa đường

kg

76.896,51

10.300

792.034.084

5

Đá 1x2

m3

616,05

205.000

126.289.333

6

Đá 0,5x1

m3

304,23

205.000

62.367.624

7

Cát

m3

1,49

120.000

178.830

8

Xi măng

kg

1.086,71

918

997.595

9

Biển dự án

cái

2

700.000

1.400.000

10

Cột biển

cái

4

120.000

480.000

11

Biển báo thi công

cái

18

70.000

1.260.000


Tổng cộng




2.664.889.118

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 11


Đội 1


Đỗ Đức Tài

(Nguồn: phòng kế toán Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên )

83


Biểu 2.9: DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Công trình: Cải tạo nâng cấp đường Cù Vân -An Khánh, huyện Đại Từ


STT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Định mức

Đơn giá

Thành tiền

1

Đào khuôn đường + đánh cấp

m3

2.395,70



100.055.566


- Đào khuôn đường

m3

188,60

1,17

70.836

15.630.813


- Đánh cấp đất cấp 2 bằng thủ công

m3

2.207,10

0,54

70.836

84.424.753

2

Đắp đất nền + lề đường đầm K95

m3

10.864



197.654.186


- Đắp đất nền + lề đường bằng thủ công 15%

m3

2.172,8

0,78

70.836

120.051.277


- Đắp đất nền + lề đường bằng đầm cóc 85%

m3

8.691,20

0,10180

81.303

71.993.716


- Đào xúc đất để đắp K95

m3

9.880,6

0,00810

70.836

5.669.193

3

Móng cấp phối sông suối dày 20cm

m3

5.026,17

0,17550

66.256

58.443.943

4

Móng CPĐD loại 1 dày 12cm

m2

23.995,30

0,02112

81.303

41.134.109

5

Láng nhựa 2 lớp TC nhựa 3kg/m2 + Tưới dính bám bằng

nhũ tương tiêu chuẩn 1kg/m2

m2

23.955,3



82.515.993


- Tưới lớp dính bám bằng nhũ tương gốc axít TC1kg/m2

m2

23.955,30

0,00270

76.069

4.920.090


- Láng nhựa 2 lớp tiêu chuẩn nhựa 3kg/m2

m2

23.995,30

0,04200

76.069

76.534.740

6

Đổ bê tông M200 gờ chắn bánh xe

m3

3,1

4,5

76.069

1.061.162,6

7

Đảm bảo giao thông

Toàn bộ

1

450

66.256

29.815.200


Tổng cộng





509.618.998



Biểu 2.11: DỰ TOÁN CHI PHÍ MÁY


DỰ TOÁN CHI PHÍ MÁY

Công trình: Đường Cù Vân -An Khánh, huyện Đại Từ


STT

Loại máy

ĐVT

KLượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Máy đào 0,8m3

ca

33,20

1.600.000

53.117.970

2

Máy ủi 110cv

ca

22,04

1.200.000

26.445.424

3

Máy san

ca

60,37

1.300.000

78.477.566

4

Ô tô 2,5 tấn

ca

22,37

500.000

11.185.895

5

Ô tô 7 tấn

ca

213,42

480.000

102.441.800

6

Máy đầm 16 tấn

ca

104,00

1.300.000

135.200.000

7

Máy lu 8,5 tấn

ca

456,11

550.000

250.860.881

8

Máy nén khí

ca

16,29

500.000

8.144.802

9

Máy tưới nhựa

ca

43,12

400.000

17.247.816

10

Thiết bị nấu nhựa

ca

43,12

450.000

19.403.793

11

Máy tưới nhũ tương

ca

16,29

700.000

11.402.723


Tổng cộng




713.928.670


2.2.5. Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận cho quá trình ra quyết định

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc chớp thời cơ kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn và nhanh chóng, nhà quản trị của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cần phải nghiên cứu và ứng dụng kế toán quản trị chi phí nói chung, phân tích mối quan hệ giữa chi phi - khối lượng - lợi nhuận nói riêng vào công tác quản lý. Chẳng hạn khi tham gia bỏ thầu công trình công ty đứng trước quyết định đặt giá dự thầu, một dự án khả thi cùng với việc đưa ra giá dự thầu thấp sẽ đem lại cơ hội và khả năng thắng thầu cao. Việc xác định sản lượng và doanh thu hay giá bán để hoà vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp nhà quản trị lập kế hoạch và ra quyết định hợp lý. Hay trong



nhiều trường hợp công ty đứng trước một đơn đặt hàng của khách hàng với mức giá mà khách hàng yêu cầu, để đưa ra được quyết định chấp nhận hay từ chối lại phải căn cứ vào thông tin phân tích của kế toán quản trị. Như vậy, hàng ngày nhà quản trị của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên phải đứng trước rất nhiều tình huống phải đưa ra quyết định kịp thời, hợp lý để tối đa hoá lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường. Hiện nay, việc ứng dụng việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng -

lợi nhuận phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên chưa được quan tâm. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong quản lý và điều hành nhưng do kiến thức về kế toán quản trị còn hạn chế và việc ứng dụng kế toán quản trị còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, đứng trên góc độ kế toán doanh nghiệp, có thể đánh giá khái quát thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty như sau:

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản lý, kiểm tra kiểm soát công tác kế toán thuận lợi, tạo sự chủ động cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận kế toán.

- Việc phân loại chi phí theo các khoản mục, yêu tố chi phí đã giúp cho việc quản lý chi phí thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho việc lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.



- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình là hợp lý và sử dụng chủ yếu phương pháp tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp giúp cho việc công tác tập hợp chi phí có tính chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí.

- Hệ thống chứng từ về cơ bản được tổ chức hợp lý, chặt chẽ trong toàn bộ quá trình luân chuyển. Các chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và linh hoạt để vừa phục vụ công tác kế toán tài chính, vừa phục vụ công tác kế toán quản trị.

- Hệ thống tài khoản để tổ chức kế toán chi phí dựa trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 30/3/2006 và được chi tiết tương đối hợp lý nhằm cung cấp thông tin chi phí cần thiết phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.

- Hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đảm bảo đúng quy định của Bộ tài chính, mang tính khoa học, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí góp phần phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị một cách kịp thời.

- Các báo cáo chi phí được lập định kỳ góp phần cung cấp một số thông tin chi phí cần thiết, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

- Đơn vị đã vận dụng phần mềm kế toán nên phần lớn công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính, nhân viên kế toán chỉ cần nhập chứng từ ban đầu vào máy, các công việc còn lại như tính toán, tổng hợp lên các sổ, bảng máy sẽ tự động thực hiện. Vì vậy mà khối lượng công việc kế toán tại công ty được đơn giản đi, tăng hiệu quả, giúp giảm bớt sai sót trong việc hạch toán kế toán.

- Phương thức giao khoán được công ty áp dụng cho các đội thi công tương đối hợp lý và có quy chế rò ràng, điều đó giúp tận dụng năng lực hoạt động từ các đội và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.2. Một số tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu

Thứ nhất: Về tổ chức phân loại chi phí



Việc phân loại chi phí ở Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên mới chỉ dừng lại ở cách phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí mà chưa có hệ thống thu thập, nhận diện chi phí theo yêu cầu quản trị như phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí hoặc theo cách phân loại khác nhằm ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.

Thứ hai: Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị chi phí

Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị chi phí bao gồm các nội dung về tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán nhằm thu nhận thông tin cung cấp cho quá trình phân tích để ra quyết định quản lý.

Về tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu:

Tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên hiện nay việc vận dụng hệ thống chứng từ chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của kế toán quản trị, chưa thích hợp cho việc phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí trong kế toán quản trị.

Để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin phục vụ yêu cầu quản trị ở công ty, ngoài các chứng từ được quy định ở kế toán tài chính còn phải thiết kế, bổ sung, xây dựng các chứng từ phục vụ kế toán quản trị như những chứng từ báo động để phản ánh những biến động vượt định mức về vật tư, lao động…Căn cứ vào đó nhà quản trị sẽ kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm, vật tư lao động tiền vốn trong sản xuất thi công. Vấn đề này thực tế chưa được công ty quan tâm, nghiên cứu thực hiện.

Hơn nữa, công tác tập hợp chứng từ của kế toán đội còn mang tính chất đối phó sao cho chi phí sản xuất thực tế đúng bằng với chi phí giao khoán của công ty cho các đội thi công. Vì vậy nhiều khi không phản ánh đúng chi phí thực tế của công trình, gây khó khăn trong việc xác định giá bỏ thầu, ảnh hưởng đến cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận của đơn vị.



Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và hạch toán trên sổ kế toán:

Qua nghiên cứu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên việc vận dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán hiện hành nhưng vẫn còn hạch toán chưa đúng nội dung chi phí:

- Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân vận hành máy thi công được hạch toán vào TK 642. Việc hạch toán như vậy là trái với quy định về kế toán hiện hành.

- Các khoản chi phí lãi vay vốn cho thi công các công trình, hạng mục công trình, kế toán đều hạch toán hết vào TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính mà không vốn hoá vào giá trị công trình, vì vậy đã không phản ánh đúng giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình. Kế toán của công ty nên hạch toán chi phí lãi vay vào TK 6278 bằng phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp tuỳ thuộc vào số vốn vay đó được sử dụng cho một công trình hay nhiều công trình.

Như vậy, thông tin chủ yếu mà công ty thu nhận được theo yêu cầu của kế toán tài chính là thông tin quá khứ, chưa có hệ thống thu nhận và nhận diện chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị. Công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở kế toán chi tiết. Cho nên dự toán chi phí lập được dựa trên số liệu lịch sử nên mang tính chất báo cáo tài chính.

Thứ ba: Về việc xây dựng, quản lý và sử dụng định mức, dự toán

Hiện nay công tác xây dựng định mức dự toán của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị, hệ thống định mức và dự toán chưa đầy đủ. Định mức chi phí tại công ty được xây dựng khá cụ thể tuy nhiên còn nhiều công việc vẫn chưa có định mức và đơn giá cụ thể. Tại đơn vị đã có sự so sánh giữa chi phí thực tế với định mức chi phí và dự toán, song việc tìm ra nguyên nhân chênh lệch và các biện pháp cụ thể khắc phục nguyên nhân làm tăng chi phí so với định mức, dự toán còn hạn chế, chưa được chú trọng.



Trong quá trình xây dựng dự toán nội bộ của công ty giao khoán cho các đội thì chi phí sản xuất chung dự toán được xác định là phần còn lại của quyết toán công trình nội bộ sau khi trừ đi các khoản chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung như vậy là chưa khoa học và có căn cứ, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát khoản chi phí sản xuất chung này. Do vậy công ty cần phải xây dựng phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung khoa học hơn để tăng cường kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thi công nói riêng và của công ty nói chung.

Thứ tư: Về công tác lập báo cáo kế toán quản trị chi phí

Hiện nay các báo cáo kế toán quản trị của công ty chưa thiết lập đầy đủ, khoa học để phục vụ yêu cầu quản lý. Báo cáo còn mang nặng tính liệt kê, mẫu chưa khoa học và thống nhất, được lập bằng phương pháp thủ công nên tốn kém công sức và thiếu chính xác nên làm giảm tác dụng kiểm soát chi phí. Nguyên nhân chính là do việc thiết kế các mẫu biểu kế toán quản trị hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, khả năng nhận thức của từng đơn vị cũng như phụ thuộc vào sự hướng dẫn của bản thân ngành xây dựng và Nhà nước.

Mặt khác các báo cáo cũng chưa mở ra các tình huống như với mức chi phí hiện hành thì việc thay đổi cơ cấu chi phí kinh doanh, khi nhận thêm các đơn hàng, hợp đồng kinh tế,…thì kết quả kinh doanh thay đổi như thế nào, có mang thêm những lợi ích gì những quyết định đó? Hay chính xác hơn các báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo của quản trị.

Thứ năm: Về tổ chức phân tích thông tin

Công ty chưa chủ động trong việc tổ chức và thực hiện kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu quản trị. Công tác phân tích chi phí chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ thực hiện so sánh giản đơn để đánh giá sự biến động của chi phí. Chưa khai thác kĩ thuật phân tích chi phí của kế toán quản trị và phân tích kinh tế để đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả như: phân tích các báo cáo chi phí theo từng bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022