Sự Cần Thiết Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp bắt đầu từ những năm 1990 nhưng phải đến năm 2000 mới đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM từ đó thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời. Năm 2010, Luật chứng khoán được thông qua với các nội dung quan trọng, chuẩn hóa việc phát hành, công bố thông tin và xử lý vi phạm về các loại chứng khoán. Cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý về chứng khoán, các quy định về kế toán công cụ tài chính cũng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện: Tính đến nay văn bản chủ đạo kế toán công cụ tài chính là Thông tư 210/2009/TT- BTC ban hành ngày 6/11/2009 quy định việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính. Việc thiếu vắng các quy định về việc nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận công cụ tài chính dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp phản ánh nghiệp vụ kế toán công cụ tài chính, nhất là công cụ tài chính phái sinh. Trong chương 3 tác giả luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng kế toán công cụ tài chính và thấy rằng các doanh nghiệp hiện nay rất cần sự hướng dẫn, chuẩn hóa của cơ quan ban hành chế độ kế toán, của các cơ sở đào tạo trong việc hoàn thiện kế toán công cụ tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý trong và ngoài doanh nghiệp. Đồng thời qua kết quả điều tra doanh nghiệp, tác giả luận án kết luận có mối liên hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với các đặc điểm riêng của doanh nghiệp như: quy mô tài sản, kết quả kinh doanh, uy tín doanh nghiệp kiểm toán. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại chương 4 đó là: Để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính, ngoài những biện pháp nằm trong quy trình kế toán (nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin) cần có các biện pháp ngoài quy trình kế toán (áp lực từ nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp, doanh nghiệp kiểm toán, yêu cầu đòi hỏi của nhà quản trị doanh nghiệp, mục tiêu xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp).


CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM


4.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

4.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

Công cụ tài chính có mặt ở hầu hết các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bởi vì trong quá trình hoạt động, từ hoạt động huy động vốn đến hoạt động sử dụng vốn trong kinh doanh hay phòng ngừa rủi ro đều gắn với công cụ tài chính do doanh nghiệp phát hành hay đầu tư. Vì vậy kế toán công cụ tài chính giữ vai trò quan trọng, chi phối chất lượng thông tin kế toán mà doanh nghiệp cung cấp.

Để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính không chỉ cung cấp thông tin giúp cho đánh giá được kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin giúp cho việc đánh giá tính ổn định trong tăng trưởng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp- đây là vấn đề cốt lõi mà các nhà đầu tư quan tâm.

Việc hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp tài chính mang lại các lợi ích cụ thể như sau:

- Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp.

Các thông tin hữu ích, có thể so sánh được trên Báo cáo tài chính tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, các tổ chức tài chính tín dụng, các đối tác từ đó giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tăng cường vốn tín dụng, gia tăng uy tín và giá trị.

- Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tượng sử dụng thông tin.


Do đặc thù của công cụ tài chính là huy động vốn hoặc sử dụng vốn có hiệu quả bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc minh bạch thông tin là rất cần thiết. Thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của: nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, chuyên gia ra quyết định đầu tư, tư vấn, cho vay...

- Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm phục vụ quản lý vĩ mô

Thông tin kế toán công cụ tài chính giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm và kiểm tra được tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó thực hiện chức năng quản lý cuaer mình. Cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Cơ quan thống kê... giám sát doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về thuế, kế toán tài chính đồng thời nghiên cứu thực tế để ban hành chính sách mới cho phù hợp.

- Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong Dự thảo chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020, Ủy ban CKNN đã chỉ rõ việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa tạo kênh huy động, phân phối vốn đầu tư cho nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp khác tiếp tục được tạo điều kiện để tham gia vào TTCK. Hàng hóa cung ứng trên TTCK được đa dạng hóa, đảm bảo cho hoạt động của TTCK được an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, niêm yết tại các Sở giao dịch lớn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế. Doanh nghiệp không ngừng cải tiến năng lực quản lý, hoàn nhập với chuẩn mực, yêu cầu về công bố thông tin minh bạch, tin cậy thu hẹp khoảng cách phát triển của Việt Nam với thế giới.

Quá trình hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính thể hiện theo sơ đồ sau:


Quy trình

kế toán CCTC


Nhận

Đo

Ghi

Trình

diện

lường

nhận

bày

Phân loại



Công bố




thông




tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 16


Yếu tố bên ngoài quy trình kế toán CCTC

Quy mô DN

Kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp kiểm toán


Người sử dụng thông tin kế toán CCTC

Nghiệp vụ về công cụ tài chính

Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính

Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán công cụ tài chính với việc ra quyết định kinh doanh

Để có được thông tin đầy đủ, hữu ích cho người sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định liên quan đến công cụ tài chính, đòi hỏi kế toán phải có mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính ngày càng cao và có chất lượng.

Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính phụ thuộc vào 2 nhóm chính:

Nhóm yếu tố bên trong quy trình kế toán công cụ tài chính: bao gồm các phương pháp kỹ thuật riêng chuyên ngành kế toán như: Việc nhận diện, phân loại công cụ tài chính; Đo lường công cụ tài chính; Ghi nhận công cụ tài chính; Nguyên tắc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.

Nhóm các yếu tố bên ngoài quy trình kế toán công cụ tài chính bao gồm: quy


mô doanh nghiệp (biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: tổng tài sản, nợ phải trả trên tổng tài sản…); kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản, giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu…); uy tín doanh nghiệp kiểm toán.

Từ nhận định trên tác giả luận án đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam bao gồm hai nhóm giải pháp bên trong quy trình kế toán và nhóm giải pháp nằm ngoài quy trình kế toán.

4.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

4.1.2.1 Kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam cần đáp ứng được nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng

Cần phải đặt yêu cầu của người sử dụng thông tin vào trung tâm, để từ đó xây dựng các phương pháp kế toán phù hợp. Để đạt được điều này, thông tin kế toán cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thông tin cần cô đọng nhưng phải đầy đủ giúp đánh giá được giá trị, kỳ hạn và tính không chắc chắn của các luồng tiền từ công cụ tài chính. Như vậy công cụ tài chính cần phải trình bày theo nhóm, khoản mục có cùng bản chất kinh tế và mục đích sử dụng.

- Thông tin phải mô tả được bức tranh tài chính về hoạt động của doanh nghiệp như một thể thống nhất và liên kết với nhau. Mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, bổ xung cho nhau, có mối liên kết với nhau.

- Thông tin giúp cho người sử dụng đánh giá được tính thanh khoản và linh hoạt về tài chính của doanh nghiệp. Thông tin về tính thanh khoản giúp cho người sử dụng đánh giá được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Thông tin về tính linh hoạt tài chính giúp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính cho các cơ hội kinh doanh phát sinh ngoài dự kiến.


4.1.2.2 Kế toán công cụ tài chính trong doanh nghiệp phi tài chính cần đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý của Việt Nam và sự phát triển trong tương lai

Kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, để cung cấp thông tin cho người ra quyết định. Hoàn thiện công tác kế toán là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý về các thông tin kế toán phải đầy đủ hơn, kịp thời hơn. Đặc biệt đối với các quyết định sử dụng công cụ tài chính, vì đây là thị trường mang tính rủi ro cao. Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang phát triển đặc biệt hệ thống chính sách, chế độ quản lý đang trong quá trình hoàn thiện, do đó, kế toán một công cụ quản lý cũng nằm trong tiến trình đó- cần hoàn thiện từng bước phù hợp với đặc thù nền kinh tế, phù hợp với cơ chế quản lý tại Việt Nam hướng tới hài hợp với thông lệ quốc tế.

Do đó hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp, của thị trường chứng khoán, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

4.1.2.3 Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính cần hướng tới hài hòa với thông lệ quốc tế (IAS/ IFRS)

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam phải phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế bởi vì Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, do đó hệ thống kế toán tài chính của Việt Nam không thể nằm ngoài quy định về chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mặt khác, ngoài cổ đông trong nước, các doanh nghiệp còn có các cổ đông nước ngoài. Muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì hệ thống kế toán nói chung và kế toán công cụ tài chính nói riêng phải phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin này. Mặt khác, doanh nghiệp muốn niêm yết tại các Sở giao dịch lớn, hoặc có chi nhánh tại các nước thì các thông tin được công bố trên Báo cáo tài chính phải tuân thủ thể quy định chung của quốc tế và của nước sở tại.


Hơn nữa, các công cụ tài chính ngày càng đa dạng, phức tạp nên việc tự xây dựng chuẩn mực kế toán về đối tượng này sẽ không đơn giản. Việc lựa chọn con đường hài hòa với IAS/ IFRS giúp cho tiết kiệm các nguồn lực hơn so với tự xây dựng chuẩn mực mới.

Chính vì vậy, khi hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phải có sự tham khảo và kế thừa các quy định của tổ chức kế toán quốc tế nhằm tiếp thu một cách nhanh chóng, hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật, kinh nghiệm quốc tế.

4.1.2.4 Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả và tính khả thi

Tính hiệu quả và khả thi là cơ sở của các giải pháp hoàn thiện. Tính hiệu quả đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện khi được thực thi sẽ đem lại sự cải tiến trong công tác kế toán, đồng thời các chi phí bỏ ra để thực hiện các giải pháp ở mức thấp nhất có thể.

Tính khả thi đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện phải xuất phát từ nhu cầu bức xúc của thực tiễn và các giải pháp này phải được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.

4.1.2.5 Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, với các bước đi phù hợp

Với vai trò quản lý nhà nước về kế toán và trực tiếp thực hiện việc cải tổ hệ thống kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính đã xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán cần tích cực cập nhật, phổ biến kiến thức về kế toán công cụ tài chính cho kế toán viên và kiểm toán viên.

Giai đoạn 1: Rà soát các văn bản hiện hành về kế toán công cụ tài chính , từ phân loại, ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin nhằm xác định nội dung cần thực hiện để tiến tới thống nhất, đồng bộ các văn bản chế độ.

Giai đoạn 2: Ban hành chính thức chuẩn mực kế toán công cụ tài chính

Giai đoạn 3: Nghiên cứu đánh giá tính hiện thực của chuẩn mực, để có bước hiệu chỉnh hoặc hướng dẫn, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.


4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

4.2.1 Nhận diện và phân loại công cụ tài chính


4.2.1.1 Nhận diện và phân loại công cụ tài chính cơ sở


Nhận diện công cụ tài chính là công việc đầu tiên, rất quan trọng ảnh hưởng đến phương pháp đo lường và phương pháp ghi nhận đối tượng kế toán. Chính vì vậy, cần nâng cao hiểu biết về công cụ tài chính. Việc nhận diện, phân loại tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính thuộc nhóm nào sẽ quyết định việc ghi nhận, đo lường, báo cáo theo từng nhóm riêng, với các mục đích riêng. Do vậy cần nâng cao nhận thức ban đầu về công cụ tài chính cơ sở.

Theo tác giả luận án, để nhận diện công cụ tài chính cần xác định rõ, doanh nghiệp mình là bên phát hành hay bên nắm giữ công cụ tài chính để từ đó phân loại công cụ tài chính cho phù hợp, cụ thể:

- Đối với bên phát hành công cụ tài chính: phải phân loại công cụ đó là nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu phù hợp với bản chất và định nghĩa của nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu.

+ Công cụ nợ phải trả tài chính (Financial Liabilities):gồm: Các nghĩa vụ theo hợp đồng phải giao tiền hay 1 tài sản tài chính khác, hoặc trao đổi tài sản tài chính với đơn vị khác và Một số hợp đồng được thanh toán bằng vốn chủ sở hữu của đơn vị. Nợ phải trả ngắn hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi….Nợ phải trả dài hạn bao gồm các khoản vay dài hạn, trái phiếu, trái phiếu tương lai…

+ Công cụ vốn chủ sở hữu (Equity Intrusment): là hợp đồng cho phép hưởng lợi ích còn lại trong các tài sản của đơn vị sau khi trừ hết Nợ phải trả, bao gồm các loại sau: cổ phiếu, cổ phiếu lựa chọn, vốn chủ sở hữu tương lai.

- Đối với bên nắm giữ công cụ tài chính: có tài sản tài chính (Financial

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí