quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Dự án BOT Quốc lộ 13, xây dựng các KCN Việt Nam - Singapore, KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, Khu Liên hợp Công nghiệp và Dịch vụ Bình Dương diện tích 4.196 ha; ở Bình Phước có các công ty như công ty cao su Phú Riềng, Công ty cao su Lộc Ninh, Công ty cao su Sông Bé, công ty cao su Bình Phước là những DNNN đang thực hiện đầu tư hàng loạt dự án trồng mới cao su ở Bình Phước với những dự án hàng chục tỷ đồng được các NHTM tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, các NHTM còn mở rộng cho vay phát triển ngành nghề tạo bước chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đối tượng cho vay không còn đơn lẻ như những năm trước, mà đã được mở rộng như: cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông), cho các DN vừa và nhỏ vay để mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt là mở rộng và phát triển cho các làng nghề vay theo hướng sản xuất hàng hóa như chế biến nông lâm sản; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; làm các nghề mộc, nghề gốm sứ, thủy tinh; cơ khí nhỏ và đồ
thủ công mỹ nghệ…
Mô hình kinh tế trang trại là ngành có tiềm năng và lợi thế của miền Đông Nam Bộ. Do vậy, để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, các NHTM trên địa bàn còn đầu tư vốn khuyến khích các trang trại mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động có việc làm. Thực tế cho thấy kinh tế trang trại ở Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tập trung. Ngân hàng đã giúp cho các đối tượng vay để trang trải chi phí giống, cải tạo vườn, ao, chuồng, thậm chí cả chi phí trả công lao động thời vụ. Đến nay, các NHTM trên địa bàn đã cho vay 3.859 trang trại với số vốn gần 727 tỷ đồng, trong đó chủ yếu (90%) là trang trại trồng cây lâu năm (cây cao su, điều, cây ăn trái, trồng rừng) và trang trại chăn nuôi. Ngoài ra các NHTM còn chú trọng cho vay đời sống và
tiêu dùng với doanh số cho vay hàng trăm tỷ đồng, góp phần kích cầu tiêu dùng, nâng cao đời sống và sinh hoạt đối với các hộ và cán bộ công nhân viên. Có thể nói, trong những năm qua vốn tín dụng của các NHTM đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm mục tiêu chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Các mô hình kinh tế trang trại đã sử dụng đồng vốn tín dụng có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở nông thôn, đưa tiến bộ kỹ thuật vào áp dụng trong chăn nuôi, sản xuất, tăng thêm thu nhập, khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần hình thành các vùng chuyên canh và sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá cao.
Như vậy, vốn tín dụng của các NHTM đã bám sát định hướng chuyển dịch CCKT của miền Đông Nam Bộ cũng như của từng địa phương trong vùng, mở rộng và tăng cường đầu tư cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước.
- Thực trạng cho vay của các NHTM theo vùng kinh tế
Với đặc thù là vùng có tiềm năng, thế mạnh để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Trong thời gian qua các NHTM trên địa bàn miền Đông Nam Bộ đã có những thành tựu và đóng góp đáng kể trong việc phân bổ và đầu tư vốn tín dụng cho miền Đông Nam Bộ cũng như các tỉnh trong vùng, nhằm khai thác các lợi thế, tiềm năng trên địa bàn.
Cơ cấu vốn đầu tư của các NHTM đã tập trung vào những ngành nghề có tính đột phá chiến lược của vùng, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở các tỉnh có nhiều tiềm năng như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Đến thời điểm 2008, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đạt 518.728 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ tín dụng của cả miền Đông Nam Bộ, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 85,45%. Do có sự ưu tiên tập trung vốn đầu tư của
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Huy Động Vốn Của Các Nhtm Cho Chuyển Dịch Cckt
- Thực Trạng Cho Vay Của Các Nhtm Đối Với Chuyển Dịch Cckt Ở Miềnđông Nam Bộ Theo Hướng Cnh, Hđh
- Cơ Cấu Tín Dụng Theo Ngành Kinh Tế Trên Địa Bàn Miền Đông Nam Bộ
- Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH-HĐH - 16
- Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH-HĐH - 17
- Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Miền Đông Nam Bộ Giai Đoạn 2006 – 2020
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
các NHTM, do vậy các tỉnh này đã đóng góp hơn 70,48% GDP của toàn vùng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, hiện đại. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã liên kết thành mạng lưới các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch; có vai trò điều hòa thị trường lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cả khu vực phía Nam.
Thêm vào đó, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian qua các NHTM trên địa bàn miền Đông Nam Bộ không ngừng mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa đối tượng cho vay đối với lĩnh vực này. Thông qua việc mở rộng mạng lưới cho vay, áp dụng nhiều hình thức cho vay phù hợp, đối tượng cho vay được mở rộng các NHTM đã tạo điều kiện cho DN ở khu vực nông thôn và hộ nông dân vay vốn sản xuất. Nhiều ngân hàng đã chủ động tìm dự án có hiệu quả, giúp các hộ và DN hoàn thành những thủ tục cần thiết để chủ động giải ngân cho vay sớm. Đến năm 2008, có 494.505 hộ dân đang vay vốn ngân hàng với dư nợ 39.965 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, trong đó 97,4% là dư nợ cho vay thông thường.
Đầu tư tín dụng của NHTM đã giúp các hộ nông dân ở miền Đông Nam Bộ đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Vốn tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu và cây công nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao như vùng cây ăn quả ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước; vùng cây công nghiệp dài ngày ở Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh; chế biến và nuôi trồng thủy sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai…
Tóm lại, vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần khai thác các tiềm năng thế mạnh của từng địa phương và các tiểu vùng trên địa bàn miền Đông Nam Bộ,
đến nay trên địa bàn đã hình thành các KCN, KCX tập trung, khu công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo điều kiện phát huy lợi thế, tiềm năng của từng tỉnh, từng tiểu vùng. Góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiệu quả.
2.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Trong thực tiễn, thông qua việc khai thác và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các NHTM luôn có mối quan hệ chặt chẽ, và có vai trò tác động rất quan trọng đến quá trình chuyển dịch CCKT. Khi cơ cấu tín dụng được điều hành linh hoạt và hợp lý, nó sẽ trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT; và ngược lại nếu cơ cấu tín dụng được điều hành thiếu linh hoạt, trì trệ thì sẽ trở thành nhân tố kìm hãm quá trình chuyển dịch CCKT.
Từ phân tích thực trạng huy động vốn và đầu tư tín dụng của NHTM trong giai đoạn 2004 - 2008, cho thấy hoạt động tín dụng NHTM đã đạt được những kết quả nhất định, có vai trò quan trọng tác động đến CCKT của miền Đông Nam Bộ chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hiện đại. Hoạt động tín dụng của NHTM đã tạo điều kiện tận dụng, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng của NHTM còn góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển.
Nhìn chung, các NHTM đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn và cho vay vốn trên địa bàn, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho quá trình chuyển dịch CCKT. Những thành tựu cơ bản trong hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, với việc khai thác và tập trung có hiệu quả nguồn vốn, các NHTM trên địa bàn từng bước chủ động đầu tư vốn tín dụng cho chuyển dịch CCKT miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH.
Mặc dù trong những năm qua nền kinh tế có những biến động thăng trầm và bất lợi cho hoạt động ngân hàng, mặt khác với sự cạnh tranh của nhiều loại hình huy động vốn xuất hiện trong nền kinh tế như các công ty bảo hiểm, thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư … Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các NHTM, cùng với sự điều hành, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các công cụ của chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ như lãi suất, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong từng thời điểm cụ thể. Do đó, các NHTM trên địa bàn đã khai thác có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để phục vụ đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH.
Tốc độ và quy mô nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm và tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2004 - 2008 tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 39,05%, đến năm 2008 quy mô nguồn vốn huy động tăng gấp 3,9 lần so với năm 2004. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đa dạng vốn cho CNH, HĐH nền kinh tế, các NHTM trên địa bàn đã điều chỉnh cơ cấu vốn huy động theo hướng tích cực, hợp lý. Tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn đang có xu hướng tăng, từ chỗ chỉ chiếm 16,94% trên tổng nguồn vốn huy động năm 2004 đến 19,84% năm 2008, bên cạnh đó kết cấu vốn huy động bằng ngoại tệ và VNĐ cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực.
Trên cơ sở khai thác và tập trung các nguồn vốn, các NHTM trên địa bàn đã mở rộng đầu tư cho các tổ chức kinh tế, các DN, hộ gia đình và các cá nhân vay vốn để phát triển SXKD, thu mua hay sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đáp ứng các nhu cầu vay vốn khác của khách hàng theo quy định pháp luật. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ là 545.222 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn 235.598 tỷ đồng chiếm 43,21% tổng dư nợ.
Hai là, đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy kinh tế miền Đông Nam Bộ phát triển và chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hiện đại.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các NHTM trên địa bàn đều hoạt động theo mô hình đa năng, không phân biệt các đối tượng hay chủ thể vay vốn tín dụng. Miễn là các đối tượng vay vốn đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay. Có nhu cầu vay vốn, có dự án và phương án kinh doanh khả thi.
Do đó, mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận vay vốn ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc vay vốn tín dụng ngân hàng để mua sắm hàng hóa tiêu dùng. Với sự đa dạng hóa các đối tượng vay vốn tín dụng, tín dụng ngân hàng đã góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, tạo điều kiện cho các đối tượng được vay vốn tham gia hoạt động SXKD, nâng cao mức thu nhập, nâng cao mức sống. Hơn nữa, thông qua cho vay tiêu dùng của các NHTM đã tác động đến nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa của DN và nền kinh tế. Như vậy, thông qua đa dạng hóa các đối tượng cho vay, các NHTM trên địa bàn miền Đông Nam Bộ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động đến tổng cầu của nền kinh tế từ đó đã thúc đẩy CCKT chuyển dịch nhanh, hợp lý và bền vững.
Ba là, quy mô và cơ cấu tín dụng của các NHTM ngày càng mở rộng và điều chỉnh theo hướng tích cực, hợp lý đã góp phần thúc đẩy CCKT miền Đông Nam Bộ chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Hiện nay, miền Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất của cả nước. Trong giai đoạn 2004 - 2008, đầu tư tín dụng của các NHTM không ngừng mở rộng và tăng quy mô, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
vùng và từng địa phương. Do đó đã tác động tích cực đến kinh tế của miền Đông Nam Bộ và từng địa phương trong vùng. Những lợi thế so sánh của từng ngành, từng địa phương bước đầu đã được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại.
- Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Đến năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chỉ còn 6,31%, tỷ trọng thương mại dịch vụ có xu hướng tăng và chiếm 37,69%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 55,82%. Với việc mở rộng và tăng tỷ trọng cho vay ngành thương mại - dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng đã góp phần thúc đẩy việc di chuyển lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thông qua đầu tư tín dụng đã góp phần chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu lao động, tận dụng lao động thời vụ, tạo việc làm nhất là ở các vùng nông thôn lâu nay sản xuất độc canh, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT theo định hướng của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ. Đồng thời qua đó hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo động lực lao động sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh.
Hơn nữa, trong những năm qua, các NHTM đã tăng tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng trung dài hạn vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị do đó đã tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nhiều ngành nghề mũi nhọn, KCN, KCX tập trung, khu phần mềm Quang Trung đã được các NHTM đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Trong nông nghiệp, việc áp dụng giống mới, công nghệ mới trong sản xuất đã khá phổ biến, đến nay hơn 90% diện tích đất trồng trọt đã sử dụng giống mới. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi, nhiều nhà máy chế biến nước ép trái cây, tinh bột mỳ, chế biến hạt điều ở Bình Dương,
Đồng Nai, Bình Phước đã ứng dựng công nghệ hiện đại vào sản xuất chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Cho vay các thành phần kinh tế ngày được mở rộng, do vậy đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu đầu tư tín dụng của các NHTM cho các thành phần kinh tế cũng thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đã chú trọng cho vay các hộ sản xuất nông nghiệp, các trang trại, các DN vừa và nhỏ, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Dư nợ cho vay các thành phần này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của các NHTM. Đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong giai đoạn 2004 - 2008, tỷ trọng đóng góp trong GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tương đối, giao động từ 30 đến 38% và đang có xu hướng tăng, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang có xu hướng giảm xuống, năm 2004 chiếm 29,52% đến năm 2008 giảm xuống còn 24,82% (xem bảng 2.2).
- Cơ cấu vùng kinh tế đã chuyển biến tích cực, bước đầu đã phát huy lợi thế của từng địa phương. Các KCN, KCX, khu công nghệ cao đã hình thành và tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành trung tâm hạt nhân của cả vùng, là trung tâm dịch vụ tài chính - ngân hàng, khoa học kỹ thuật của cả nước nói chung và của các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng, đóng góp 55,14% GDP của cả vùng. Một số tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhiều mô hình kinh tế trang trại phát triển quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bốn là, đầu tư tín dụng của các NHTM trên địa bàn đã tạo tiền đề cho thị trường vốn, thị trường hàng hoá ở nông thôn phát triển. Qua đầu tư vốn tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, đã thúc đẩy các thành phần kinh tế