Chu Trình Vận Hành Của Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng Ngân Hàng‌


Cơ sở

pháp lý và các điều kiện liên quan của hệ

thống là những

thành phần cần thiết cho hệ thống phát triển bền vững, như: các điều quy định trong hệ thống luật pháp, nền tảng công nghệ và điều kiện kinh tế ­ xã hội và văn hóa của mỗi nước.

1.2.2. Chu trình vận hành của hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng‌

Hoạt động của hệ thống TTTD (gọi tắt là hoạt động TTTD) là việc thu thập, xử lý, phân tích, xếp loại, trao đổi, dịch vụ cung cấp và khai thác sử dụng TTTD.

Dịch vụ

TTTD là việc cung cấp các sản phẩm TTTD; Hỗ

trợ giải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

pháp quản trị TTTD và quản trị rủi ro tín dụng; Hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao công nghệ về phần mềm quản trị TTTD; Tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm TTTD.

Dưới đây là quy trình hoạt động của Hệ thống TTTD ngân hàng

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào - 6



Nguồn đầu vào

Thu thập

Người sử dụng tin

Cung cấp tin ra



Kho dữ liệu

Xử lý thông tin

Sơ đồ 1.2 Chu trình vận hành của hệ thống TTTD ngân hàng

1.2.2.1. Thu thập thông tin

Bộ phận thu thập có chức năng thu thập thông tin về tài chính, phi tài chính của khách hàng vay và các thông tin kinh tế, thị trường có liên quan đến hoạt động tín dụng từ các nguồn trong nội bộ hệ thống ngân hàng và từ các nguồn ngoài ngành. Những vấn đề cơ bản có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin bao gồm: Nguồn thu thập, cơ sở pháp lý của


việc thu thập tin; phương pháp thu thập; trách nhiệm của người cung cấp tin, và phí thu thập thông tin.

a) Nguồn thu thập, cơ sở pháp lý của việc thu thập tin

Nguyên liệu đầu vào của hệ thống TTTD có ở rất nhiều nơi, nằm rải rác ở các cơ quan, đơn vị khác nhau. Để có thể thu thập, tổng hợp được

nguyên liệu đó thì phải tổ chức điều tra hoặc xây dựng mạng lưới thu

thập. Nhưng nếu cơ quan TTTD tự điều tra, thu thập thì sẽ rất khó khăn do phải tổ chức bộ máy cồng kềnh, tốn kém. Do vậy, họ thường thu thập kết quả thông tin từ các NHTM, cơ quan của Chính phủ và các cơ quan thông tin khác.

Về lý thuyết, cơ quan TTTD có thể thu thập thông tin một cách hợp pháp từ các nguồn sau:

­ Từ cơ quan Nhà nước: cấp giấy phép kinh doanh, cơ

Cơ quan thành lập doanh nghiệp, cơ quan quan thuế, Toà án, Kiểm toán, Công an...

Việc thu thập được thực hiện theo luật thông tin.


­ Từ

các NHTM nơi doanh nghiệp mở

tài khoản: Theo luật các

TCTD (TCTD có trách nhiệm cung cấp cho NHNN các thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng theo yêu cầu của NHNN) hoặc theo luật thông tin.

­ Từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, từ doanh nghiệp vay vốn

­ Từ các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tạp chí và các

ấn phẩm thông tin, v.v..), đây là các nguồn tin công khai.

­ Từ các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, theo thoả thuận hoặc hợp đồng trao đổi thông tin phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

­ Thông tin thông qua mạng Internet và các mạng chuyên nghiệp

khác.


b) Phương pháp thu thập thông tin

­ Đối vi ngun tin thường xuyên: Cơ quan TTTD có thể ký kết thoả thuận hoặc hợp đồng thu tin với một số nguồn có thể cung cấp thông tin thường xuyên như: cơ quan thành lập doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, NHTM, các cơ quan thông tin đại chúng...

­ Đối vi ngun tin không thường xuyên: Do khó có thể ký được hợp đồng cung cấp thường kỳ đối với các doanh nghiệp, toà án, cơ quan thuế, an ninh, kiểm toán, cơ quan thông tin nước ngoài, nên cơ quan TTTD chỉ có thể thoả thuận hoặc hợp đồng cam kết sẵn sàng cung cấp thông tin cho cơ quan TTTD khi có yêu cầu. Trong các trường hợp này có thể tổ chức thu tin qua mạng máy tính hoặc bằng các hình thức văn bản, Fax, điện thoại, hoặc các nhân viên thu tin phải đến tận nơi để thu thập.

c) Trách nhiệm của người cung cấp tin và phí thu thập thông tin

Dựa trên cơ sở pháp lý của việc thu tin, người cung cấp tin phải có

trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan TTTD theo thoả thuận hoặc

theo quy định của pháp luật. Thông tin cung cấp phải bảo đảm trung thực, chính xác, kịp thời, nguồn cung cấp tin phải chịu trách nhiệm về các thông tin của mình. Nguồn cung cấp tin có thể được hưởng phí tạo lập dữ liệu thông tin theo thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.

1.2.2.2. Xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin

a) Xử lý và phân tích thông tin

Cơ quan TTTD phải kiểm tra nguồn xác thực và tính chính xác, đúng đắn của thông tin thu thập được trước khi đưa vào phân tích, tổng hợp và lưu trữ, tránh hiện tượng sai sót ngay từ khâu thông tin đầu vào. Việc kiểm tra có thể kết hợp bằng máy tính và bằng phương pháp chuyên gia.


Xử lý phân tích thông tin là khâu quan trọng, quyết định đến chất

lượng thông tin cung cấp ra. Cùng những thông tin đầu vào như nhau

nhưng do khâu xử lý tốt thì có thể đưa ra nhiều sản phẩm thông tin khác

nhau có giá trị

với người sử

dụng. Khi xử

lý phân tích nên kết hợp cả

bằng máy tính và bằng phương pháp chuyên gia. Việc phân tích TTTD phải chú trọng các mặt sau đây:

­ Phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp, trên cơ bảng đánh giá xếp loại doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

sở đó đưa ra

­ Phân tích chất lượng tín dụng của từng khoản vay, đánh giá xếp loại khoản vay theo từng thời kỳ, đưa ra những cảnh báo sớm đối với các khoản vay có vấn đề.

­ Phân tích chất lượng tín dụng của từng NHTM và toàn hệ thống

ngân hàng, đưa ra những đánh giá, dự báo về chất lượng tín dụng từng thời kỳ.

­ Phân tích tình hình kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô trong nước, khu vực và quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

­ Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ...

Trong khâu xử lý thông tin, việc đưa ra danh sách xếp loại tín dụng doanh nghiệp là rất quan trọng, đòi hỏi cơ quan TTTD phải đầu tư nhiều thời gian, nhân lực và kinh phí, v.v..., nhưng ngược lại nó giúp các NHTM, các nhà đầu tư, nhà quản lý đưa ra các quyết sách đúng đắn và có hiệu quả hơn.

Phương pháp đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và các bước phân tích thông tin khác cũng tương đối khác nhau, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, yêu cầu của từng quốc gia hoặc từng chuẩn mực khu vực hay thế giới. Hiện


tại hoạt động TTTD của CHDCND Lào mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra thông tin trước khi lưu trữ và cung cấp thông tin ra ở dạng thô hoặc tổng hợp theo một số tiêu chí, việc phân tích thông tin chưa được thực hiện.

b) Lưu trữ thông tin

Tại cơ

quan TTTD có chức năng như

một ngân hàng dữ

liệu về

khách hàng vay của từng ngân hàng hoặc toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc lưu trữ phải đảm bảo an toàn, chính xác và dễ dàng thuận tiện cho việc tra cứu sử dụng thông tin. Tại cơ quan TTTD tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được, sau khi đã xử lý, phân tích đều phải lưu trữ, bảo quản và bảo mật theo chế độ quy định, kể cả với dữ liệu gốc và với chương trình phần mềm. Riêng với file dữ liệu phải lưu trữ bằng file nén có mã hoá ở ba vật mang tin và phải ở hai địa chỉ khác nhau để bảo đảm an toàn, an ninh và tránh rủi ro. Việc lưu trữ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng:

Mt là, tạo thành một cơ sở

dữ liệu lớn, có lịch sử

lâu dài, có đủ

thông tin để xem xét phân tích khách hàng vay theo quá trình, thông qua lịch sử để dự đoán khả năng phát triển trong tương lai. Mặt khác thông qua các số liệu tích lũy lịch sử để đưa ra được các số liệu thống kê về các chỉ số tài chính bình quân theo ngành, theo quy mô doanh nghiệp. Đây là các chỉ số rất quan trọng không thể thiếu đối với việc xếp loại tín dụng và phân tích

tín dụng phục vụ

cho các cơ

quan TTTD và các NHTM (khi sử

dụng

phương pháp đánh giá nội bộ).

Hai là, nó tạo thành một cơ sở dữ liệu sẵn sàng phục vụ cho việc tự

động trả lời tin bằng máy tính. Hiện nay, thông qua nối mạng Online,

người hỏi tin có thể trực tiếp tra cứu trên mạng để nhận được các bản trả lời tin tự động, không có sự can thiệp của người trả lời tin. Đây là một xu thế mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng thông tin, nhưng nó chỉ có thể thực hiện được khi có một cơ sở dữ liệu đáp ứng sẵn sàng.


1.2.2.3. Cung cấp thông tin cho người sử dụng

a) Các sản phẩm thông tin cung cấp cho người sử dụng

Các sản phẩm đầu ra của TTTD là kết quả của quá trình thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến

chất lượng hiệu quả

hoạt động và sự

tồn tại phát triển của hoạt động

TTTD. Yêu cầu với các sản phẩm đầu ra là phải phong phú, đảm bảo chất lượng nội dung và kịp thời. Về nội dung, sản phẩm đầu ra phải có các nội dung sau:

­ Thông tin về doanh nghiệp: Hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng...

­ Thông tin về cá nhân kinh doanh: Hồ sơ pháp lý, quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp...

­ Thông tin kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

­ Thông tin về doanh nghiệp nước ngoài.

­ Danh sách xếp loại doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.

­ Xếp loại chất lượng tín dụng đối với những khoản vay lớn, danh sách những khoản vay có vấn đề cần phải cảnh báo sớm.

­ Đánh giá chất lượng tín dụng của từng NHTM và toàn hệ thống ngân hàng.

­ Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ.

Hình thức cung cấp thông tin cho người sử dụng phải đa dạng, có

thể bằng văn bản, bằng các ấn phẩm thông tin, bằng nối mạng máy tính, đĩa mềm, Fax....


Về thời gian cung cấp thông tin: Do đặc thù của TTTD nên ngoài

thông tin định kỳ, phải đáp người sử dụng tin.

ứng kịp thời những yêu cầu đột xuất của

Hiện nay, các sản phẩm đầu ra của TTTD trong hệ thống ngân hàng CHDCND Lào còn tương đối hạn chế, chủ yếu mới đáp ứng được thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng và doanh nghiệp trong nước. Hình thức cung cấp thông tin chưa phong phú, đa dạng, chưa phát hành các ấn phẩm về thông tin tín dụng.

b) Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin

Việc xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin cho người sử dụng là

hết sức quan trọng. Đây chính là việc tiêu thụ hay bán thông tin đến tay

người sử dụng, vì vậy cần phải triển khai tốt để tổ chức cung cấp thông tin phù hợp. Cụ thể:

­ Đối với các khách hàng thường xuyên: Phải nối mạng máy tính để truyền tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

­ Đối với các khách hàng không thường xuyên: Có thể cung cấp bằng văn bản, Fax....

­ Bố trí nhiều điểm cung cấp tin ở các khu vực trong cả nước để tạo thuận lợi cho việc phân phối tin đến người sử dụng, thông qua các trung gian cung cấp thông tin là các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và NHTM.

­ Chú trọng tận dụng các khả năng giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện, giá thành thấp và độ an toàn cao của Internet để áp dụng giải pháp trả lời tin trực tuyến, tự động bằng máy tính.

c) Giá trị pháp lý của thông tin cung cấp ra

Cơ quan TTTD phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp, tức là thông tin phải trung thực, đúng đắn, khách quan, không


thiên vị hay vụ lợi. Đòi hỏi về giá trị pháp lý của thông tin là tất nhiên, vì nếu cơ quan TTTD không chịu trách nhiệm về nội dung thông tin của mình thì không thể bán cho ai được. Cơ sở đảm bảo là người cung cấp thông tin đầu vào phải chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào của mình đã cung cấp

cho cơ

quan TTTD. Cơ

quan TTTD phải kiểm tra trước, xử lý thông tin

phải đảm bảo chính xác. Tuy nhiên, cơ quan TTTD không chịu trách nhiệm

về hậu quả

kinh doanh khi sử

dụng tin, vì thông tin là khách quan, còn

quyền quyết định trong kinh doanh thuộc về người sử dụng tin. Người sử dụng tin nếu biết kết hợp thông tin với hành động đúng đắn thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn, còn nếu có thông tin mà hành động sai lầm thì sẽ dẫn đến thất bại.

1.2.2.4. Giá cả thông tin

Có rất nhiều cách để

tính giá trị

của thông tin. Thông thường giá

thành thông tin được tính bằng tổng các khoản chi phí tạo ra thông tin. Các khoản chi phí để tạo ra thông tin có thể bao gồm các khoản như: chi phí cho hệ thống máy tính, truyền thông; chi phí cho phần mềm; chi phí cho các thiết bị phụ trợ; chi phí thông tin đầu vào; chi phí nhân công; chi phí văn phòng.

Tuy nhiên, các nhà quản lý ngày nay lại đưa ra một cách tính khác. Một thông tin hay hệ thống thông tin phục vụ cho việc ra quyết định như vậy phải xem xét giá trị thông tin thông qua việc thông tin đó đóng góp như thế nào với quyết định đó và kết quả ứng xử của người sử dụng thông tin sau khi thực hiện quyết định. Theo cách này, giá trị của một hệ thống thông tin là sự thể hiện bằng tiền của tập hợp những rủi ro mà người sử dụng thông tin tránh được và những cơ hội thuận lợi mà người đó có được nhờ hệ thống thông tin.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022