Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Thanh Tra Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Trong Cơ Chế Tự Khai, Tự Nộp



1. Sự cần thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm qua đã phát triển nhanh chóng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế xã hội tỉnh nhà. Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước hàng năm chủ yếu dựa vào sự phát triển của nền kinh tế, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn thời gian qua giúp thu ngân sách nhà nước (NSNN) không ngừng tăng qua các năm, năm 2013 tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt trên 5.500 tỷ đồng, bằng 109 % so năm 2012.

Tuy nhiên, việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp còn nhiều điều bất cập nhất là tình trạng thất thu thuế, tình trạng gian lận, trốn thuế. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội, vì nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không động viên kịp thời mọi nguồn thu vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nguyên nhân của vấn đề trên là hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật thuế nói riêng còn nhiều kẻ hở, cơ chế quản lý thuế chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ thuế còn nhiều khiếm khuyết, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp chưa nghiêm… Vì vậy, hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp là việc làm vừa có tính cấp thiết, tính thời sự và có ý nghĩa lâu dài.

Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác thanh thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang” hy vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm soát trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả được biết ở Việt Nam đã có một số đề tài liên quan đến công tác thanh tra của các ngành lĩnh vực khác như “Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thanh tra tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Long; “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” của tác giả Trần Đức Lượng ; “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng” của tác giả Phạm Văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Khanh... Các đề tài trên hoặc chỉ phân tích khía cạnh hoàn thiện về quản lý vĩ mô, hoặc nghiên cứu khái quát, hoặc nghiên cứu theo đặc điểm của ngành lĩnh vực khác. Trong ngành thuế cũng có đề tài nghiên cứu về thanh tra, kiểm tra thuế, tuy nhiên các đề tài này đề cập đến thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau trên các địa bàn khác nhau như : “Hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Phạm Thanh Huyền; “Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Văn Hạnh;“ Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục Thuế tỉnh Bình Dương” của tác giả Phạm Công Độ. Do đó, việc nghiên cứu, lý giải để làm rõ cơ sở lý luận một cách toàn diện và đầy đủ hiện trạng cơ chế thanh tra thuế của đối với doanh nghiệp và hoàn thiện cơ chế này là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác thanh thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang. Do đó, đề tài của tác giả không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố và thật sự cần thiết với Cục Thuế tỉnh An Giang trong tình

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 3

hình mới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác công tác thanh tra thuế trong

cơ chế tự khai, tự nộp.

Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp

trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra thuế đối với doanh


nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài chọn nghiên cứu cán bộ, nhân viên và một số doanh nghiệp đã được thanh tra thuế tại tỉnh An Giang.

- Thời gian: Từ năm 2010-2013

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với nguồn số liệu thứ cấp là chủ yếu, số liệu chủ yếu được thu thập từ các báo cáo công tác thuế hàng năm của cơ quan thuế, báo cáo công tác thanh tra, các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra thuế. Ngoài ra, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có liên quan như: Giám đốc các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra; thu thập thông tin từ những cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra; thu thập thông tin từ lãnh đạo các bộ phận chức năng trong ngành thuế…

Các dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: Thống kê, mô tả, đối chiếu so sánh, phân tích tỷ lệ và tổng hợp để phân tích thực trạng công tác quản trị hoạt động thanh tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng, hình vẽ và biểu đồ, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp

trong cơ chế tự khai, tự nộp.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong

cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP

1.1. Những vấn đề chung về thanh tra thuế

1.1.1. Khái niệm về thuế

Thuế ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện.

Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”.

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong quyển “Tài chính công” đã đưa ra

một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.


Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước.

Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm về thuế cần chú ý các đặc điểm sau: Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị

trường.

Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền mong muốn số thuế phải nộp hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.

Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định: Thuế là khoản thu xác định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Trái ngược với vay, thuế không được hoàn trả trực tiếp.

Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng Quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước: Khác với khoản vay, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho


người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ sử dụng ít các dịch vụ công cộng; họ cũng không có quyền đòi hỏi được hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với số thuế họ phải trả vì lý do này hay lý do khác; và họ cũng không thể từ chối nộp thuế với lý do họ đã phải thanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này.

Tóm lại, đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về Nhà nước và thể hiện sức mạnh của Nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế tái phân phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Trong xã h ội dân chủ, mặc dù không nhận đối giá trực tiếp từ số tiền thuế nhưng dân chúng cũng nhận được một cách gián tiếp thông qua lợi ích từ các khoản chi công. Ở đây có điểm đáng nói, hành vi nộp thuế của người dân mang tính cụ thể, cá nhân và trực tiếp, còn sự thụ hưởng lợi ích từ chi tiêu của chính phủ mang tính trừu tượng công cộng và gián tiếp. Do đó, ngoài việc hành thu thuế thật tế nhị mà minh bạch, chính phủ cần phải công bố rõ ràng chương trình hành động của mình và tăng cường giáo dục ý thức công dân về nghĩa vụ nộp thuế ngay từ bậc tiểu học. Như vậy, dân chúng mới ý thức được sự cần thiết của thuế, mới xem nộp thuế là một việc làm tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống cộng đồng.

1.1.2. Khái niệm về thanh tra thuế

Thanh tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan thuế đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm thanh tra thuế, trước hết cần nắm được khái niệm thanh tra.

1.1.2.1. Khái niệm thanh tra

Hoạt động thanh tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm đúng sai đối với những vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụ trong chức năng thực hiện công tác quản lý của mình.

Thanh tra mang tính quyền lực Nhà nước, là chức năng của quản lý Nhà nước, thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà nước. Thanh tra luôn áp dụng quyền lực của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó. Thanh tra


có tính độc lập tương đối. Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy Nhà nước.

Khái niệm về thanh tra được cụ thể hoá trong Luật thanh tra năm 2004: "Thanh tra Nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định".

1.1.2.2. Khái niệm thanh tra thuế đối với doanh nghiệp

Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính thì thanh tra thuế là ''hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật''

Như vậy có thể hiểu, Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các doanh nghiệp theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật về thuế và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra thuế nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho doanh nghiệp luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

1.1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra thuế

Hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mục


đích hoạt động của Thanh tra thuế là:

Một là, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp: Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. Thanh tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật.

Hai là, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp: Định hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mỗi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra thuế là xem xét việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những hành vi sai phạm, người vi phạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Hiện nay, khi hành vi vi phạm về thuế còn diễn ra phổ biến thì phát hiện các vi phạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là mục đích quan trọng của hoạt động thanh tra thuế.

Ba là, phát hiện những sơ hở, hạn chế chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung: Hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống chưa, có khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó.

Bốn là, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế: Đây là những mục đích có tính chất gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra, nhất là việc “Phát huy nhân tố tích cực" qua hoạt động thanh tra. Nhân tố tích cực ở đây được hiểu là những việc làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một tư cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023