Tầm Quan Trọng Của Công Tác Thanh Tra Thuế Trong Cơ Chế Tự Khai, Tự Nộp


suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta, nhất là trong lĩnh vực thuế. Mặt khác, thanh tra thuế không chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai và còn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Thông qua hoạt động thanh tra thuế cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, nhũng nhiễu gây tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của. cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của nhà nước mà còn là yêu cầu của nhân dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng đối với ngành thuế.

1.1.4. Vai trò của công tác thanh tra thuế

Thanh tra thuế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Cụ thể:

Thứ nhất, thanh tra thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, mỗi sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương pháp quản lý thu khác nhau. Về cơ bản mỗi sắc thuế khi được ban hành đều đã đư ợc nghiên cứu kỹ và chuẩn bị chu đáo nhưng do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ chuyển đổi từ hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Chính vì vậy, thanh tra thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp.

Thứ hai, thanh tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế. Hoạt động thanh tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Theo đó, vừa phòng ngừa các hành vi phạm pháp luật thuế có thể xảy ra; vừa sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm xử lý và răn đe hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế.

Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thanh tra thuế

chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách, pháp luật về thuế hay không? Qua đó sử dụng các


biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của NNT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy không có hệ thống pháp luật nào có thể đảm bảo là không khiếm khuyết. Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi dụng, cố tình lách luật để trục lợi cá nhân. Thanh tra thuế phải phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu c ực để ngăn ngừa kịp thời. Việc kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế là biện pháp hữu hiệu nhất đối với việc phòng ngừa các loại tội phạm có thể phát sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế.

Thứ ba, thanh tra thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Triển khai thực hiện pháp luật thuế, cũng đồng thời với việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Qua hoạt động thanh tra phát hiện những người nộp thuế thực hiện không đúng và không đủ các thủ tục hành chính thuế để kịp thời chấn chỉnh. Đồng thời phát hiện những khiếm khuyết, những thủ tục không phù hợp với thực tế để kiến nghị bổ sung hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp luật thuế.

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 4

1.1.5. Nguyên tắc thanh tra thuế

Nguyên tắc thanh tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý, các tổ chức thanh tra, các thanh tra viên và các đối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra. Để công tác thanh tra thuế đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Một là, thanh tra thuế phải trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Hai là, tuân thủ pháp luật: Không được làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối với cán bộ thanh tra khi thi hành công vụ. Việc tuân theo pháp luật được thể hiện trong quá trình thanh tra phải đúng những quy định văn bản pháp luật, đảm bảo tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền cho phép.

Ba là, tuân thủ quy trình, quy phạm của hoạt động thanh tra do ngành thuế quy định: Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành thanh tra, trước hết phải có quyết định thanh tra do người có thẩm quyền ban hành. Nội dung quyết định thanh tra


phải bảo đảm tính pháp lý. Người thực hiện quyết định là Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Kết thúc cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải có kết luận, kiến nghị, quyết định về nội dung đã được thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị các quyết định đó.

Bốn là, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời: Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra thuế phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung thanh tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc để kết luận thanh tra được chính xác. Tính chính xác của kết quả thanh tra bảo đảm công tác thanh tra thuế đạt hiệu quả cao.

Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng, không thiên lệch và bóp méo sự thật.

Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra thuế phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra đến kết luận thanh tra để các tổ chức, các nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Việc công khai hoạt động thanh tra thuế nhằm nâng cao tính khách quan, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra thuế. Tuy nhiên, tuỳ tính chất cuộc thanh tra cụ thuể mà cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra thuế.

Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra thuế tạo cơ hội cho đối tượng thanh tra được trình bày ý kiến, quan điểm về nội dung, kết luận thanh tra cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra.

Tính kịp thời trong hoạt động thanh tra thuế: Hoạt động thanh tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Thanh tra thuế kịp thời giúp cho đối tượng thanh tra nhận rõ sai phạm để khắc phục sửa chữa ngay, tránh vi phạm kéo dài. Bên cạnh đó, việc thanh tra thuế kịp thời còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách pháp luật về thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Tính kịp thời còn đảm bảo cuộc thanh tra có kết luận đúng thời hạn theo luật định, tránh tình trạng dây dưa kéo dài thời gian, gây


khó khăn cho đối tượng thanh tra thuế.

Năm là, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp được thanh tra: Hoạt động thanh tra thuế luôn là "vấn đề hết sức nhạy cảm" đối với Doanh nghiệp. Việc cơ quan thuế tiến hành thanh tra thuế tại trụ sở Doanh nghiệp là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp được thanh tra. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc thanh tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Trong một năm người nộp thuế chỉ bị thanh tra một lần cùng một nội dung. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Doanh nghiệp.

1.1.6. Tầm quan trọng của công tác thanh tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp

Thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2020, công tác quản lý thuế đã được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin, bao quát được các nguồn thu, giảm thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào NSNN. Người nộp thuế (NNT) được giao quyền tự chủ trong việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan thuế thực hiện chức năng hỗ trợ NNT trong việc cung cấp thông tin về chính sách thuế, chế độ, những thay đổi trong chính sách, trả lời những vướng mắc trong quá trình thực hiện, hỗ trợ trong việc kê khai thuế, quyết toán thuế… Bên cạnh đó cơ quan thuế thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế để ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gian lận, trốn thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT.

1.2. Các nội dung về hoạt động thanh tra thuế ở nước ta hiện nay

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính, trong đó có quy định thanh tra thuế là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuế, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. Theo đó, công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp là việc thanh tra chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế. Việc thực hiện


thanh tra thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo từng trường hợp thanh tra, thông qua trình tự, các bước cụ thể: Lập kế hoạch thanh tra, tổ chức tiến hành thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra.

1.2.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế đối với doanh nghiệp

Theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, việc thực hiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo từng trường hợp thanh tra. Có hai dạng thanh tra đó là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất.

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt;

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá; hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong đó, thanh tra theo kế hoạch hàng năm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác thanh tra thuế.

1.2.1.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm

Kế hoạch thanh tra hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành thuế; căn cứ hướng dẫn, định hướng của Bộ Tài chính và việc đánh giá, phân tích thông tin, xác định rủi ro của người nộp thuế. Kế hoạch thanh tra hàng năm khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các tài liệu: Thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục người nộp thuế được thanh tra và dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Danh mục người nộp thuế được thanh tra bao gồm: Tên, mã số thuế người nộp thuế; Chuyên đề thanh tra (nếu có); trường hợp cần thiết ghi rõ: Kỳ thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thực hiện.

Kế hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra. Trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra do trùng với kế hoạch cấp trên thì thông báo lại cho người nộp thuế. Trong trường hợp những người nộp thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện vắng mặt trong thời gian dài


bởi lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang điều tra thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

Quy trình xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm gồm các bước:

Bước 1: Tổng cục Thuế hướng dẫn kế hoạch thanh tra ngành thuế trước ngày 15 tháng 10 hàng năm dựa trên căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý thuế

Bước 2: Tổng cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.

Bước 3: Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Bước 4: Cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Bước 5: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra của Cục Thuế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Bước 6: Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.

Bước 7: Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.

1.2.1.2. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm

Kế hoạch thanh tra hàng năm đã phê duyệt được điều chỉnh nếu thuộc một

trong các trường hợp sau:

- Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên: Căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên, cơ quan thuế cấp dưới dự thảo nội dung điều chỉnh kế hoạch thanh tra và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra.

- Đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thuế được giao nhiệm vụ kế hoạch thanh tra: Căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu quản lý, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thanh tra đề xuất điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ


được giao, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét.

Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế.

Nội dung, thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra như nội dung, thủ tục phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh.

Hàng năm, trước ngày 30 tháng 9, các Cục Thuế, Chi cục Thuế xem xét việc thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm (nếu có) trước ngày 5 tháng 10 hàng năm.

1.2.2. Quy trình thực hiện hoạt động thanh tra thuế

1.2.2.1. Ban hành quyết định thanh tra

a. Các căn cứ ban hành quyết định thanh tra thuế

Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế. Quyết định này được đưa ra dựa vào các căn cứ sau:

- Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;

- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

- Yêu cầu của việc giải quyết hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp

thuế.

- Yêu cầu của việc quyết toán thuế cho các trường hợp chia, tách, sáp nhập,

hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa doanh nghiệp.

b. Nội dung của quyết định thanh tra thuế

Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:

Thứ nhất, quyết định thanh tra thuế phải có căn cứ pháp lý để thanh tra;

Thứ hai, quyết định thanh tra thuế phải có người nộp thuế được thanh tra (trường hợp người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định thanh tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên được thanh tra theo Quyết định);



tra;

Thứ ba, quyết định thanh tra thuế phải có nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh


Thứ tư, đó là thời hạn tiến hành thanh tra;

Thứ năm, phải có trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn

thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thanh tra.

c. Thời hạn thanh tra thuế

Thời hạn thanh tra thuế do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 (bảy mươi) ngày làm việc; do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra

đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn thanh tra theo quyết định, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành Quyết định thanh tra để gia hạn thanh tra. Quyết định gia hạn thời gian thanh tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức Quyết định. Thời gian của quyết định thanh tra và quyết định gia hạn thanh tra không quá thời hạn quy định có thể kéo dài cho một cuộc thanh tra phức tạp.

1.2.2.2. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu

Khi quyết định thanh tra đã được lập và gửi đến đối tượng bị thanh tra, đoàn thanh tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra trước khi tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

1.2.2.3. Tiến hành thanh tra

Tiến hành thanh tra được thực hiện qua các bước sau:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí