Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 15


của đoàn thanh tra theo hướng rút ngắn tối đa thời gian thực hiện. Phân tích tổng hợp kết quả thanh tra các năm từ 2010 đến 2013 ta thấy thời gian thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp thường ngắn (bình quân từ 07 đến 15 ngày), nhưng thời gian xử lý sau thanh tra thường kéo dài (bình quân từ 15 đến 25 ngày), thậm chí có trường hợp hơn 30 ngày, do đó ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện hoàn thành kế hoạch thanh tra hàng năm do Tổng cục Thuế giao.

3.2.3.3. Tăng cường công tác cán bộ

- Thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cán bộ làm công tác thanh tra đối với những văn bản quy phạm pháp luật về xử lý sau thanh tra để đảm bảo mọi kết luận thanh tra, quyết định xử lý ban hành đều vững về căn cứ pháp lý, đáp ứng đúng quy định về thể thức ban hành văn bản. Thực tế thời gian qua, trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra không đồng đều, một số trường hợp kết luận và xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra không nhất quán làm phát sinh những trường hợp khiếu nại, xử lý bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác giám sát đoàn thanh tra trong việc xử lý kết quả sau thanh tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh trong việc xử lý kết quả sau thanh tra

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Các kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

- Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bao quát hết các mối quan hệ đang tồn tại và phát sinh. Khắc phục tình trạng luật còn quy định chung (luật khung) dẫn đến hiện tượng muốn thực hiện được luật thì phải ban hành văn bản dưới luật, gây nên tình trạng luật phải “chờ” văn bản dưới luật hướng dẫn thì mới được thi hành. Vì vậy, luật phải luật hóa các văn bản dưới luật để đảm bảo luật phải đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng như hiện nay quá nhiều văn bản dưới luật gây khó khăn cho việc thực hiện và dễ xảy ra tiêu cực do lách luật.

- Kiến nghị Bộ Tài chính có cơ chế phối hợp với các Bộ ngành có liên quan (trong đó có vai trò quan trọng của Bộ Kế hoạch & Đầu tư) trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, có cơ chế hậu kiểm phù hợp nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm


chiếm đọat tiền hoàn thuế của NSNN.

- Kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung văn bản về việc xử phạt vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng nhằm mang tính răn đe để NNT từ bỏ mọi ý định gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN.

- Thời gian thanh tra tại doanh nghiệp có giới hạn nhất định trong khi phát sinh những vướng mắc phải chờ ý kiến trả lời của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thường kết quả trả lời rất chậm, làm kéo dài thời gian thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế bên cạnh việc xây dựng hệ thống luật đơn giản, rõ ràng, minh bạch cần phải có ý kiến trả lời nhanh cho các Cục Thuế để có cơ sở xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra thuế tại doanh nghiệp.

- Quản lý thuế cũng như thanh tra thuế theo cơ chế rủi ro yếu tố quan trọng nhất là thông tin để đánh giá rủi ro về thuế, qua nghiên cứu chúng ta thấy nguồn thông tin phục vụ công tác thanh tra thuế còn hạn chế. Kiến nghị xây dựng hệ thống thông tin tích hợp chung toàn ngành tập hợp những dữ liệu về NNT, dữ liệu từ các ngành có liên quan (ngân hàng, hải quan…) để các đơn vị khai thác phục vụ cho công tác thanh tra thuế.

- Kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý thuế theo hướng kéo dài thời gian xử lý sau thanh tra đối với trường hợp thanh tra phát sinh những vấn đề vướng mắc, phức tạp; Quy định thủ tục chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đối với những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế có dấu hiệu tội phạm.

- Kiến nghị ban hành sổ tay nghiệp vụ công tác thanh tra thuế.

- Kiến nghị tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ làm công tác thanh tra thuế, xác định công tác đào tạo và đào tạo lại là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm trang bị kiến thức cho cán bộ thanh tra thích ứng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội.

- Đầu tư trang bị hệ thống ứng dụng tin học thống nhất quản lý tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn, tích hợp tất cả các ứng dụng, các thông tin vào ứng dụng thanh tra thuế để phục vụ công tác thanh tra.

- Kiến nghị có quy định riêng về việc luân phiên, luân chuyển đối với cán bộ làm công tác thanh tra để vừa đáp ứng được mục tiêu ngăn ngừa, chống tiêu cực,


vừa phát huy hết sở trường, năng lực của CBCC.

3.3.2 Các kiến nghị đối với với UBND tỉnh

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc đăng ký kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn, công khai các thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó phải có cơ chế hậu kiểm nhằm chấn chỉnh kịp thời những hành vi lợi dụng sự thông thoáng của Nhà nước về mặt chính sách vi phạm pháp luật thuế.

- Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với ngành thuế trong việc đấu tranh ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN.

- Chỉ đạo các ngành, UBND các địa phương phối hợp với CQT trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế để NNT hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế.

3.4. Tóm tắt chương 3

Chương 3 luận văn đã giới thiệu định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang đến năm 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển của ngành Thuế trong chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020; định hướng phát triển của Cục Thuế tỉnh An Giang, đồng thời qua phân tích, đánh giá những hạn chế, yếu kém của công tác thanh tra thuế tại doanh

nghiệp trong cơ chế tự khai tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang, qua đó đã đề xuất

những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp:

- Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, đã đ ề ra những giải pháp: Xây dựng nguồn thông tin phong phú phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra; xây dựng chương trình ứng dụng tin học thống nhất trong hệ thống các CQT; chọn doanh nghiệp qua phân tích rủi ro đưa vào kế hoạch thanh tra trên cơ sở doanh nghiệp có quy mô lớn, rủi ro cao về thuế và phù hợp với nguồn nhân lực thực hiện của Cục Thuế; đánh giá hiệu quả công tác lập kế hoạch thanh tra.

- Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp, đã đề ra

những giải pháp: Hoàn thiện chính sách thuế; xây dựng nguồn thông tin đa dạng, liên kết với các ngành các CQT bạn; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công việc; hoàn thiện công tác thanh


tra thông qua việc đề cao chất lượng công tác thanh tra; tăng cường công tác thẩm

định, công tác kiểm tra công vụ đối với cán bộ làm công tác thanh tra.

- Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý kết quả sau thanh tra, đã đề ra những giải pháp: Xây dựng chính sách thuế phù hợp với thực tiễn công tác xử lý sau thanh tra; tăng cường công tác đôn đốc, chấp hành quyết định xử lý sau thanh tra; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.


KẾT LUẬN

Nguồn thu từ thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu của mỗi quốc gia. Đây là biện pháp động viên bắt buộc của các thể nhân và các pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính mang lại nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Hoạt động thanh tra là một công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà nước. Hay nói cách khác hoạt động thanh tra trong ngành Thuế là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước về quản lý thu thuế. Thông qua việc thanh tra, giám sát thường xuyên nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý từ đó có những đề xuất, kiến nghị với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách góp phần tăng nguồn thu Ngân sách phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang cũng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống quản lý thuế của đất nước.

Đứng trên góc độ một người đã và đang được công tác trong lĩnh vực thanh tra thuế đối với doanh nghiệp, tác giả nghĩ rằng để hoàn thiện hoạt động này cán bộ thanh tra không phải chỉ nắm vững về mặt lý luận mà phải hiểu sâu sắc thức tế tại doanh nghiệp mới có thể vận dụng một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra được những giải pháp có tính chất thiết thực nhất nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế. Điều này đòi hỏi cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh tra thuế không những phải giỏi về công tác chuyên môn mà còn phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp.

Với luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang” đã đánh giá, phân tích thực trạng về công tác thanh tra thuế tại các doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang và đưa ra một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, thu thuế và hỗ trợ các doanh nghiệp được tốt hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổng Cục thuế (2009), Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế, Hà Nội.

[2] Trường Nghiệp vụ thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, NXB Hà Nội, Hà Nội.

[3] Tổng Cục thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế, Hà Nội.

[4] TS Quách Đức Pháp (2000), Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải cách hành chính về công tác thu thuế, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hà Nội.

[5] Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

[6] Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng trực thuộc Cục Thuế.

[7] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra.

[8] Chính phủ (2012), Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành tài chính.

[9] Chính phủ (2011), Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

[10] Tổng cục thuế (2007), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành,

NXB Tài chính, Hà Nội.

[11] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế.

[12] Bộ Tài chính (2010), Thông tư số số 28/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

[13] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010, Nghị


định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

[14] Chính phủ (2011), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

[15] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

[16] Tổng cục Thuế (2009), Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009.

[17] Cục Thuế tỉnh An Giang (2010 - 2013), Báo cáo kết quả lập kế hoạch thanh tra từ năm 2010 - 2013.

[18] Cục Thuế tỉnh An Giang (2010 - 2013), Báo cáo kết quả công tác thanh tra từ năm 2010 - 2013.

[19] Website của Bộ Tài chính: http//www.mof.gov.vn.

[20] Website của Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn

[21] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17-5-2011 Về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 -2020.

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN



STT


Tên doanh nghiệp

Tên người được khảo

sát


Chức vụ





1

Công ty CP XNK An Giang

Nguyễn Văn Tùng

Kế toán trưởng

2

Công ty CP Du Lịch An Giang

Huỳnh Thị Ngọc Ánh

Kế toán trưởng

3

Công ty TNHH Phước Tiếng

Trần Thanh Tuấn

Giám đốc


4


DNTN Tư Long


Nguyễn Thành Long

Chủ doanh

nghiệp


5

Công ty CP XNK Thủy sản Cửu

Long


Nguyễn Thị Ngọc Huệ


Kế toán trưởng


6


DNTN Thành Khi


Trần Thành Khi

Chủ doanh

nghiệp


7


DNTN Xây Dựng Miền Nam


Nguyễn Văn Dũng

Chủ doanh

nghiệp


8

Công ty TNHH MTV Phà An

Giang


Trương Mạnh Hà


Giám đốc

9

Công ty TNHH Hải Nam

Nguyễn Thanh Hải

Giám đốc

10

Công ty CP In An Giang

Trần Tấn Đức

Giám đốc





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 15

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023