Xây Dựng Nguồn Thông Tin Phục Vụ Công Tác Thanh Tra Thuế


3.2.2.2. Xây dựng nguồn thông tin phục vụ công tác thanh tra thuế

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc tích hợp dữ liệu thống nhất trên toàn quốc nhằm khai thác nhanh, chính xác thông tin NNT phục vụ công tác thanh tra thuế. Trước mắt thống nhất chương trình quản lý thuế các doanh nghiệp cấp Cục và cấp Chi cục để khai thác đồng nhất dữ liệu, đánh giá rủi ro phục vụ cho công tác thanh tra.

- Có biện pháp chế tài, bắt buộc thực hiện kê khai thuế qua mạng vừa phục vụ tốt nhu cầu NNT trong việc rút ngắn giờ thực hiện các thủ tục thuế, vừa tạo nguồn thông tin quan trọng phục vụ công tác xác minh, đối chiếu hóa đơn.

- Xây dựng quy chế phối hợp với ngân hàng theo hướng xây dựng nguồn thông tin tập trung từ trung ương đến địa phương liên quan đến tất cả các giao dịch qua ngân hàng của các doanh nghiệp, nhằm phù hợp với định hướng xây dựng chính sách thuế theo hướng thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó sẽ quản lý được nguồn tiền trong thanh toán, đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá được những giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ như giao dịch thông qua tài khoản với số tiền lớn trong cùng một ngày, cuối ngày tài khoản không có số dư, số tiền chuyển khoản lòng vòng cuối cùng trở về tài khoản ban đầu.

Định kỳ 06 tháng tổ chức họp sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả trong việc khai thác thông tin phục vụ chống gian lận về thuế, những tồn tại, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và kế hoạch trong thời gian tới.

- Xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan Hải quan để trao đổi thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất; xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan Công an để trao đổi thông tin về hành vi thủ đoạn gian lận, trốn thuế, chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an điều tra xử lý hành vi gian lận, trốn thuế có dấu hiệu tội phạm; xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường về tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản…Thông qua quy chế phối hợp, tổ chức sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và kế hoạch trong thời gian tới.

- Xây dựng quy chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan thuế về


nội dung, hình thức, thời gian cung cấp thông tin...thực tế hiện nay giữa các Cục Thuế với nhau chưa có mối quan hệ cung cấp thông tin về những doanh nghiệp có mối quan hệ mua bán, thanh toán, cung cấp thông tin về những dấu hiệu rủi ro, những diễn biến bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin có giá trị cao phục vụ cho công tác thanh tra thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.2.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC làm công tác thanh tra

thuế:

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 14

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục phẩm

chất chính trị cho cán bộ làm công tác thanh tra qua việc gởi đi đào tạo và đào tạo lại, mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm truyền đạt kỹ năng thanh tra, phát hiện sai phạm. Hành vi, thủ đoạn gian lận thuế ngày càng tinh vi, khó phát hiện cho nên cần thiết phải có kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung kiến thức hàng năm đan xen với việc thực hiện thanh tra thuế (Kiểm toán Nhà nước hàng năm dùng quỹ thời gian từ 2 đến 3 tháng để bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ), trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, quyết toán thuế, kế toán nâng cao để phục vụ công tác thanh tra thuế, trang bị ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng đòi hỏi cao, trong đó đặc biệt chú trọng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kỹ năng thanh tra thuế, các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong việc nhận dạng, phương pháp phát hiện những hành vi vi phạm của NNT.

- Sửa đổi, bổ sung quy định Luật Quản lý thuế theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận thanh tra thuế trong công tác thanh tra, theo quy định hiện hành trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về toàn bộ những công việc trong quá trình thanh tra, xử lý kết quả sau thanh tra tại doanh nghiệp. Do đó cần phải xác định trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận thanh tra trong việc điều hành, tham gia ý kiến đối với những vướng mắc phát sinh, chịu trách nhiệm về kết quả cuộc thanh tra trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp trước người ra quyết định thanh tra.

- Công tác luân phiên, luân chuyển theo chủ trương của Bộ Tài chính trong thời gian qua đã thể hiện nhiều mặt tích cực, tạo điều kiện mở rộng tầm hiểu biết của CBCC, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực, thông đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải quy định cho phù hợp hơn đối với cán bộ làm công tác thanh tra


thuế, công việc này đòi hỏi cán bộ cần am hiểu chính sách pháp luật thuế chuyên sâu, có kinh nghiệm trong công việc, có kỹ năng làm việc, do vậy nếu luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra trong thời gian 3 năm/lần sẽ không phát huy hết kinh nghiệm tích lũy được, kỹ năng làm việc. Theo tôi, thời gian phù hợp để luân phiên luân chuyển từ 5 năm trở lên, nếu cần thiết có thể kéo dài hơn (phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng, lãnh đạo đơn vị).

- Bố trí trưởng đoàn thanh tra phải là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc; có khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá các yếu tố rủi ro; có khả năng lãnh đạo, điều hành công việc và đặc biệt là có khả năng giao tiếp, thuyết phục NNT tốt. Bố trí trưởng đoàn thanh tra phù hợp là nhân tố rất quan trọng quyết định chất lượng cuộc thanh tra.

3.2.2.4. Thực hiện thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt

- Giao và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm phải lấy chất lượng làm tiêu chí quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác thanh tra, không nên chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng. Bên cạnh đó Tổng cục Thuế cũng phải định hướng cho các Cục Thuế bố trí số lượng cán bộ nhất định làm công tác thanh tra nhằm phù hợp với nhiệm vụ thanh tra tất cả các doanh nghiệp quản lý trên địa bàn, qua đó có thể đảm nhận và thực hiện tốt vai trò công tác thanh tra thuế tại địa phương.

Thực tế chất lượng công tác thanh tra thời gian qua của Cục Thuế tỉnh An Giang không đạt được yêu cầu cả về số cuộc thanh tra thực hiện và chất lượng cuộc thanh tra, việc thanh tra hàng năm thường không đạt kế hoạch được giao, số tiền xử lý qua thanh tra đạt thấp, có nhiều cuộc thanh tra có số tiền xử lý thấp thậm chí không phát hiện vi phạm. Điều đó thể hiện rõ nét 2 vấn đề: Một là việc thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm không phù hợp với nguồn nhân lực, thậm chí quá tải, vượt quá khả năng có thể thực hiện (theo quy định của Luật Quản lý thuế thì tháng 9 hàng năm, Cục Thuế được phép điều chỉnh kế hoạch, tuy nhiên do áp lực từ cấp trên nên Tổng cục Thuế không chấp nhận giảm kế hoạch thanh tra); Hai là hiệu quả, chất lượng mỗi cuộc thanh tra thấp do Cục Thuế thực hiện thanh tra trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (thời gian thực hiện ngắn), trình độ, kỹ năng CBCC thực hiện thanh tra không đồng đều, không đảm bảo yêu cầu công việc nên khả năng phát hiện sai phạm kém, số tiền xử lý qua thanh tra không cao, thậm


chí có một số cuộc không phát hiện vi phạm.

Phân tích kết quả thanh tra từ năm 2010 đến năm 2013 nhận thấy số cuộc thanh tra không phát hiện vi phạm chiếm từ 15 đến 25%/tổng số doanh nghiệp được thanh tra; trong số các doanh nghiệp phát hiện vi phạm thì có từ 85 đến 89%/tổng số doanh nghiệp được thanh tra có số tiền xử lý thấp hơn mức bình quân chung. Điều đó cho thấy rằng chất lượng công tác thanh tra không đồng đều, bên cạnh những cuộc có số thuế truy thu phạt lớn vẫn có nhiều cuộc có số tiền xử lý rất thấp, thậm chí không phát hiện vi phạm. Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra cần phải xây dựng đề cương chi tiết các bước thực hiện khi tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp theo những nội dung rủi ro được phân tích, ngoài ra cần phải thường xuyên báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra, có đánh giá để kịp thời điều chỉnh các bước tiến hành thanh tra nhằm chỉ rõ những yếu tố rủi ro qua phân tích.

- Thanh tra thuế phải thực hiện đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn kinh doanh rộng, đặc biệt tập trung thanh tra những doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề nóng trên địa bàn như những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang biên giới Campuchia có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiến hoàn thuế; doanh nghiệp gian lận trong chuyển giá, doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp kinh doanh lương thực, thủy sản mua bán lòng vòng với nhau… Tăng cường thanh tra các doanh nghiệp lớn với những nội dung nóng nêu trên có tác dụng lan tỏa sang các doanh nghiệp khác (chưa được thanh tra) từ đó phát huy hiệu quả, nâng cao vai trò công tác thanh tra thuế, đồng thời đạt được mục tiêu phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của NNT.

- Thanh tra doanh nghiệp cần quy định tỷ lệ từ 20 đến 30% là thanh tra toàn diện hoạt động các hoạt động kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế ở tất cả các sắc thuế có liên quan để từ đó có thể đánh giá tổng thể tình hình chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, không bỏ sót các hành vi vi phạm và phòng tránh các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong công tác thanh tra do thực hiện trong phạm vi giới hạn.

Thực tế các cuộc thanh tra từ năm 2010 đến năm 2013 hầu hết đều là những cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra theo một số nội dung nhất định, chỉ có 03


cuộc thanh tra toàn diện (thanh tra tình hình chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp hoàn thuế có xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia). Giải quyết được vấn đề này một mặt tăng được hiệu quả công tác thanh tra thuế, mặt khác tạo ra sức lan tỏa rộng khắp tác động đến tình hình chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp khác, tác động đến các bộ phận trong ngành thuế về tính bức thiết phải tăng cường quản lý thuế.

- Tập trung thanh tra doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là những doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp ma, mua bán hóa đơn, doanh nghiệp thành lập nhưng không có địa điểm kinh doanh cố định, kho tàng, giám đốc thuê, không có phương văn phòng, phương tiện phục vụ kinh doanh, đăng ký vốn rất cao so với khả năng thực tế, kinh doanh đa ngành nghề, doanh số cao bất thường, có giao dịch bất thường qua ngân hàng… Những cuộc thanh tra trong năm 2013 đối với những doanh nghiệp này mang lại hiệu quả rất cao, đã phát hiện, đánh động những đường dây mua bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, qua đó đã chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

- Làm tốt công tác ghi chép nhật ký thanh tra để phản ánh và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh qua thanh tra làm kéo dài thời gian, phương pháp tiến hành thanh tra để tìm yếu tố rủi ro không đúng hướng, không bám sát nội dung, đề cương chi tiết.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với các cán bộ được trưng dụng từ các bộ phận khác tham gia đoàn thanh tra thuế. Quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ được trưng dụng để có thể phát huy tối đa khả năng của cán bộ theo những thế mạnh về nghiệp vụ chuyên môn riêng của mình góp phần thành công chung của đoàn thanh tra.

Thời gian qua cán bộ được trưng dụng thường là những người có nghiệp vụ sâu về từng lĩnh vực trong cơ quan Thuế, tuy nhiên họ chưa phát huy được vai trò khi tham gia đoàn thanh tra, chưa có ý thức cao trong việc phục tùng ý kiến chỉ đạo của trưởng đoàn và sự phối hợp với các thành viên khác, thời gian tham gia trực tiếp thanh tra doanh nghiệp không đảm bảo… việc quy định cụ thể trách nhiệm, quyền của cán bộ được trưng dụng sẽ nâng cao được chất lượng công tác thanh tra thuế tại


doanh nghiệp.

3.2.2.5. Tăng cường vai trò công tác thẩm định, kiểm tra nội bộ

- Tăng cường công tác thẩm định (bao gồm thẩm định về cơ sở pháp lý và thể thức văn bản) sẽ nâng cao nhận thức, trình độ cán bộ làm công tác thanh tra, nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan thuế cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của NNT được thanh tra. Vì vậy phải chú trọng bố trí cán bộ có nghiệp vụ, kinh nghiệm làm công tác thẩm định để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, kết luận không đảm bảo căn cứ pháp lý nhằm hạn chế tối đa khiếu nại về sau.

Công tác thẩm định tại Cục Thuế tỉnh An Giang hiện nay hầu như chưa chú trọng bố trí cán bộ có nghiệp vụ để đảm đương công việc, do đó có nhiều trường hợp kết luận thanh tra, quyết định xử lý không đảm bảo cơ sở pháp lý nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời dẫn đến bị khiếu nại hoặc bị các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước phát hiện góp ý điều chỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra công vụ giám sát đoàn thanh tra thuế để phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi gây khó khăn, nhũng nhiễu NNT được thanh tra. Thực tiễn dư luận có nhiều ý kiến cho rằng việc cố tình gây khó khăn nhằm nhũng nhiễu, vòi vĩnh gây mất lòng tin của doanh nghiệp, mất đi hình ảnh và vai trò của cơ quan Thuế "Cơ quan Thuế là bạn đồng hành của doanh nghiệp".

Hiện nay công tác giám sát đoàn thanh tra thực tế chỉ là việc ghi nhận lại các bước thực hiện của đoàn thanh tra sau thời gian thanh tra tại doanh nghiệp mà không được thực hiện song hành với quá trình thanh tra tại doanh nghiệp. Do đó những vướng mắc phát sinh, ý kiến của doanh nghiệp, các biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ thanh tra không được ghi nhận và phản ánh kịp thời đến người ra quyết định thanh tra, từ đó không phát huy được hiệu quả công tác giám sát thanh tra, làm giảm chất lượng cuộc thanh tra.

3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý sau thanh tra

3.2.3.1. Tăng cường xây dựng chính sách xử lý kết quả sau thanh tra

- Hoàn thiện văn bản liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo hướng mở rộng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán cho CQT đối với những vấn đề sai phạm về kế toán có liên quan


đến các hành vi khai sai, hành vi trốn thuế, gian lận thuế; gia hạn thời gian ký biên bản thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý liên quan đến những cuộc thanh tra có nhiều nội dung phức tạp mà doanh nghiệp hoặc CQT có văn bản hỏi Tổng cục Thuế... nhằm tăng tính khả thi trong việc áp dụng văn bản (theo quy định Biên bản thanh tra phải được ký trong thời gian 5 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra).

Thực tế đối với những cuộc thanh tra phức tạp, nhiều vấn đề mà chính sách chưa quy định rõ ràng cần phải hỏi ý kiến Tổng cục Thuế, hoặc doanh nghiệp giải trình những vấn đề liên quan đến những nội dung kết luận ... thì trong thời gian 5 ngày không đủ để lập và ký biên bản thanh tra. Mặt khác một số doanh nghiệp hiểu rõ Luật sẽ cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian ký biên bản thanh tra dẫn đến quá thời hạn ban hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định (trong trường hợp này cơ quan Thuế chỉ có thể ban hành quyết định khắc phục hậu quả, nghĩa là chỉ truy thu thuế mà không phạt vi phạm hành chính)

- Phải có quy định cụ thể bằng văn bản trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra (hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng trong trường hợp trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra luân chuyển sang những phòng khác) trong việc theo dõi, tiếp tục lập phụ lục biên bản thanh tra, thực hiện các thủ tục đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mà những vấn đề vướng mắc

trước đây, nay đã đư ợc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính có ý kiến chỉ đạo thực hiện,

nhằm thực hiện nghiêm quyết định thanh tra của CQT.

Thời gian qua, nhiều vấn đề phát sinh do vướng mắc trong chính sách thuế phải tạm khoanh lại, không kiến nghị xử lý trong biên bản thanh tra để hỏi ý kiến Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Khi có ý kiến trả lời của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (thường thời gian rất lâu) thì không có bộ phận, cán bộ nào đứng ra thực hiện tiếp tục các thủ tục để tiến hành xử lý theo ý kiến chỉ đạo cấp trên mà đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau (trong những trường hợp luân chuyển qua những bộ phận khác).

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng, đảm bảo đủ sức răn đe nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT. Thời gian vừa qua việc xử phạt chưa đủ sức răn đe, cụ thể: Việc tính phạt chậm nộp tiền thuế tối đa là 1,8%/tháng, xử phạt hành vi khai sai 10% số thuế khai sai, trong khi có những thời điểm doanh nghiệp vay ngân hàng cao hơn mức


này mà còn phải có tài sản thế chấp ngân hàng, đối với xử phạt hành vi khai sai nếu cơ quan thuế không phát hiện vi phạm thì DN được hưởng toàn bộ số thuế khai sai. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt 10% và phạt chậm nộp tiền thuế; ngoài ra, CQT không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp qua thanh tra xác định số thuế NNT còn được khấu trừ, chưa phát sinh thuế phải nộp – trong khi số thuế này nếu không phát hiện xử lý thì NNT có thể được hoàn thuế.

- Cập nhập kịp thời vào ứng dụng những dữ liệu có liên quan về việc thanh tra thuế, xử lý vi phạm doanh nghiệp vào ứng dụng thanh tra để các bộ khác, các Chi cục Thuế có thể khai thác kịp thời phục vụ cho công tác quản lý thuế. Mặc khác, cần có cơ chế quy định việc công khai kết luận thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế, qua đó tạo động lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT trong việc đóng góp vào nguồn thu của NSNN.

3.2.3.2. Tăng cường công tác đôn đốc, thực hiện kết quả xử lý sau thanh

tra

- Thành lập bộ phận đôn đốc thực hiện quyết định xử lý trực thuộc phòng

Thanh tra Thuế để theo dõi, đôn đốc thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; kết hợp với bộ phận Quản lý nợ thực hiện các bước cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế trong truờng hợp NNT cố tình chây ì, không thực hiện quyết định của CQT.

- Định kỳ tháng, quý, năm phải tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác lập kế hoạch thanh tra và kết quả xử lý sau thanh tra để chỉ ra những điểm mạnh, yếu của việc phân tích đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra và việc kiểm chứng thực tế trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra, công tác thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra.

- Định kỳ hàng quý cung cấp thông tin về việc xử lý sau thanh tra đến các bộ phận có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhân rộng kết quả thực hiện thanh tra để áp dụng trong việc giám sát, kiểm tra đối với những DN khác cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không nằm trong kế hoạch thanh tra.

- Giải quyết tốt vấn đề về thời gian thực hiện các bước xử lý sau thanh tra

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí